Morocco phá hủy bức tượng cá giống “của quý” gây tranh cãi
Các công nhân mang theo búa, bắt đầu phá dỡ bức tượng cá gây tranh cãi ở Morocco. Hai bức tượng là tâm điểm của sự chế nhạo và phẫn nộ từ cư dân mạng.
Bức tượng cá giống “của quý” gây tranh cãi ở Morocco.
Theo Daily Mail, bức tượng gây tranh cãi thể hiện hai con cá màu hồng đào đang nhảy lên không trung, được đặt trên một bùng binh ở thị trấn ven biển Mehdia.
Hoạt động phá dỡ đã bắt đầu từ ngày 17.9, sau khi chính quyền địa phương nhận được hàng loạt khiếu nại, chỉ trích.
Một cư dân mạng mô tả bức tượng mang tính khiêu dâm. Những người khác cho rằng, chính quyền địa phương đang “ném tiền qua cửa sổ” khi cho xây tượng xấu đến như vậy.
“Người dân muốn chính quyền thành phố cải cách. Và chính quyền lại đem đến bức tượng này”, một tài khoản mạng xã hội viết, theo Morocco World News. Thị trấn Mehdia là nơi đặt bức tượng, nằm ở ngoại ô thành phố Kenitra.
Video đang HOT
Giới chức thành phố Kenitra đăng tuyên bố phản hồi trên mạng xã hội Facebook: “Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân, chúng tôi khẳng định thành phố không liên quan đến bức tượng này. Bức tượng cũng không nằm trong phạm vi của thành phố”.
Một số cư dân ở Mehdia đồn đoán rằng, bức tượng là ý tưởng của tân chủ tịch hội đồng nhân dân Abderrahim Bouras.
Cư dân mạng Morocco hiện đang truy lùng danh tính của nhà điêu khắc đã tạo nên bức tượng này.
Trung Quốc tiêm thử vaccine Covid-19 cho hàng trăm nghìn người
Hàng trăm nghìn người Trung Quốc đã tiêm vaccine Covid-19 thử nghiệm theo chương trình khẩn cấp của chính phủ.
Hai loại vaccine thử nghiệm được phát triển bởi Công ty Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG). Zhou Song, thư ký ủy ban kiểm tra kỷ luật của CNBG, cho biết thời gian duy trì bảo vệ đối với người dùng là khoảng ba năm.
"Hàng trăm nghìn người đã được tiêm chủng. Đến nay, chưa ai nhiễm bệnh hay gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng", Zhou Song chia sẻ vào ngày 7/9.
Các "ứng viên" từ CNBG vẫn đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn ba tại Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Bahrain, Peru, Morocco, Argentina và Jordan. Mục tiêu là đánh giá độ hiệu quả so với giả dược.
Vaccine được điều chế dựa trên virus bất hoạt, vốn là thế mạnh của Trung Quốc. Các nhà khoa học sử dụng mẫu nCoV đã bị vô hiệu hóa, giảm độc lực hoặc vi khuẩn nuôi cấy mất khả năng sinh bệnh, giúp kích hoạt hệ miễn dịch. Đây là cách làm truyền thống, tồn tại từ lâu. Hiệu quả và độ an toàn được kiểm chứng trong tài liệu y khoa.
Một liều vaccine Covid-19 thử nghiệm tại CNBG, trụ sở Thiên Tân, ngày 10/4. Ảnh: Xinhua
Chương trình tiêm chủng khẩn cấp của Trung Quốc bắt đầu vào cuối tháng 7. Đối tượng được ưu tiên dùng vaccine thử nghiệm là các lao động tuyến đầu, như nhân viên y tế, các nhà ngoại giao và viên chức nhà nước phải công tác quốc tế.
Ông Zhou cho biết nhóm tiêm chủng bao gồm hàng nghìn người đang làm việc ở nước ngoài, tất cả đều không nhiễm virus. Theo ông, điều này góp phần "chứng tỏ hiệu quả của vaccine".
Trước đó, 180 giám đốc điều hành và quan chức cấp cao tại Sinopharm, công ty mẹ của CNBG đã tự nguyện chủng ngừa nCoV. Tới nay, lượng kháng thể của họ vẫn duy trì ở mức cao. Ông Zhou cũng bác bỏ đồn đoán rằng vaccine Covid-19 chỉ có thể bảo vệ người dùng trong thời gian ngắn.
"Dựa vào kết quả thí nghiệm trên động vật, nghiên cứu theo từng giai đoạn và dữ liệu vaccine sử dụng công nghệ tương tự trong quá khứ, có thể phỏng đoán miễn dịch sẽ kéo dài khoảng ba năm". ông khẳng định.
Ông cũng cho biết vaccine Covid-19 có thể không cần tiêm nhắc lại hàng năm như các liều chủng ngừa cúm.
"Virus có xảy ra đột biến, nhưng trình tự gene chính và mức protein của nó về cơ bản là không đổi. Vaccine bất hoạt sẽ đủ khả năng đối phó với các biến chủng của nCoV trong vài năm tới", ông Zhou nói.
Tình nguyện viên tiêm thử vaccine tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Zuma
Vaccine từ CNBG còn được cung cấp cho nhân viên của một số doanh nghiệp. Tuần trước, công ty thông báo ký kết một thỏa thuận với "gã khổng lồ" viễn thông Huawei, nhằm phân phối vaccine cho các nhân viên hãng. Theo trang tin Caixin, nhân viên tại một công ty nhà nước ở Bắc Kinh cũng được tiêm chủng thử nghiệm từ tháng 6, một tháng trước khi chương trình khẩn cấp bắt đầu. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc từng kêu gọi các nhân viên uống một trong những loại vaccine thử nghiệm của quốc gia.
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc cũng "bật đèn xanh" cho việc sử dụng hạn chế sản phẩm phát triển bởi CanSino và Học viện Khoa học Quân y. Trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Yu Xuefeng, chủ tịch hãng, cho biết cần ưu tiên vaccine cho lực lượng quân đội bởi họ là những người "làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở các quốc gia và khu vực, nơi Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát".
Ngày 6/8, công ty dược Sinovac thông báo hàng nghìn nhân viên và gia đình họ đã chủng ngừa nCoV. Sản phẩm của hãng đang được thử nghiệm ở Brazil và Indonesia, dự kiến mở rộng sang nhiều nước khác trong thời gian tới.
Tính đến nay, thế giới có hơn 150 loại vaccine đang được phát triển. 8 "ứng viên" tiến vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, 4 trong số đó thuộc về Trung Quốc. Đây cũng là một trong hai quốc gia hiếm hoi phê duyệt khẩn cấp vaccine, bên cạnh Nga.
Nhiều nội dung quan trọng dự kiến được thông qua tại Đại hội đồng AIPA 41 Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) lần thứ 41 diễn ra từ ngày 8-10/9/2020 với chủ đề: "Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng." Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội và các điểm cầu nghị viện của các nước thành viên ASEAN, các nước...