Monsanto: Hủy diệt môi trường, đồng phạm chiến tranh…
Ngày 18-4-2017, sau sáu tháng làm việc, Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye (Hà Lan) đã công bố kiến nghị tham vấn về sáu vấn đề cáo buộc liên quan đến Tập đoàn hóa chất đa quốc gia Monsanto của Mỹ.
Monsanto: Hủy diệt môi trường, đồng phạm chiến tranh…
Trước đó, trong hai ngày 15 và 16-10-2016, Tòa án quốc tế về Monsanto đã mở phiên tòa tại La Haye. Năm thẩm phán đã lắng nghe khoảng 30 nhân chứng và các chuyên gia cung cấp chứng cứ.
Cơ sở pháp lý
Đây là tòa án công luận được các tổ chức dân sự thành lập theo pháp luật về tố tụng dân sự nhằm ba mục đích: đánh giá các cáo buộc nhằm vào Monsanto và xem xét thiệt hại theo luật quốc tế, đánh giá hoạt động hủy hoại môi trường của Monsanto, xem xét đề nghị sửa đổi Quy chế Rome về thành lập Tòa án hình sự quốc tế.
Kiến nghị tham vấn (avis consultatif) công bố ngày 18-4 vừa qua viện dẫn các cơ sở pháp luật:
Luật quốc tế về quyền con người gồm nghị quyết 25/21 ngày 15-4-2014 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ); nghị quyết 17/4 ngày 16-6-2011 của Hội đồng Nhân quyền LHQ về các nguyên tắc chủ đạo liên quan đến các doanh nghiệp và quyền con người.
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Công ước về quyền trẻ em; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Quy chế Rome về thành lập Tòa án hình sự quốc tế.
Nhiều vi phạm
Theo tài liệu của Tòa án quốc tế về Monsanto, kiến nghị tham vấn mới công bố xem xét sáu vấn đề.
* Vấn đề 1: Vi phạm quyền có môi trường sống lành mạnh. Các chứng cứ cho rằng hoạt động của Monsanto gây tác hại đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của nông dân và lao động nông nghiệp, đất đai, cây trồng và sinh vật dưới nước, sức khỏe súc vật, tính đa dạng sinh học, hạt giống.
Chứng cứ cũng nêu tác hại đối với các cộng đồng và dân tộc bản địa và tình trạng thiếu thông tin. Kiến nghị tham vấn kết luận: Monsanto đã có hoạt động xâm phạm quyền có môi trường sống lành mạnh.
* Vấn đề 2: Vi phạm quyền về lương thực. Các chứng cứ trình bày cho thấy hoạt động của Monsanto đã gây tác hại đến hệ thống sản xuất, hệ sinh thái, các sinh vật ngoại lai xâm hại. Nhiều nông dân ghi nhận Monsanto đã chi phối thị trường hạt giống.
Kiến nghị tham vấn kết luận: Monsanto đã có hoạt động gây tác hại đến quyền về lương thực. Các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng không sẵn sàng tích lũy đủ lương thực, tự nuôi sống hay tự chọn giống.
Mô hình nông – công nghiệp thống trị áp chế nhiều mô hình khác tôn trọng quyền về lương thực như mô hình nông nghiệp sinh thái.
Video đang HOT
* Vấn đề 3: Tác hại đối với sức khỏe con người. Các chứng cứ ghi nhận các chế phẩm của Monsanto dẫn đến các ca dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, ung thư hạch không Hodgkin, các bệnh mãn tính, các ca tử vong do môi trường ô nhiễm.
Kiến nghị tham vấn kết luận: Monsanto đã có hoạt động gây tác hại đến sức khỏe con người.
* Vấn đề 4: Vi phạm quyền tự do nghiên cứu khoa học. Các nhà nông học và sinh học phân tử ghi nhận Monsanto đã xúc tiến các hoạt động như trồng trái phép cây chuyển gen, hạn chế phân tích độc hại của chất glyphosate trong thuốc diệt cỏ Roundup, mở chiến dịch bôi bác kết quả nghiên cứu khoa học độc lập, gây sức ép với các chính phủ.
Kiến nghị tham vấn kết luận: Thái độ ứng xử của Monsanto đã ảnh hưởng tiêu cực đến tự do nghiên cứu khoa học, dẫn đến nguy cơ về môi trường và sức khỏe.
* Vấn đề 5: Đồng phạm tội ác chiến tranh. Monsanto bị cáo buộc đồng phạm tội ác chiến tranh qua hành vi cung cấp chất độc da cam. Kiến nghị tham vấn nêu giữa năm 1962-1973, hơn 70 triệu lít chất độc da cam có dioxin đã được phun trên gần 2,6 triệu hecta tại Việt Nam và gây thiệt hại nặng nề đến sức khỏe người dân Việt Nam.
Các cựu binh Mỹ, New Zealand, Úc, Hàn Quốc bị thiệt hại đã đi kiện và Monsanto đã bị quy trách nhiệm.
Tòa ghi nhận chiếu theo luật quốc tế hiện hành, tòa chưa thể kết luận vấn đề 5 nhưng tòa đánh giá Monsanto đã biết các chế phẩm được sử dụng ra sao và hậu quả đối với sức khỏe và môi trường khi rải chúng.
* Vấn đề 6: Hủy diệt môi trường. Trong các tội thuộc quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế có các hành vi tước đoạt đất đai và xâm hại môi trường. Dù vậy, tòa ghi nhận giữa thực tế bảo vệ môi trường và luật quốc tế vẫn còn chênh nhau.
Tòa minh định nếu luật quốc tế công nhận tội hủy diệt môi trường, Monsanto có thể vi phạm tội này với các hành vi chủ yếu như sản xuất và cung ứng thuốc diệt cỏ có hóa chất glyphosate; sử dụng trên quy mô lớn các chế phẩm nông hóa độc hại; sản xuất, kinh doanh và phân phối trái phép các giống chuyển gen.
_____________
2 kiến nghị
Năm thẩm phán trong phiên tòa Monsanto – Ảnh: Tòa án quốc tế về Monsanto
Trong phần ba của kiến nghị tham vấn, tòa đề xuất hai kiến nghị:
1 Cần ưu tiên cho Luật quốc tế về quyền con người và môi trường. Pháp luật về đầu tư và thương mại hiện nay bảo vệ nhà đầu tư đến mức nhà nước khó thực thi pháp luật về quyền con người và môi trường.
2 Cần quy trách nhiệm cho các tác nhân phi nhà nước theo Luật quốc tế về quyền con người. Phải xem các công ty đa quốc gia là chủ thể pháp luật để từ đó có thể truy tố pháp nhân nếu có sai phạm.
Ủy ban tổ chức thành lập Tòa án quốc tế về Monsanto gồm nhiều nhân vật có uy tín như nguyên bộ trưởng môi trường Pháp Corinne Lepage; giáo sư Olivier De Schutter (Bỉ), ủy viên Ủy ban Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của LHQ; giáo sư sinh học phân tử Gilles-Éric Séralini (Pháp); tiến sĩ – nhà bảo vệ môi trường Vandana Shiva (Ấn Độ); tiến sĩ côn trùng học Hans Rudolf Herren (Thụy Sĩ).
Chủ tọa phiên tòa tháng 10-2016 là tiến sĩ luật Franoise Tulkens (Bỉ), nguyên phó chánh án Tòa án nhân quyền châu Âu. Bốn thẩm phán còn lại gồm: bà Dior Fall Sow (Senegal), cố vấn Tòa án hình sự quốc tế; ông Jorge Abraham Fernández Souza (Mexico); tiến sĩ Eleonora Lamm (Argentina) và ông Steven Shrybman (Canada).
Các nguyên đơn có luật sư đại diện. Tập đoàn Monsanto được mời đến để bào chữa nhưng vắng mặt và chỉ gửi thư ngỏ.
Kiến nghị tham vấn công bố ngày 18-4 được xem như kết luận cuối cùng của Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye. Do đây là phiên tòa công dân nên về mặt pháp lý, kiến nghị tham vấn không có giá trị ràng buộc.
Tuy nhiên, các nạn nhân của Monsanto có thể sử dụng các luận điểm pháp lý trong kiến nghị tham vấn để kiện Monsanto. Kiến nghị tham vấn sẽ được chuyển đến LHQ, Tòa án hình sự quốc tế, Ủy ban Nhân quyền LHQ và Monsanto.
(Theo Tuổi Trẻ)
Nghị lực phi thường của anh "phóng viên" tác nghiệp trên đôi nạng gỗ
Do di chứng chất độc màu da cam (dioxin) quái ác để lại, khiến cơ thể anh bị co rút, biến dạng, thân hình còng queo. Thế nhưng bằng ý chí, nghị lực anh đã vượt qua số phận.
Tình cờ gặp anh Nguyễn Trung Tính (SN 1978, ngụ xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) trong chuyến công tác tại tỉnh Trà Vinh, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, cảm phục trước một "phóng viên" tật nguyền, lưng bị gù, tay còng queo, chân teo tóp, mọi di chuyển của anh đều dựa vào đôi nạng gỗ.
Thế nhưng, bằng ý chí và nghị lực phi thường, anh đã vượt qua mặc cảm, nỗi đau để hòa nhập cộng đồng, miệt mài lao động, cống hiến cho gia đình, xã hội, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một ngày anh Trung Tính rong ruổi tìm đề tài viết cùng người bạn tình nguyện.
Anh Tính chia sẻ: "Sinh ra ở làng nghèo, trong gia đình có 5 anh em, cuộc sống khốn khó nên mọi gánh nặng "cơm áo gạo tiền" đều trút hết lên đôi vai của bố mẹ.
Năm lên 10 tuổi, mình chỉ biết nằm chỗ nhìn các bạn cùng trang lứa tung tăng đến trường rồi thầm khóc. Khi chào đời, cơ thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng đến 5 tuổi thì cơ thể bắt đầu biến dạng do di chứng chất độc màu da cam, chỉ còn duy nhất là cánh tay phải có thể cầm bút viết và bám víu yếu ớt được mọi vật xung quanh".
Với khát khao được đi học, gia đình đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc để giúp anh vượt qua bao mặc cảm chấp cánh ước mơ. Anh Tính bắt đầu tập đi trên đôi nạng gỗ, những bước chân chập chững đầu đời đã khiến anh té ngã liên tục, hằn lại vô số vết sẹo chi chít trên người.
Mặc dù vậy, nhưng anh Tính không hề bỏ cuộc. Ngày đêm vẫn kiên trì tập luyện và cuối cùng đã thành công, những bước chân liêu xiêu của anh đã khiến cả gia đình vỡ òa hạnh phúc.
Trung Tính trong một lần tác nghiệp tại huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long).
Những năm học cấp 1, cấp 2, anh Tính không chỉ học giỏi, viết chữ đẹp mà còn hát hay nên được bạn bè và thầy cô quý mến. Đặc biệt, Tính còn biết vẽ tranh nên nhiều bức vẽ của anh được làm tranh trực quan cho giáo viên đứng lớp giảng dạy.
Thế nhưng, bất hạnh không chịu buông tha, năm học cấp 3, trên đường được bạn học chở đến trường bằng chiếc xe đạp, anh Tính suýt mất mạng vì tai nạn giao thông, phải nằm viện điều trị hàng tháng trời, mơ ước học tập của anh đành gác lại.
Mãi đến gần chục năm sau, anh Tính mới học bổ túc trở lại và cầm được tấm bằng THPT khi bước sang tuổi 27.
Biết mình không đủ điều kiện kinh tế để đi tiếp vào đại học nên anh cố gắng tự học và tích lũy kinh nghiệm bằng nhiều cách khác nhau. Với khối óc và sự thông minh khác thường, anh Tính tự mày mò học vi tính, tập viết truyện cười, viết về các mảnh đời bất hạnh giống như mình gửi cộng tác cho các tờ báo địa phương.
Nhờ vậy mà cái tên Nguyễn Trung Tính đã dần xuất hiện trên các báo tại đồng bằng sông Cửu Long gần chục năm liền.
Trung Tính đang ngồi nghỉ trưa cùng người bạn tình nguyện làm "xe ôm" đồng hành suốt chặng đường gian khổ.
Viết báo bằng cả trái tim
Các bài viết của anh luôn được bạn đọc đón nhận, ủng hộ bởi cách viết đơn giản, bình dị nhưng lột tả hết vấn đề. Khi phát hiện đề tài trong khu vực, anh nhanh chóng thuê xe ôm đến ngay hiện trường phản ánh kịp thời.
Tuy việc đi lại khó khăn, con đường trước mặt còn quá chông chênh nhưng với ý chí, đam mê làm báo đã tiếp thêm nguồn sức mạnh vô hình giúp anh vượt qua tất cả.
"Có lần đi thực tế viết bài kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ cho các hộ nghèo, khi đến nơi mình không cầm được nước mắt về sự đói khổ nên móc hết tiền rồi dúi vào tay giúp họ.
Tiền nhuận bút chỉ đủ chi trả tiền xe ôm, đôi khi còn bị lỗ nhưng bù lại được hạnh phúc vì đã làm điều ý nghĩa giảm bớt phần nhỏ gánh nặng cho xã hội này", anh tâm sự.
Anh từng cải trang hóa thân thành người bán vé số để vào tận hang ổ nắm thông tin, chụp ảnh, ghi hình không thua gì một phóng viên chuyên nghiệp để làm bằng chứng triệt phá đường dây cá độ bóng đá lớn ở miền Tây.
Trung Tính chụp ảnh lưu niệm với MC Tạ Bích Loan trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt".
"Dáng người mình mà chống nạng bước liêu xiêu, tay cầm xấp vé số là coi như hết chỗ chê, khó ai phát hiện lắm. Cũng vì thế này nên đôi khi vào cửa công quyền, mình hay bị người ta xua đuổi vì cứ lầm tưởng người bán vé số, nghèo khổ, bị khinh khi, dè bỉu là chuyện bình thường, quen rồi", anh cười hiền nói.
Khi chúng tôi hỏi về mơ ước của mình, ánh mắt anh đượm buồn, nhìn về phía xa xăm như một lời nguyện cầu, mong có được sức khỏe thật tốt để còn có cơ hội đeo đuổi với nghề làm báo.
Trao đổi với PV Người Đưa Tin, một vị lãnh đạo xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) nhận xét: "Nguyễn Trung Tính là một tấm gương sáng, giàu nghị lực sống, dù bị tật nguyền nhưng Tính vẫn không đầu hàng số phận, sống có lý tưởng, cống hiến hết mình cho quê hương, cho xã hội.
Đặc biệt, anh là người biết san sẻ những mảnh đời bất hạnh, giúp họ có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Trong số những người được Tính giúp đỡ, họ đã tự tin hòa nhập cộng đồng, thoát khỏi cái nghèo".
Giấy tôn vinh "Tấm gương nghị lực" trong cuộc thi viết "Gương nghị lực phi thường" tháng 5/2014.
Tỏa sáng nghị lực Việt Nghị lực phi thường của Nguyễn Trung Tính được Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam - Ban Thanh thiếu niên VTV6, Báo Thanh niên và Tập đoàn Hoa Sen tổ chức Chương trình hội ngộ những tấm gương nghị lực Việt Nam với vị khách mời đặc biệt, Diễn giả không chân không tay Nick Vujicic "Tỏa sáng nghị lực Việt" vào ngày 21/5/2014 tại TP.HCM và 24/5/2014 tại Hà Nội.
Thanh Lâm
Theo NTD
Song sinh dính lền nội tạng, bộ phận sinh dục được tách giờ ra sao? Đã gần 30 năm, sau ca phẫu thuật tách cặp song sinh dính liền đầu tiên của Việt Nam, Nguyễn Đức luôn là tấm gương sáng về nghị lực sống phi thường, vượt lên từ bất hạnh của số phận cuộc đời. Đã tròn 34 mùa xuân, Nguyễn Đức luôn là tấm gương sáng về nghị lực sống phi thường, vượt lên từ...