Monsanto cần lựa chọn công nghệ mới, thân thiện với môi trường
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa có buổi tiếp và trao đổi với ông Adam Blight, Giám đốc đối ngoại khu vực Châu Á – Châu Phi, Tập đoàn Monsantovề những định hướng ưu tiên và khả năng hợp tác của hai bên trong việc phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, ông Adam Blight cho hay, Monsanto là tập đoàn nông nghiệp hàng đầu thế giới. Tập đoàn tập trung vào các giải pháp giúp nông dân tăng năng suất cũng như phát triển nông nghiệp bền vững với một số mảng chính: công nghệ giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học và công nghệ kỹ thuật số. “Tầm nhìn của Tập đoàn là làm sao có thể nuôi sống một thế giới ngày càng đông đúc hơn với một lượng thực phẩm lớn hơn nhưng có cùng một nguồn lực về đất đai, tài nguyên nước và phải bảo vệ môi trường” – ông Adam Blight nhấn mạnh và mong muốn lắng nghe ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về định hướng phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
Chia sẻ với Bộ trưởng, ông Adam Blight nhận định, biến đổi khí hậu là một trong những tác động lớn đối với toàn ngành nông nghiệp. Chính vì thế, Monsanto đưa ra đưa công nghệ giống mới “trồng mà không phải cày xới đất”, góp phần giảm CO2, giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tăng năng suất trên cùng một diện tích đất canh tác, cải thiện đời sống của nông dân. Liên quan đến vấn đề này, ông Lance Wang, Phụ trách kinh doanh khu vực ASEAN của Monsanto cho biết, Tập đoàn có một trọng tâm tập trung vào là công tác nghiên cứu phát triển, mỗi năm dành 10% doanh thu để thực hiện công tác nghiên cứu phát triển, năm ngoái tương đương 1,5 tỷ USD, đặc biệt phát triển về công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh và giống cây trồng.
Theo ông Lance Wang, Phụ trách kinh doanh khu vực ASEAN của Monsanto, một trong những cam kết của Tập đoàn trên toàn cầu là, đối với những giống cây trồng mà công ty phát triển sẽ nhằm đến một mục tiêu tăng năng suất gấp đôi so với năng suất của năm 2013, đồng thời giảm 30% lượng đầu vào, bao gồm đất, nước và các chi phí đầu vào. Tại Việt Nam, Monsanto có kinh doanh ngô lai thường và ngô lai công nghệ sinh học, một số sản phẩm thuốc BVTV, một số sản phẩm về vi sinh vật. Tập đoàn đã triển khai mô hình hợp tác công tư tại Thanh Hóa – cung ứng giống ngô, thuốc bảo vệ thực vật, giúp năng suất cải thiện 10-15% so với vùng. Monsanto cũng đưa ra mô hình liên kết với nông dân với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra, giá cạnh tranh cho người trồng ngô…
Đồng tình với phương châm phát triển của Monsanto, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, sứ mạng của Monsanto nói riêng cũng như các tập đoàn lớn trên thế giới và các quốc gia đều phải có trách nhiệm tập trung các giải pháp khoa học kỹ thuật để giải quyết tốt vấn đề an ninh dinh dưỡng cho loài người. Bên cạnh đó, cần đảm bảo môi trường phát triển bền vững và sự chia sẻ đối với những đối tượng dễ tổn thương, nhất là người nghèo, thu nhập thấp. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong rằng, khi vào Việt Nam Monsanto cần hướng thêm vào một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp mà Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh lớn, nhưng chưa được đề cập trong đường hướng phát triển của Monsanto.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp ông Adam Blight, Giám đốc đối ngoại khu vực Châu Á – Châu Phi, Tập đoàn Monsanto
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam có 16 triệu ha rừng, góp phần bảo vệ môi trường, nuôi sống 20 triệu dân, tương đường 25% dân số. Tuy nhiên, người dân sống ở khu vực này rất nghèo trong khi năng suất sinh khối của rừng Việt Nam rất thấp, đạt khoảng 60 m3/ha, bằng 1/3 thế giới; công nghiệp chế biến chỉ bằng 40% mức trung bình của thế giới. “Giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam hiện nay đạt 7 tỷ USD, nhưng nếu làm tốt KHCN và định hướng phát triển đúng thì có thể nâng lên 50-100 tỷ USD” – Bộ trưởng nhấn mạnh. Vấn đề thứ hai mà Bộ trưởng mong muốn là việc phát triển rừng ngập mặn ven biển để ứng phó với biến đổi khí hậu. “Trước biến đổi khí hậu, vùng ven biển bị tổn thương rất lớn, đặc biệt trong 5 năm qua. Như cực Cà Mau, trước đây 1 năm Việt Nam lấn được 500ha đất thì trong 5 năm qua mỗi năm mất đi 500ha” – Bộ trưởng dẫn chứng và mong muốn có những nghiên cứu bài bản về rừng ngập mặn, giúp phát triển các cây đước, sú, vẹt để giữ đất, bảo vệ và nâng cao đời sống của người dân vùng bị ảnh hưởng.
Đối với cây ngô, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, về tổng thể, Việt Nam có tiềm năng phát triển, nhưng để khai thác được trên thực tế là một câu chuyện dài. Theo Bộ trưởng, 15 năm qua, cây ngô đã phát triển từ 350.000ha lên 1 triệu ha với sản lượng khoảng 5 triệu tấn trong khi nhu cầu Việt Nam tiêu dùng 8 triệu tấn và tương lai là 10 triệu tấn. Nhưng để phát triển cây ngô hiện phải chấp nhận những điều kiện khó khăn: Diện tích bình quân đất thấp (miền Bắc 0,3ha/hộ, ở phía Nam 0,4/ha/hộ) với 4 triệu hộ dân làm ngô; Tất cả những mô hình trình diễn đều có thể tăng năng suất 20-30%, nhưng số tiền tuyệt đối đưa lại cho nông dân rất thấp, khoảng 10-15 USD/hộ, không đủ hấp dẫn để họ chuyển sang trồng ngô…
Bộ trưởng cũng lưu ý, đặc thù đất nông nghiệp Việt Nam đã thấp, nhưng 3/4 là núi và cao nguyên, trải dài trên 15 vĩ độ, hẹp, có độ dốc cao, với mật độ sông ngòi dày đặc. Do đó, lựa chọn những giải pháp phục vụ cho công tác canh tác từ phân bón, thuốc trừ sâu phải hết sức tính toàn: Một là phải lựa chọn công nghệ mới nhất; thứ hai phải có những sản phẩm thân thiện nhất với môi trường; thứ ba phải rất kiên trì. “Ngày xưa nông dân Việt Nam 80% chi dùng là vào lương thực, nhưng bây giờ 80% chi dùng cái khác; chỉ còn 10-20% chi cho cái ăn. Trong đầu người ta liên tục phải tính toán trong một ít đất đó phải làm cái gì cho ra nhiều tiền nhất. Vì thế, ta tập huấn, phổ biến mô hình trồng ngô, nhưng khi ta về thì họ lại suy nghĩ trồng bắp cải hoặc cây khác cho nhiều tiền hơn. Do đó, tôi mới nói phải kiên trì là như thế” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Một vấn đề được hai bên đề cập là ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp. Theo ông Adam Blight, Monsanto có thế mạnh về nông nghiệp công nghệ số. Monsanto đã mua một công ty con chuyên về thời tiết từ lâu và công ty này tập trung sản xuất ra các phầm mềm giúp nông dân hoạch định các hoạt động trồng trọt. Công nghệ và phần mềm này đang được chào đón ở Mỹ, sử dụng trên 100.000ha; Sắp tới, sẽ triển khai sang Bra-xin, Argentina, Autralia và mong muốn bàn dự án thử nghiệm tại Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường hoan nghênh ý tưởng nghiên cứu mới của tập đoàn Monsento, qua đó tập đoàn đa dạng hóa sản phẩm. Bộ trưởng cũng lưu ý công nghệ này có thể đóng vai trò quan trọng trong trào lưu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khi “vạn vật có thể kết nối” để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, trở về cội nguồn của nền nông nghiệp cổ truyền. Bên cạnh đó, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn tập đoàn có thể nghiên cứu giống đặc sản cho từng vùng miền, qua đó xây dựng nền nông nghiệp sạch, hữu cơ phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước./.
Theo Khương Lực (Omard)
Brazil: Dơi quỷ lần đầu tiên chuyển sang hút máu người
Loài dơi quỷ chân lông (Diphylla ecaudata) ở Brazil bắt đầu chuyển sang hút máu người, điều mà trước đây các nhà khoa học nghĩ là chuyện không tưởng.
Loài dơi quỷ ở Brazil lần đầu tiên chuyển sang hút máu người.
Theo Science Alert, loài dơi quỷ đang làm quen với việc hút máu người, thay vì chỉ hút máu loài chim như trước đây. Đây là phát hiện mới của Enrico Bernard, giảng viên Đại học Pernambuco cùng các cộng sự.
Họ phân tích 70 mẫu chất thải lấy từ bầy dơi quỷ sống trong Vườn quốc gia Catimbau, đông bắc Brazil. Kết quả cho thấy ba trong 15 mẫu ADN thu được có dấu vết của máu người. "Chúng tôi rất ngạc nhiên bởi loài dơi trước đây không quen hút máu động vật có vú", Bernard nói.
Những con dơi quỷ thường tấn công, hút máu các loài chim lớn vào ban đêm. Chúng đã quen với việc tiêu hóa chất béo, thành phần chính trong máu chim, khác với loại máu đặc giàu protein của động vật có vú.
Các thí nghiệm trước đây cho thấy khi chỉ có máu lợn và dê, loài dơi thậm chí còn chọn cách nhịn đói và có thể chết vì nguyên nhân này.
Loài dơi quỷ thay đổi tập tính vì môi trường sống bị con người xâm lấn.
Các nhà nghiên cứu giải thích, sự xâm lấn môi trường sống của con người, là nguyên nhân loài dơi quỷ phải làm quen với loại máu mới. Vườn quốc gia Catimbau là nơi sinh sống của nhiều gia đình, trong khi loài chim, con mồi chính của dơi lại dần biến mất vì nạn săn bán và chặt phá rừng.
Bernard và nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy máu gà trong các mẫu thử nghiệm. Gà được nuôi nhốt trong các trang trại gần khu vực. "Dơi quỷ đang tập thích nghi với môi trường và khai thác nguồn thức ăn mới".
Việc loài dơi thay đổi tập tính không chỉ đe dọa đến con người mà còn gây lo ngại về khả năng lây truyền bệnh tật. Nhà nghiên cứu Daniel Becker, đến từ trường Đại học Georgia (Mỹ) cho rằng, các loại virus gây bệnh có nguồn gốc từ dơi cần phải được tìm hiểu kỹ lưỡng.
"Các nghiên cứu trước đây phát hiện loài dơi quỷ mang virus hanta, loại virus gây bệnh hô hấp và có thể khiến con người tử vong", Becker nói. Dơi quỷ có thể vào phòng ngủ thông qua lỗ thông trên mái nhà, hoặc tấn công những người ở ngoài trời vào ban đêm.
Trong những nghiên cứu tiếp theo, Bernard và các cộng sự muốn tìm hiểu thời gian và cách thức những người dân địa phương bị loài dơi quỷ tấn công.
Theo Đăng Nguyễn - Science Alert (Dân Việt)
Liên tiếp bắt giữ xe tải chở ắc quy chì phế thải nguy hại Mặc dù được liệt vào chất thải nguy hại, nhưng vì hám lợi nhiều đối tượng vẫn đi thu gom về tái chế bán kiếm lời. Mới đây nhất, Công an tỉnh Hà Nam bắt giữ thêm một xe tải chở gần 1 tấn ắc quy chì phế thải nguy hại. Thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam cho biết, vào chiều...