Mong nói tiếng của dân
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15 khai mạc sáng nay với những nội dung quan trọng bao gồm bầu, phê chuẩn kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước; xem xét, thảo luận các báo cáo kinh tế – xã hội.
An sinh của dân không thể xem thường
Kỳ họp Quốc hội, thật không may, diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, làm 19 tỉnh ở phía Nam phải thực hiện Chỉ thị 16 với những quy định ngặt nghèo, nhiều tỉnh phía Bắc và Trung bộ áp dụng Chỉ thị 15, gây ra những khó khăn rất lớn đối với sinh kế của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Người dân mong chờ các vị đại biểu lên tiếng sao cho giảm bớt những khó khăn, thiệt hại do tác động tiêu cực của các chính sách chống dịch còn chưa phù hợp, cực đoan.
Quốc hội họp báo ngày 17/7 về dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên hôm chủ nhật phải thốt lên, sau 7 ngày thực hiện áp dụng Chỉ thị 16 tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, việc cung ứng hàng hóa “bị đứt gãy nghiêm trọng”. Ông nói: “Nếu không có biện pháp kịp thời thì rất gay go”.
Vì sao phải hơn 1 tuần thực hiện phong tỏa mới nhận ra thực trạng này? Bỏ chợ truyền thống, nơi cung ứng gần 80% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho TP.HCM, không những cắt nguồn sinh sống của người dân thành phố, mà còn làm hỏng nguồn cung rau quả của nông dân ở nhiều tỉnh lân cận.
Việc bắt người dân và lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính cũng góp phần làm cho tình trạng lưu thông hàng hóa trầm trọng hơn.
Video đang HOT
Vì thế, các vị đại biểu được mong chờ phản ánh thực trạng này, không chỉ để giúp dân ở các tỉnh phía Nam đang phong tỏa, mà còn rút kinh nghiệm cho các tỉnh khác nữa.
Những sáng kiến chính sách như thiết lập “ luồng xanh vận tải”, “bỏ giấy xét nghiệm âm tính” và tinh thần “dám chịu trách nhiệm” của nhiều cán bộ trên thực địa giúp chống cả hàng hóa và người dân tắc nghẽn là trực tiếp chống dịch. Người dân mong không xảy ra những lúng túng, chệch choạc, chậm chạp khiến nhiều người dân khổ thêm, khi họ đang phải giãn cách xã hội. Vì thế, bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa an toàn và bảo đảm những mặt hàng thiết yếu cho người dân là rất cần thiết.
Người dân mong muốn được hưởng trợ cấp để sống qua những ngày khó khăn này. Đây là lúc cần giải ngân nhanh gói an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các nhóm gặp khó khăn, trong đó có lao động tự do.
Đến nay, TP HCM đã hỗ trợ khoảng 220.000 lao động tự do, bán vé số, hàng rong, thu gom rác…, với tổng số tiền hơn 330 tỷ đồng. Đây là nhóm bị lọt lưới an sinh lâu nay. Làm sao để nhân rộng kinh nghiệm này cho nhiều tỉnh thành trên cả nước để không còn cảnh dân được hưởng trợ cấp “trên tivi”.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang rất khó khăn bởi những tác động tiêu cực của chống dịch. Trong 6 tháng đầu năm nay, hơn 70.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng gần 25%. Cùng với hơn 100.000 doanh nghiệp đã đóng cửa năm ngoái, đà phá sản, giải thể đã đến hồi báo động. Nhiều doanh nghiệp hy vọng vấn đề của họ được nêu lên sao cho có giải pháp hỗ trợ họ thực chất.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn này, lẽ ra chi tiêu công phải tăng cường hơn nữa mới tạo ra việc làm, xung năng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước chỉ đạt vỏn vẹn 29% kế hoạch trong nửa đầu năm nay. Vì sao tình trạng này kéo dài mãi không dứt, đó là câu hỏi cần được các vị đại biểu đặt ra.
Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn ra sao để đến nỗi Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng? Và còn rất nhiều vấn đề khác.
Dự báo trong các tháng tiếp theo, nền kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cần được các vị đại biểu lưu tâm, đề xuất các chính sách tốt.
Sức khỏe của nền kinh tế
Nguy cơ lan rộng của đại dịch Covid-19 vẫn hiện hữu, với sự xuất hiện nhiều biến thể mới, tốc độ lây lan nhanh hơn. Sự bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động của các trung tâm kinh tế, trong đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất tại nhiều khu công nghiệp, tỉnh, thành phố lớn và do đó ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng, mà Việt Nam là một mắt xích rất quan trọng.
Không thể không tính đến nguy cơ lạm phát gia tăng do sức ép lạm phát từ bên ngoài. Lạm phát toàn cầu năm 2021 được dự báo tăng khá mạnh do giá cả của các hàng hoá cơ bản tăng mạnh cùng với nỗ lực phục hồi kinh tế hậu Covid-19 bằng các chính sách tài khoá, tiền tệ nới lỏng.
IMF dự báo trong năm nay, giá dầu thô tăng 41,7%, hàng nông sản thô tăng 12,9%, thép tăng 32,1%, thức ăn tăng 13,9% và giá cả hàng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2%.
Trong dài hạn, việc thực hiện các gói kích thích kinh tế quy mô lớn khiến rủi ro nợ công của nhiều quốc gia tăng nhanh. Tình thế này cần Quốc hội đặc biệt chú ý, giám sát để tránh những bất ổn vĩ mô đã từng trả giá rất đắt trong quá khứ.
Bên cạnh đó, còn nhiều rủi ro cho công tác điều hành. Ví dụ, rủi ro tài khóa gia tăng khi Chính phủ đã phải chi nhiều hơn thu để kích thích phục hồi kinh tế; rủi ro nợ xấu trong khu vực tài chính; hay rủi ro xã hội phát sinh do người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.
Bên cạnh đó, cung tiền tăng vừa phải nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp sẽ tạo áp lực dài hạn lên lạm phát, và vòng quay tiền chậm lại trong nền kinh tế thực song một lượng tiền không nhỏ lại đang được luân chuyển khá nhanh trong các kênh đầu tư rủi ro.
Đến nay, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn làm gia tăng nguy cơ gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế. So với những đợt dịch xảy ra trước đây, đợt dịch này kéo dài hơn và phức tạp hơn, cả về quy mô cũng như tốc độ lây lan.
Tuy nhiên, Chính phủ chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng, và vẫn nhấn mạnh thực hiện “mục tiêu kép”. Trong bối cảnh đó, các vị đại biểu được mong chờ cất tiếng nói mạnh mẽ đại diện cho dân và cử tri đã bầu, giúp tháo bỏ mọi rào cản kinh doanh, những khó khăn cản trở người dân mưu sinh và doanh nghiệp hoạt động để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nỗ lực thực hiện kế hoạch thành lập doanh nghiệp mới
Những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với tốc độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Với những mục tiêu, kế hoạch đặt ra về chỉ tiêu thành lập doanh nghiệp (DN), các cấp, các ngành, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, hỗ trợ, khuyến khích thành lập DN mới.
Sản xuất lông mi giả xuất khẩu tại Công ty TNHH BSJ, xã Lương Ngoại (Bá Thước).
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian qua, đơn vị đã nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật trong việc cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký DN và quy định "4 tăng, 2 giảm, 3 không" trong giải quyết thủ tục hành chính. 100% hồ sơ đăng ký DN được cấp đúng và trước thời hạn quy định. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Phòng Đăng ký kinh doanh đã hỗ trợ, khuyến khích người dân, DN sử dụng các dịch vụ công trực tuyến khi đăng ký thành lập DN, qua đó góp phần giải quyết khó khăn cho người dân, DN khi thực hiện thủ tục hành chính. Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với lĩnh vực thành lập và hoạt động của DN đạt 82,56%, đứng thứ 11 của cả nước, tăng 32,6% so với cùng kỳ.
Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh thành lập được 1.163 DN mới, tăng 3,7% so với cùng kỳ; tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 15.636,4 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn điều lệ đăng ký bình quân/DN đạt 13,5 tỷ đồng, tăng 1,8 tỷ đồng/DN so với cùng kỳ. Thanh Hóa vẫn duy trì là địa phương có số DN đăng ký thành lập mới luôn đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và đứng thứ 7 của cả nước. Cùng với các DN mới đi vào hoạt động năm 2021, đã đưa tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 18.073 DN, tăng 788 DN so với năm 2020, phản ánh khả năng phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều địa phương hiện đã đạt và vượt trên 50% chỉ tiêu thành lập DN trong kế hoạch năm.
Năm 2021, huyện Yên Định xây dựng kế hoạch thành lập 70 DN mới. Để thực hiện mục tiêu này, trong công tác chỉ đạo, UBND huyện Yên Định đã ban hành nhiều văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển DN. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương và chính sách, pháp luật đề phát triển DN được địa phương quan tâm triển khai qua các kênh thông tin. Qua đó, góp phần giúp các hộ kinh doanh, các đối tượng khởi nghiệp nắm bắt tinh thần và các chủ trương, chính sách trong phát triển DN. Địa phương cũng tích cực hoàn thiện các mặt bằng sản xuất, như: Đầu tư hoàn thành cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Quán Lào, Cụm công nghiệp làng nghề đá Yên Lâm...; tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các vị trí quy hoạch đất sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ tại các xã, thị trấn nhằm thu hút DN, hộ kinh doanh vào thuê mặt bằng. Đồng thời, yêu cầu các xã, thị trấn công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thuê đất sản xuất. 6 tháng đầu năm, huyện Yên Định thành lập được 44 DN mới, đạt 62,9% kế hoạch năm và tăng 76% so với cùng kỳ. Đây là một kết quả khả quan trong bối cảnh hoạt động sản xuất, đầu tư gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong thời gian vừa qua.
Tại huyện Thọ Xuân, đây là địa phương cấp huyện luôn hoàn thành cao kế hoạch và về đích trước mục tiêu phát triển DN hàng năm. Được biết, ngoài các giải pháp triển khai chung như tuyên truyền, vận động, rà soát hộ cá thể phát triển DN, huyện Thọ Xuân còn phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị để phát hiện các nhân tố, nuôi dưỡng thành lập DN. 6 tháng đầu năm, huyện Thọ Xuân thành lập được 97 DN mới, đạt 64,7% kế hoạch và tăng 18,3% so với cùng kỳ. Huyện Thọ Xuân đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp từ huyện tới cơ sở để hoàn thành mục tiêu thành lập 150 DN mới trong năm nay.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận, công tác phát triển DN mới trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cũng như ở thời điểm hiện tại vẫn còn một số hạn chế, như: Quy mô các DN thành lập mới còn nhỏ, tỷ lệ DN mới phát triển bền vững còn thấp, việc thành lập DN chưa cân đối về lĩnh vực ngành nghề, vùng, địa phương. Một số địa phương có tình trạng phát triển DN mới theo phong trào, thành tích khiến hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của DN chưa cao. Trong 6 tháng đầu năm 2021, vẫn còn nhiều DN tạm ngừng kinh doanh, rút lui khỏi thị trường, cụ thể như: 846 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 41,9% so với cùng kỳ; 75 DN giải thể, tăng 50% so với cùng kỳ.
Để tăng cường các hoạt động hỗ trợ, từng bước khắc phục hạn chế, khó khăn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu thành lập mới 3.000 DN năm 2021, hiện nay, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đề ra và văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về hỗ trợ, phát triển DN; trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như: Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 19-3-2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh cho các DN nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa năm 2021. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển DN tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp tục tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa; chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa chuyển đổi số theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26-3-2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông; chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DN nhỏ và vừa theo Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 9-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 5060/QĐ-UBND ngày 25-11-2020 của UBND tỉnh, nhằm giúp DN trên địa bàn tỉnh tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh. Tiếp tục rà soát, đánh giá, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính theo hướng chủ động phục vụ DN, bảo đảm nhanh gọn và thuận lợi cho nhà đầu tư; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân, DN.
Để phát triển DN đạt kết quả cao và bền vững, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để DN tiếp cận được các nguồn lực về đất đai, tài chính, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tập trung cải cách thủ tục hành chính, phối hợp với Thanh tra tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra trên địa bàn. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi về các thủ tục liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi DN, cần sự vào cuộc, cải thiện đồng bộ của các sở, ngành, địa phương, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng để DN hoạt động có hiệu quả.
Phó Thủ tướng: Sẵn sàng tình huống có 30.000 người mắc Covid-19 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu Bộ Quốc phòng rà soát địa điểm cách ly, Bộ Y tế báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tình huống có 30.000 người mắc bệnh. Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc...