Mong ngóng con từng ngày, mẹ “than trời” vì đứa trẻ lọt lòng nhìn như ông già
Mong muốn sinh con khỏe mạnh, xinh đẹp là ước mơ của mọi mẹ bầu.
Suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, có lẽ mong muốn lớn nhất của hầu hết các mẹ bầu đó là đẻ ra được đứa con khỏe mạnh và xinh đẹp. Vậy nhưng có một sự thật là không ít những đứa trẻ sơ sinh lúc mới ra đời đều không được ưa nhìn lắm, thậm chí có những em bé còn xấu xí khiến những người lần đầu làm bố mẹ không khỏi sốc và nghi ngờ liệu có đúng là con mình không hay bác sĩ trao nhầm con? Sự thực là thế nào?
Trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ Trung Quốc mới đây từng xôn xao câu chuyện được kể lại bởi một người mẹ trẻ.
Theo đó, người này cho biết cách đây không lâu, cô đã chứng kiến một câu chuyện dở khóc dở cười của người bạn thân. Ngay khi con gái của người bạn thân chào đời chỉ nửa ngày, cô nhận được cuộc gọi của người bạn đó: “Trời ơi, mình đã sinh ra một đứa trẻ vô cùng xấu xí. Không hiểu bác sĩ có trao nhầm con mình không nữa!”
Em bé sơ sinh ra đời xấu xí khiến bố mẹ hụt hẫng. (ảnh minh họa)
Ngay khi nghe cuộc điện thoại này, cô đã chạy ngay đến bệnh viện và chứng kiến sự hụt hẫng của cả 2 vợ chồng người bạn về ngoại hình của đứa con mới ra đời.
Trước khi sinh con, cặp đôi đã mất một thời gian dài chạy chữa mới có bầu và luôn hy vọng rằng em bé sinh ra sẽ trắng trẻo, xinh đẹp như bố mẹ. Vậy nhưng đứa trẻ được bác sĩ trao cho gia đình lại có làn da đỏ ửng, mặt nhăn nhó và đầy lớp vảy trên đầu mà người mẹ đó ví con mình chẳng khác gì… một ông già. May mắn là khi đó, bác sĩ cũng có mặt ở đó để giải thích cho gia đình về ngoại hình của em bé sơ sinh, tránh tâm lý lo sợ rằng họ bị trao nhầm con.
Video đang HOT
Bác sĩ cho biết em bé sơ sinh không đẹp được như những hình ảnh trên mạng mà các cha mẹ hay nhìn thấy là bởi khi mới ra đời bé còn dính lớp mỡ bào thai, chất nhầy, máu, lông tơ và da dẻ cũng chưa được căng ra do ngâm mình trong nước ối. Sau vài ngày, em bé sẽ dần hồng hào và lớp bột trắng trên da cũng sẽ dần mất đi.
Dưới đây là những lý do khiến bé sơ sinh ra đời xấu xí hơn kỳ vọng của bố mẹ:
Do lớp mỡ bào thai
Ở trong bụng mẹ, em bé được ngâm trong nước ối. Vì vậy, bề mặt da bé phát triển một lớp cách ly giữa da và nước ối, gọi là lớp mỡ bào thai. Ngoài tác dụng bảo vệ, lớp mỡ bảo vệ này còn có tác dụng kháng khuẩn. Sau khi ra đời, lớp mỡ bào thai bao phủ cơ thể em bé sẽ dần dần được tách khỏi nước ối, bắt đầu bong ra, khiến em bé trông hơi bẩn. Nhưng chỉ sau vài ngày, cơ thể bé sẽ trông bình thường trở lại.
Bề mặt da bé phát triển một lớp cách ly giữa da và nước ối, gọi là lớp mỡ bào thai. (ảnh minh họa)
Đầu bị biến dạng
Lúc mới sinh, đầu của trẻ chiếm cơ thể, còn cơ thể cũng chỉ bằng 1/20 của người lớn. Trong khi đó, hộp sọ trên đỉnh đầu của trẻ chưa được khâu hoàn chỉnh, có thể sờ thấy thóp và các bộ phần mềm Vì trong quá trình sinh đẻ, đầu của em bé bị biến dạng sau khi bị ép ra ngoài qua một ống sinh giống như ống. Đối với những trẻ ra đời bằng phương pháp sinh mổ, hình dáng đầu tương đối tròn hơn vì được đưa thẳng ra khỏi bụng mẹ. Tuy nhiên, sự biến dạng này sẽ trở lại bình thường khi xương của bé dần hoàn thiện, khoảng từ 1-2 tuần
Sưng mắt và nhiều ghèn
Mắt của các em bé vừa mới sinh có vẻ như bị sưng và nhiều ghèn do áp lực trong ống sinh và nằm ngâm mình trong nước ối. Ba mẹ cứ yên tâm, chỉ vài ngày sau, đôi mắt của bé sẽ to tròn như bao đứa trẻ khác.
Nhiều lông tơ
Việc em bé vừa ra đời có nhiều lông tơ cũng là hiện tượng rất bình thường, thậm chí còn là biểu hiện em bé phát triển tốt. Ngoài ra các yếu tố di truyền, mẹ hấp thụ đủ dinh dưỡng trong thai kỳ cũng khiến lông bé phát triển hơn.
Thông thường, lông của bé sẽ rụng một lần ở tháng thứ 7-8 thai kỳ và sẽ rụng lần tiếp theo sau khi sinh cho đến lúc sạch hoàn toàn. Sau khi trẻ chào đời, mẹ chỉ cần vệ sinh, tắm rửa cho bé sạch sẽ theo hướng dẫn của các bác sĩ nhi khoa, dần dần lớp lông tơ này sẽ rụng hết và em bé sẽ xinh đẹp như cha mẹ mong muốn.
Làm gì để mẹ nhiễm HIV sinh con ra khỏe mạnh?
Thông tin từ Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết, từ năm 2019 đến nay, tất cả phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các phòng khám OPC của tỉnh đều sinh con khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV. Hiện có 27 thai phụ đang được theo dõi, điều trị.
BS Vũ Thị Ngọc đang tư vấn cho phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV. Ảnh: Thanh Tú
* Xét nghiệm HIV sớm
Chị N.T.N. (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) phát hiện bị nhiễm HIV từ bạn tình khi đang mang thai ở tuần thứ 8. Khi biết mình bị nhiễm HIV, chị một mực muốn bỏ thai vì không muốn làm khổ con. Tuy nhiên, sau khi được nhân viên Khoa Phòng, chống HIV/AIDS tư vấn, chị đã thay đổi ý định, tuân thủ tốt phác đồ điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đến nay, chị đã sinh con được gần 3 tháng và em bé hoàn toàn khỏe mạnh, âm tính với HIV.
Chị Đào Thị Lệ, nhân viên tư vấn Khoa Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, để biết mình có bị nhiễm HIV hay không chỉ có một cách duy nhất đó là đi xét nghiệm HIV. Muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và con sinh ra không bị lây nhiễm HIV, sản phụ nên tầm soát HIV. Nếu phát hiện bệnh và được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, bệnh nhân có thể đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
* Những việc cần làm
Theo các nghiên cứu khoa học, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khi chưa tiến hành các can thiệp dự phòng rất cao, khoảng 35-40%. Tuy nhiên, nếu được can thiệp dự phòng thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ khoảng 2%, thậm chí là thấp hơn.
BS Vũ Thị Ngọc, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS cho hay, HIV lây truyền từ mẹ sang con qua 3 giai đoạn: trong khi mang thai, lúc sinh và sau sinh. Để con sinh ra khỏe mạnh, không bị lây nhiễm HIV, phụ nữ cần lưu ý: trước khi mang thai, cần chủ động đến các cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm HIV. Đối với phụ nữ đã biết bị nhiễm HIV cần phải điều trị thuốc ARV sớm và tuân thủ điều trị để đạt được tải lượng virus ở ngưỡng an toàn và nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa về thời điểm mang thai.
Trong khi mang thai, thai phụ cần khám thai định kỳ ở cơ sở y tế chuyên khoa sản để được tư vấn, hướng dẫn về chăm sóc thai sản, chọn nơi sinh phù hợp. Thai phụ đang nhiễm HIV cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị để giảm tối đa khả năng lây truyền HIV cho con.
Trong khi sinh, virus HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ có thể xâm nhập vào trẻ qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da bị sây sát của trẻ trong quá trình sinh. Thậm chí, virus cũng có thể từ máu của mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục của mẹ xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Vì vậy những người mẹ nhiễm HIV phải được tư vấn sinh mổ để hạn chế sây sát da em bé, giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV.
Sau khi sinh, người mẹ cần đến cơ sở điều trị HIV/AIDS để được tiếp tục theo dõi sức khỏe và điều trị ARV. Trẻ em ngay sau sinh được uống thuốc ARV theo chỉ dẫn của bác sĩ để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Virus HIV có thể lây từ mẹ sang con do HIV có trong sữa mẹ hoặc máu, dịch tiết từ các vết nứt ở núm vú người mẹ, vì vậy tốt nhất không cho trẻ bú mẹ, nên cho trẻ sử dụng sữa công thức, chuẩn bị sữa ăn thay thế an toàn, hợp vệ sinh và đủ số lượng phù hợp với tuổi của trẻ.
Cuối thai kỳ, mẹ bầu tránh làm 4 việc này thì nước ối mới ổn định, thai nhi mới khỏe mạnh Sự ổn định của nước ối có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến các hoạt động của mình để đảm bảo thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Sự ổn định của nước ối có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Trong...