Mong muốn được trở về bệnh viện làm việc của một bác sĩ sau đặc xá
Bác sĩ Trần Anh Huy hy vọng sau khi được đặc xá sẽ quay trở lại bệnh viện làm việc để tiếp tục giúp đỡ con các nạn nhân vụ tai nạn liên hoàn ngày nào do ông gây ra
Trong buổi lễ đặc xá phạm nhân ở trại giam Thủ Đức (Bình Thuận) ngày 31/8, có một phạm nhân đặc biệt được đặc xá bởi: ông từng là bác sĩ giỏi ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 và gây ra vụ tai nạn xe hơi liên hoàn chấn động.
Người phạm nhân đặc biệt đó là ông Trần Anh Huy – nguyên là bác sĩ khoa Nhi của Bệnh viên Nhi Đồng 1 (TP.HCM).
Cách đây gần 4 năm, khi đang lái xe trên đường Lý Thái Tổ, quận 10, gần Bệnh viện Nhi Đồng 1, xe ông Huy điều khiển đã đâm liên hoàn 16 ô tô, xe máy khiến 2 người chết và gần 10 người bị thương. Sau đó ông Huy bị tòa xử 7 năm tù về tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ.
Bác sĩ Trần Anh Huy tươi cười trong ngày được đặc xá
“Cục vàng” của Z30D
Quay trở lại lễ đặc xá, ông Huy ngồi gần cửa ra vào, tại khu dành cho phạm nhân phân khu 1 được đặc xá. Trong khi các phạm nhân khác trò chuyện với nhau, ông Huy ít chuyện trò, tay vân vê sấp giấy, lâu lâu ánh mắt lại nhìn bao quát hội trường hay nhìn ra phía sân.
Nhiều lần người viết tính đến bắt chuyện nhưng sợ ông Huy ngại. May sao khi buổi lễ đang diễn ra, ông Huy là một trong trong số ít phạm nhân được trại Z30D cho ra ngoài sân để truyền hình phỏng vấn. Dịp may hiếm có, người viết bài bước lại bắt chuyện.
Trái với dự đoán, ông Huy nói chuyện khá cởi mở. Ông nói chuyện nhỏ nhẻ, giọng bắc của một người sống ở miền nam đã lâu.
Khi tôi xin phép chụp hình, thoáng một chút suy nghĩ, ông Huy nói: “Mình không ngại nhưng để lát nữa khi đặc xá xong, mình thay đồ, khi đó anh chụp trông sẽ tươm tất hơn”.
Từng là bác sĩ chuyên khoa nhi của một bệnh viện nhi nổi tiếng nên khi vào trại ông Huy được coi như “cục vàng” của Z30D. Các cán bộ, nhân viên và phạm nhân ở Z30D, mỗi khi nhắc tới “bác sĩ Huy”, hầu như ai cũng biết với thái độ trân trọng.
Video đang HOT
Ông Huy kể mới nhập trại được vài ngày, ngoài thời gian cải tạo, ông đã có việc làm đến ngày đặc xá. Đó là công việc rất chuyên môn của ông: khám cho các cháu bé con của cán bộ, nhân viên trong trại. Tin lành đồn xa, sau này kể cả phạm nhân hay con em phạm nhân có bệnh đều tìm đến phân khu 1 – nơi ông Huy bị giam giữ – để nhờ ông chữa trị.
“Có ngày mình khám hàng chục bệnh nhân. Khám từ sáng đến tối không nghỉ kể cả ngày lễ, chủ nhật. Cứ trại gọi là mình có mặt. Trước đây thường các ca nặng phải chuyển viện nhưng từ ngày có mình số ca chuyển viện giảm đi nhiều. Chỉ có ca nào quá nặng và thiết bị y tế ở viện không đáp ứng mới phải chuyển viện”, ông Huy nói.
Tươi cười bắt tay một phạm nhân được đặc xá và cũng là bệnh nhân mà ông Huy (trái) từng chữa trị
Xin về lại bệnh viện
Cách đây hơn 9 tháng, ông Huy đã cứu sống một cháu bé khiến cán bộ và nhân viên trong trại Z30D nhắc mãi. Đó là trường hợp con của một nhân viên trong trại mới 28 ngày tuổi bị sặc sữa. Khi chuyển đến trung tâm y tế của trại, toàn thân cháu bé đã tím tái và đã ngưng thở.
Nhờ có kinh nghiệm và trước đó từng chữa mấy trường hợp như thế, ông Huy đã cứu cháu bé thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” trong tích tắc. Chính nhờ thành tích này nên dịp 30/4 vừa qua, ông được xét giảm án.
“Gần 2 năm ở trong trại, 5 lần tôi được trại tặng giấy khen vì thành tích cứu người. Không chỉ chữa cho các cháu bé mà tôi còn khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân viên và cả phạm nhân trong trại. Ngoài việc chữa bệnh, tôi còn đứng lớp huấn luyện cho nhân viên y tế và tuyên truyền kiến thức y tế cho các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân có bệnh nặng, bệnh truyền nhiễm”, ông Huy cười nói.
Ông Huy bảo nếu dịp 30/4 vừa rồi không được giảm án thì ông vẫn tin rằng dịp này ông sẽ được đặc xá. Theo quy định, phạm nhân được xét đặc xá ngoài việc cải tạo tốt phải thụ án hơn 1/3 mức án. Tính đến thời điểm đặc xá, ông Huy đã thụ án 2 năm 5 tháng trong tổng số 7 năm mức án mà tòa xử.
Khi được hỏi sau khi ra tù dự tính làm gì, ông Huy cho hay ông sẽ xin về làm ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 – nơi ông đã có nhiều năm gắn bó.
Ông cho biết, thời gian ông ở trại, nhiều lần lãnh đạo bệnh viện lên thăm và có gợi ý nhận ông trở lại bệnh viện.
Ông Huy tâm sự: “Tôi làm việc quen rồi, ở không vài ngày khó chịu lắm. Mình ở trong trại cũng thường xuyên chữa bệnh, lại đọc sách thường xuyên cập nhật thông tin nên không sợ không hòa nhập được. Chỉ mong được đi làm sớm”.
Sẽ giúp đỡ các con nạn nhân
Niềm hạnh phúc của ông Huy là trong thời gian ở tù, người con đầu của ông vẫn học giỏi, hiện nay đã là sinh viên năm thứ 3. Người con thứ hai học lớp 6. Thi thoảng, hai cháu lại cùng mẹ lên trại thăm ba.
Hỏi ông cảm xúc được đặc xá vui không, ông bảo vừa vui nhưng vừa buồn và xen lẫn sự day dứt. Vui vì hôm nay mình được về với gia đình, vợ con nhưng buồn là hậu quả vụ tai nạn đến nay vẫn còn đó. Hai người con của một trong những nạn nhân đã chết giờ đây không còn mẹ. Đó là điều khiến ông Huy day dứt và ân hận suốt mấy năm qua.
“Dù đã khắc phục hậu quả nhưng ở trong tù tôi vẫn dõi theo tin tức của hai cháu. Giờ tôi phải sớm ổn định công việc đã rồi sẽ tính chuyện giúp đỡ các cháu. Nếu không lo được cho các cháu, tôi sẽ ân hận cả đời”, ông Huy chia sẻ./.
Theo Trung Hiếu – Ngọc Lê
Theo_VOV
Trẻ sơ sinh bị "trào ruột khỏi bụng' chết bất thường: Bộ Y tế yêu cầu Cần Thơ giải trình
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Cần Thơ cần lập Hội đồng chuyên môn, đánh giá trường hợp cháu con của anh Tú - chị Hiền chết bất thường ngay sau khi sinh.
Liên quan đến trường hợp một cháu bé sơ sinh tử vong bất thường tại bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, mới đây nhất, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế TP Cần Thơ cần có văn bản giải trình về vụ việc này.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng kết luận chính thức về vụ việc, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP Cần Thơ cần lập hội đồng đánh giá chuyên môn, đưa ra cái nhìn khách quan, chính xác về vụ việc này, nhằm trả lời thỏa đáng cho người thân nạn nhân, công luận. Bộ Y tế yêu cầu văn bản trả lời cần có trước ngày 30/7 sắp tới.
Trước đó, anh Bùi Minh Tú và sản phụ Nguyễn Thị Kim Hiền (21 tuổi, ngụ tại thị trấn Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) có đơn gửi tới Sở Y tế, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ yêu cầu cần làm rõ về cái chết của con trai mình.
Thông tin ban đầu cho biết, chị Hiền được người thân đưa vào bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt lúc 10h sáng ngày 15/7, do có các dấu hiệu đau bụng sinh. Đến 20h40 cùng ngày, sản phụ Hiền hạ sinh một cháu trai, nhưng các y bác sĩ đã phát hiện vùng sát chân rốn bên trái của bé có vết hở thành bụng tự nhiên dài 3cm, một khối ruột nhỏ thoát vị ra ngoài.
Các bác sĩ thuộc bệnh viện đa khoa Thốt Nốt khi đó đã chẩn đoán cháu bé bị thoát vị rốn bẩm sinh, nên đã được chuyển viện lên Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ. Sau khi được các y bác sĩ sơ cứu, cháu bé đã được chuyển ngay lên tuyến trên ngay trong buổi tối cùng ngày.
Lúc 7h sáng ngày 16/7, bé trai bị suy hô hấp, suy tuần hoàn nặng, và đã tử vong lúc 10h30 sáng cùng ngày.
Cháu trai sơ sinh xấu số trên FB của sản phụ Hiền (ảnh: CTV)
Phía Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt kết luận, cháu trai con của chị Hiền bị chứng "thoát vị rốn bẩm sinh", còn hội đồng chuyên môn của Sở Y tế TP Cần Thơ lại cho rằng, cháu bé trai này bị "thoát vị thành bụng bẩm sinh".
BS Lê Văn Lóng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt giải thích: Thoát vị rốn bẩm sinh là bệnh lý rất hiếm gặp, với tỷ lệ 1/5.000 và 1/10.000, nên Bệnh viện cũng không đủ khả năng để can thiệp, mà phải những Bệnh viện lớn, tuyến trên như Bệnh viện Nhi Đồng ở TP.HCM mới có khả năng thực hiện được.
Thế nhưng, phía gia đình chị Hiền đã không đồng ý với các kết luận này của các cơ quan có chuyên môn. Bởi lẽ, theo chị Hiền và người thân, trong suốt quá trình mang thai, chị Hiền đã thực hiện việc siêu âm thai đầy đủ khi ở Hàn Quốc (trước đây), Việt Nam (bây giờ). Các kết quả siêu âm nhận thấy thai nhi phát triển hoàn toàn bình thường, không phát hiện ra bất cứ một dị tật nào.
Anh Bùi Minh Tú (39 tuổi), cha của cháu trai đã tử vong bức xúc nói: Khi chuyển cháu xuống Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, nhận thấy tình trạng con trai mình có nhiều dấu hiệu không ổn, gia đình muốn chuyển cháu lên TP.HCM, nhưng năn nỉ hoài, Bệnh viện cứ bắt chờ đợi hết lúc này...đến lúc khác, mà chờ mãi vẫn không thấy, dù đã gọi điện thoại cầu cứu khắp nơi.
Cũng theo anh Tú, mong muốn của gia đình lúc này là cần phải làm rõ việc vì sao gia đình bệnh nhân xin chuyển viện lên tuyến trên, khi cháu bé còn khỏe mạnh, nhưng các bác sĩ lại không cho.
Chất lượng Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vụ việc nghiêm trọng này, sau khi có ý kiến chính thức từ phía các cơ quan chức năng của TP Cần Thơ.
Hà Trang
Theo_Vietq
Truy tìm kẻ tạt a-xít khiến bé gái 2 tuổi có nguy cơ mù mắt Đến tận bây giờ, chị Lâm Bảo Lan (20 tuổi, ngụ phường Mỹ Xuyên, TP.Long Xuyên, An Giang) vẫn còn chưa hết kinh hoàng khi chứng kiến cảnh con gái của chị bị kẻ lạ vào nhà tạt axit. Theo tin tức từ chị Lan, khoảng 1h ngày 8/5, chị Lan đang nằm ngủ thì thấy anh Trần Văn Kiên (32 tuổi, chồng...