Mong manh sự sống của bé 2 tuổi 3 lần mổ não
20 tháng tuổi, Nhật được kết luận bị tim bẩm sinh. Ra Hà Nội phẫu thuật, các bác sỹ phát hiện bé bị áp xe não rồi giãn não thất, não úng thủy. 3 cuộc phẫu thuật não là 3 cuộc đấu tranh sinh tồn kỳ diệu của cậu bé đang mang trong mình bệnh tim độ 4.
“Em cùng đường rồi chị ơi. Hai vợ chồng em thì không nói, chỉ thương con, nó mới 2 tuổi đầu…”, Nguyễn Đình Nguyên (SN 1990, trú xóm 3, Nghi Liên, Tp Vinh, Nghệ An) đón tôi bằng khuôn mặt rầu rĩ của người cha đang bất lực trước bệnh tình của con. Mấy hôm nay trời mưa, khí hậu mát mẻ, gia đình bé Nguyễn Đình Nhật (SN 2013) vui hơn một tý vì bé đã có thể tự ăn được sữa loãng mà không phải đặt ống sonde dạ dày.
Nhật nằm trên giường, người chỉ rặt xương là xương. “Trải qua 3 lần phẫu thuật, cháu không ăn uống được gì nên từ 11kg giờ chỉ còn 8kg thôi chị ạ”, chị Nguyễn Thị Quế nắn nắn đôi chân khẳng khiu của con, nước mắt trào ra. Thằng bé thỉnh thoảng hé đôi mắt đờ đẫn ra nhìn rồi lại mệt mỏi khép lại. Cả căn phòng gần như chỉ nghe tiếng thổn thức của bà nội, của mẹ và tiếng nghiến răng ken két do gồng cứng người của Nhật.
Hơn 2 tuổi, trải qua 3 lần mổ não, bé Nhật chỉ còn 8kg.
Gần đến ngày sinh chị Quế được chẩn đoán bị suy thai, phải mổ cấp cứu lấy con. Nhật sinh ra nặng 2,6kg, không có biểu hiện bất thường về sức khỏe. Thằng bé xinh xắn khôi ngô, ngoan ngoãn, chẳng biết ốm đau gì ngoại trừ mấy lần sốt mọc răng.
Đến khi 20 tháng tuổi, Nhật bị sốt, cứ tưởng sốt mọc răng như thường lệ nên gia đình chỉ cho bé uống các loại giảm sốt thông thường. “Đến khi cháu liên tục nôn ói, mắt lờ đờ, gia đình mới hốt hoảng mang vào viện. Sau khi thăm khám, các bác sỹ thông báo cháu bị bệnh tim bẩm sinh. Tôi nghĩ bác sỹ nói nhầm nên hỏi lại, bác sỹ vẫn khẳng định như vậy và tỏ ý trách sao đưa cháu vào viện muộn thế, bệnh tim đã ở độ 4 rồi. Tôi nghe mà xây xẩm cả mặt mày. Tiếng là bà nội nhưng mẹ cháu sinh mổ, phải cách ly con cả tuần, một mình tôi chăm nom cháu. Cháu quấn bà lắm, nhỡ mà có mệnh hệ gì thì…”, bà Nguyễn Thị Thanh Hải – bà nội bé Nhật lặng người kể.
Với mức độ bệnh của Nhật, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An hướng dẫn gia đình đưa bé ra Bệnh viện Nhi Trung ương để được phẫu thuật kịp thời. Chuyến xe cấp cứu đi ngay trong đêm. 1h sáng, Nhật nhập viện Nhi Trung ương trong tình trạng đã lả đi, mê man không biết gì. Sau khi kiểm tra toàn diện, bác sỹ phát hiện Nhật có khối thùy đỉnh phải, nghĩ đến áp xe não nên việc phẫu thuật tim chưa thể thực hiện được. Sau 2 tuần điều trị, khối áp xe không tiêu nên phải phẫu thuật hút dịch.
3 ca mổ sinh tử, bé vẫn chiến thắng số phận để trở về.
Sau phẫu thuật, Nhật phải nằm cách ly 20 ngày. Vừa mới ra khỏi phòng cách ly 2 ngày lại phải vào phòng mổ vì dịch trong não vẫn còn, bé lại bị nhiễm trùng toàn thân. Cơ thể bé nhỏ ấy lại phải trải qua cuộc phẫu thuật thứ 2 trong tình thế “5 ăn, 5 thua”. 20 ngày giành giật sự sống trong phòng cách ly, Nhật được chuyển về phòng hồi sức cấp cứu trong tiếng thở phào của cả gia đình.
“Những ngày cháu phẫu thuật rồi chăm sóc cách ly mỗi ngày chúng tôi chỉ được đến thăm cháu vài phút. Đó thực sự là những ngày căng thẳng khủng khiếp vì phấp phỏng chờ đợi. Mẹ cháu hoảng sợ chỉ biết nằm khóc. Mắng con dâu phải mạnh mẽ lên nhưng chính tôi phải trốn lên tầng thượng để khóc vì sợ mình có thể mất cháu bất cứ lúc nào”, bà Hải vẫn không thôi thổn thức.
Suốt 6 tháng điều trị, nhiều ngày cách ly khiến Nhật bị tăng trương cơ lực, gần như bị mất khả năng vận động.
Sau gần nửa năm chống chọi, bệnh viện quá tải, tình trạng sức khỏe của Nhật đã ổn định hơn nên bác sỹ cho chuyển về tuyến tỉnh điều trị. “Ngày 1/6 vừa rồi em lại phải đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương để tái khám. Các bác sỹ kiểm tra xong thì cho vào mổ cấp cứu luôn vì phát hiện cháu bị giãn não thất, não úng thủy. Sau khi đặt ống dẫn lưu dịch xuống ổ bụng, cháu phải nằm cách ly một thời gian nữa. Bệnh viện quá tải, cháu lại được chuyển về bệnh viện tuyến tỉnh. Nhìn con mới 2 tuổi đầu đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật não mà lần nào cũng như đánh cược với số phận, hai vợ chồng em chỉ biết ôm nhau mà khóc vì thương con, vì bất lực”, Nguyễn Đình Nguyên tâm sự.
Nhật đi viện ròng rã nửa năm trời, lúc nào cũng phải có 2 người túc trực. Chị Quế phải bỏ việc ở một nhà máy gần nhà để chăm con. Tiền bạc cạn kiệt, anh em, bạn bè, người quen xúm vào giúp đỡ. “Lúc túng thiếu mới thấy hết tấm chân tình của mọi người nhưng trước mắt cứ mượn để chạy chữa cho con chứ thực ra không biết đến bao giờ vợ chồng em mới có thể trả được. Giờ cháu được cho ra viện, ở nhà luôn phải có 2 người thay nhau chăm sóc. Em với bố đi phụ hồ, được đồng nào hay đồng ấy, vừa lo chi phí sinh hoạt, vừa cố gắng tích trữ cho những lần đi viện tiếp theo.
“Có cách nào cứu cháu không? Nó còn bé bỏng quá…”.
Bác sỹ bảo với bệnh tình của cháu thì cuộc chiến đấu còn dài và gian khổ lắm. Hiện tại cháu đang được theo dõi não chứ tim chưa thể can thiệp được. Sau 3 đợt phẫu thuật, hiện tại cháu bị suy dinh dưỡng nặng, thể trạng không cho phép can thiệp tim. Bác sỹ bảo, bệnh tim sẽ tiếp tục kéo theo nhiều chứng bệnh khác nữa…”, Nguyên bỏ lửng câu nói ở đó, cầm lấy bàn chân bé xíu của con như cố không để nước mắt rơi ra.
Video đang HOT
Sau nhiều tháng đằng đẵng nằm trên giường bệnh chăm sóc đặc biệt, Nguyễn Đình Nhật bị tăng trương cơ lực, các khớp xương bị cứng, gần như mất khả năng vận động. Từ một thằng bé hiếu động chạy nhảy khắp nhà, giờ Nhật chỉ nằm một chỗ, chân tay co quắp. Hằng ngày, bà Hải và chị Quế thay nhau xoa bóp theo hướng dẫn của bác sỹ để hồi phục cơ, xương cho Nhật.
3 lần mổ não khiến cơ thể của quá yếu, các bác sỹ chưa thể can thiệp tim cho Nhật.
Hơn 2 tuổi, Nhật cũng gần như mất khả năng ngôn ngữ. Tuy không nói, không vận động được nhưng Nhật có thể nghe và hiểu lời âu yếm, vỗ về của bà, của mẹ. Trong những câu chuyện của bà, của bố mẹ, thằng bé tủi thân, nhệch mồm ra khóc, bà Hải lại ôm nó lên, vỗ về trong hai hàng nước mắt chứa chan.
“Có cách nào cứu cháu bà không cô? Nó bé bỏng, tội nghiệp lắm”, bà Hải ôm đứa cháu trong lòng mà khóc. Dường như hiểu được nỗi lòng của bà, bé Nhật cũng nhệch mồm ra ú ớ. Bao nhiêu lâu rồi bà thèm một tiếng cháu gọi “bà ơi”…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1830: Bà Nguyễn Thị Thanh Hải (bà nội cháu Nhật), xóm 3, xã Nghi Liên, Tp Vinh, Nghệ An ĐT: 01644321577 STK: 3601205277640 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tp Vinh, Nghệ An 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hoàng Lam
Theo Dantri
"Bệnh thì tôi chưa chết ngay được, nhưng đói là... chết chắc"
Ông Lâm mang trong mình hai căn bệnh hiểm nghèo mà không có điều kiện để chữa trị. Mắt ông ngày một lồi to ra đến chẳng còn thấy rõ. Căn bệnh thoát vị ruột khiến ông đi lại khó khăn nhưng hàng ngày ông vẫn phải đi bán vé số để nuôi vợ con.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Văn Lâm (53 tuổi, ngụ ấp Phụng An, xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) vào một ngày đầu tháng 6, cũng là lúc ông Lâm kết thúc một ngày bán vé số với kết quả không mấy vui. "Bữa nay bán được 70 vé thôi chú ơi, tui phải về sớm vì đau quá đi không nổi nữa", ông Lâm mở đầu câu chuyện.
Ông Hà Văn Lâm với đôi mắt ngày một lồi ra, nhìn rất mù mờ.
Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Lâm chia sẻ, ông sinh ra và lớn lên ở ấp Phụng An này. Ông lập gia đình cùng bà Nguyễn Thị Hạnh, có một người con gái là cháu Hà Thị Mộng Cầm, hiện nay đang học lớp 8 tại Trường THCS xã Song Phụng.
Cuộc đời ông bà không may mắn khi bị cái đói đeo đẳng suốt bao nhiêu năm qua. Rồi nỗi khốn khó lại ập đến khi cách đây 4 năm, ông Lâm bị bệnh về mắt. Lúc đầu ông cứ nghĩ mắt đau bình thường nên không đi chữa trị vì cũng chẳng có tiền mà đi viện. Chỉ đến khi thấy đôi mắt của mình cứ ngày một lồi to ra, gây cảm giác khó chịu thì ông đành phải mượn chỗ này, vay chỗ kia chút ít đi khám thì đã muộn vì bệnh đã trở nặng. Theo kết quả khám bệnh của Bệnh viện Mắt TPHCM thì đôi mắt của ông Lâm có "nhiều khối tổn thương lan tỏa hốc mắt hai bên, cả ngoài nón, trong nón và các cơ vận nhãn, nghi u lymphoma".
Dù mang trong mình nhiều căn bệnh nhưng ông Lâm vẫn phải đi bán vé số để nuôi vợ con.
Không chỉ bị bệnh về mắt, đã mấy năm nay, ông Lâm còn "gánh" thêm trong mình một căn bệnh là bị thoát vị ruột. Căn bệnh này khiến cho việc đi lại của ông rất khó khăn, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, ông phải lặn lội bán vé số để tìm miếng cơm, manh áo cho cả nhà. "Tui vẫn phải gắng nén đau để đi bán vé số chứ nghề này mà không đi thì làm sao bán được, bữa nào đau quá chịu không nổi thì mới nghỉ thôi chứ thế nào cũng ráng hết. Chú thấy đó, tui bệnh, vợ con cũng bệnh nên khổ lắm, cả nhà bữa đói, bữa no là thường xuyên", ông Lâm ngậm ngùi nói.
Ông Lâm cho biết, cách đây khoảng hơn 2 tháng, ông được bệnh viện hẹn tái khám. Lúc đó trong nhà không có tiền nên ông phải cho một người khác thuê một phần đất của gia đình để làm nhà ở được 8 triệu đồng. Cầm tiền lên bệnh viện mắt khám xong đóng hết 4 triệu đồng. Sau đó họ hẹn tuần sau lên tái khám để có kế hoạch mổ nhưng 3 lần lên khám vẫn chưa được. "Đi tới đi lui nên số tiền còn lại cũng không còn vì mỗi lần đi khám phải trả tiền xe đò, tiền thuê nhà trọ ở chờ khám, tiền ăn uống nữa. Cũng vì hết tiền nên từ đó đến nay tui ở nhà luôn. Thôi thì tới đâu hay đó chứ biết làm sao được", ông Lâm bùi ngùi.
Tiếp lời chồng, bà Nguyễn Thị Hạnh nói hết sức xót xa: "Khi có kết luận ban đầu, bệnh viện cho biết phải mổ mới mong cải thiện được đôi mắt cho ông ấy. Chi phí cho ca mổ là 120 triệu đồng, do mình có bảo hiểm nên chỉ đóng 50%, nhưng cũng mất hết 60 triệu đồng. Nói thiệt là số tiền này vợ chồng tôi có nằm mơ cũng không có. Nếu có bán hết cả đất đai, nhà cửa cũng không thể có đủ tiền mà trị bệnh. Biết bệnh nặng nhưng nghèo quá đành mặc cho nó hành hạ thôi chú à".
Nhận kết quả khám bệnh với những căn bệnh hiểm nghèo mà ông Lâm chưa một lần dám mơ được trị bệnh bởi quá nghèo.
Được biết, gia đình ông Lâm chỉ có khoảng trên 1 công đất vừa làm nhà, vừa trồng cây ăn trái nhưng thu hoạch bấp bênh bởi không có vốn đầu tư nên trồng cây chẳng thu được gì. Để có miếng ăn cho cả nhà, ông Lâm phải đi bán vé số từ sáng đến tối, mỗi ngày kiếm được chừng 70.000 đồng- 100.000 đồng, số tiền này cũng chỉ tạm đủ cho gia đình có bữa ăn hằng ngày chứ không thể nào tích lũy để mà chữa bệnh.
Khốn khổ thêm khi không chỉ ông Lâm mang bệnh, vợ và con ông cũng bị bệnh. Bà Hạnh bị bệnh về huyết áp, khớp, dạ dày...Còn cháu Hà Thị Mộng Cầm bị viêm phổi kéo dài nên sức khỏe rất yếu. Cả nhà ông Lâm chỉ trông chờ vào công việc bán vé số của ông chứ không có nguồn sống nào khác. Khi chưa bị bệnh, bà Hạnh đi làm thuê kiếm vài đồng phụ thêm. Nhưng từ ngày bị bệnh đến nay, sức khỏe yếu hẳn nên bà phải ở nhà. "Giá như không bị bệnh thì tui cũng ráng đi làm thêm phụ với chồng lo cho gia đình chứ để ông ấy một mình thân mang bệnh kiếm tiền nuôi vợ con, tui đau lắm chú à", bà Hạnh xót xa.
Cuộc sống mưu sinh đã khổ, đến chỗ ở của gia đình ông Lâm cũng hết sức tồi tàn.
Đơn xác nhận gia đình khó khăn của ông Lâm.
Căn nhà của gia đình ông Hà Văn Lâm cũng là nhà do nhà nước xây tặng cách đây nhiều năm. Nền nhà chỉ là nền được đắp lên từ đất ruộng nên bị sụt lún, chỗ thấp, chỗ cao; còn mái nhà lợp tôn đã bị rỉ sét nhiều chỗ. Tài sản trong nhà không có gì quý giá ngoài một cái giường gỗ và một bộ ván gỗ cũ kỹ làm chỗ ngủ cho cả nhà. Nhiều năm qua, căn nhà đã xuống cấp, xiêu vẹo, giờ có thể bị sập bất cứ lúc nào nhưng với tình cảnh hiện nay, ông Lâm chẳng thể nào sửa sang lại được.
Bà Nguyễn Thị Phượng (một người dân ở địa phương) chia sẻ: "Hoàn cảnh gia đình ông Lâm thật khổ. Nhà có 3 người thì ai cũng bị bệnh cả, mà toàn bệnh nhà giàu mới chết chứ. Nhìn ông Lâm mắt mỗi ngày một lồi to ra, nhìn khó khăn, chân đi không mấy vững vàng mà vẫn phải cặm cụi bán vé số kiếm sống, thấy thật tội nghiệp. Chúng tôi mong qua báo, mọi người chung tay giúp đỡ ông Lâm vượt qua khó khăn này".
Chia sẻ với chúng tôi, vợ chồng ông Lâm cho biết, mong muốn của gia đình lúc này là có tiền để đi trị bệnh cho ông Lâm. "Là trụ cột trong gia đình, lỡ như ông ấy ngã xuống thì mẹ con tui biết phải làm sao. Còn việc học của đứa con gái nữa, cũng chưa biết thế nào bởi nhà khó khăn quá nên tương lai của cháu nó mịt mờ lắm chú à", bà Hạnh nghẹn lòng.
Để giúp người đàn ông này có điều kiện trị bệnh, rất mong sự sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm.
Ông Phan Văn Nhã- Phó Chủ tịch UBND xã Song Phụng xác nhận: "Hoàn cảnh gia đình ông Hà Văn Lâm thực sự khó khăn, là hộ nghèo của địa phương. Chúng tôi và bà con cũng tạo điều kiện giúp gia đình ông nhưng không thấm vào đâu. Qua báo Dân trí, chúng tôi rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ cho ông Lâm có điều kiện chữa trị lành bệnh để ông còn lo cho vợ con mình".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1818: Ông Hà Văn Lâm, ấp Phụng An, xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. ĐT: 016767 30745 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Xuân Lương - Huỳnh Hải
Theo Dantri
Thương người đàn ông với nụ cười... "khó coi" Hơn 60 tuổi nhưng ông chưa một ngày được sống như người bình thường. Căn bệnh quái ác đang rút cơ thể ông co lại, những cơn đau thâu đêm. Mẹ già mất, nhà cửa cũng không còn, ông phải đến nương nhờ em gái, ngày ngày nằm co quắp trên chiếc chõng đơn trong góc tường. Tìm về xóm 2, xã Nam...