“Mong manh áo vải hồn muôn trượng”
Sơn La bỗng nổi lên trên các kênh truyền thông mấy hôm nay vì sự kiện đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc với tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng (theo lời ông Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La, đề án với khoản kinh phí dự kiến 1.400 tỷ đồng là bao gồm nhiều hạng mục, trong đó Tượng đài Bác Hồ chỉ 200 tỷ đồng)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo về việc đầu tư Đề án này và làm rõ những nội dung báo chí phản ánh, gửi Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8 tới. Thông tin mới nhất, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng cho biết, dự án xây dựng quảng trường Sơn La khác hoàn toàn với Quy hoạch danh sách các địa phương được ưu tiên xây dựng, tu bổ tượng đài Bác Hồ, tức là không nằm trong quy hoạch đã duyệt.
Trong tất cả những ý kiến phản ánh trên báo chí, chưa thấy bất cứ ý kiến nào đồng tình với đề án này, ngoài lãnh đạo của tỉnh Sơn La.
Lãnh đạo tỉnh Sơn La nói gì, xin hãy nghe lời ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La: “Việc này nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ”.
Sơn La có tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ, hoặc có sự kiện lịch sử Bác Hồ về thăm đồng bào, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Tây Bắc, thì nhiều địa phương khác cũng có những sự kiện lịch sử khác. Để xây tượng Bác Hồ, không cần phải chứng minh điều gì, bởi vì chỉ nói tấm lòng của nhân dân là đủ, cho dù ở địa phương đó, Bác Hồ chưa một lần đặt chân tới.
Thừa Thiên – Huế cũng có sự kiện lịch sử Bác Hồ sống nhiều năm, đi học ở trường Quốc Học. Bình Thuận cũng có sự kiện lịch sử Bác Hồ sinh sống và dạy học tại đây một thời gian, nhiều tỉnh ở miền Bắc Bác đã từng đi thăm như Sơn La. Nếu tỉnh nào cũng xây quảng trường, tượng đài cả ngàn tỉ đồng thì lấy sức đâu mà làm, ngân sách quốc gia sẽ kiệt quệ.
Chắc chắn dưới chín suối, Bác Hồ sẽ không vui về điều này. Sinh thời, Bác Hồ có đời sống giản dị, sự vĩ đại của Hồ Chí Minh không phải là lâu dài cung điện quyền uy vua chúa, mà sức sống trong lòng dân tộc.
Video đang HOT
Vì vậy, Bác Hồ chỉ vui khi có nhiều trường học cho trẻ em được học hành đàng hoàng, có nhiều bệnh viện hiện đại chăm sóc sức khỏe cho người dân, có nhiều con đường tử tế cho những vùng nông thôn, miền núi cách trở giao thông…
Người từng tâm niệm: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
Bác Hồ chỉ vui khi Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Nhưng trong tất cả những điều Bác mong muốn, còn nhiều điều chúng ta chưa làm được, cần phải dành trí tuệ, tâm lực, tiền bạc, sức dân để hoàn thành. Bác Hồ đang mong chờ chúng ta làm được những điều đó, hơn là xây dựng tượng đài to lớn tốn kém tiền bạc trong khi dân còn nghèo, nước chưa mạnh.
Còn nhớ câu thơ của Tố Hữu viết về Bác Hồ, và có lẽ đây chính là tứ thơ tạc nên thần thái Hồ Chí Minh khái quát và sâu sắc nhất: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng. Hơn tượng đồng phơi giữa lối mòn”.
Vì vậy, “Hãy xây dựng tượng đài Bác Hồ trong lòng dân” như lời của GS. Mạch Quang Thắng, giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Lê Chân Nhân
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Theo Dantri
"Xách tay" 100 điếu xì gà, 1,5 lít rượu mạnh được miễn thuế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định về định mức hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế. Theo đó, cứ 90 ngày, người nhập cảnh được hưởng định mức hàng miễn thuế này 1 lần.
Quầy hàng miễn thuế tại các sân bay quốc tế.
Cụ thể, định mức hành lý được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của người nhập cảnh gồm: 1,5 lít rượu từ 22 độ trở lên; 2 lít rượu dưới 22 độ; 3 lít đồ uống có cồn, bia.
Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng dung tích vượt không quá 1 lít thì được miễn thuế cả chai, nếu dung tích vượt quá 1 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Đối với thuốc lá, người nhập cảnh được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng trong định mức 200 điếu thuốc lá điếu; 100 điếu xì gà; 500 gam thuốc lá sợi.
Quyết định cũng nêu rõ, đối với thuốc lá điếu, xì gà, người nhập cảnh chỉ được mang theo đúng định mức miễn thuế; nếu mang vượt định mức miễn thuế thì phần vượt phải được tạm gửi tại kho của Hải quan cửa khẩu và nhận lại trong thời hạn quy định tại Khoản 5 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Các định mức trên không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi.
Về định mức hành lý đồ dùng cá nhân, số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi.
Định mức hành lý của người nhập cảnh là các vật phẩm khác ngoài danh mục hàng hóa quy định nêu trên (không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá không quá 10 triệu đồng Việt Nam.
Khách nhập cảnh thường xuyên theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP không được hưởng định mức hành lý miễn thuế quy định nêu trên cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được hưởng định mức hành lý miễn thuế 1 lần.
Việt kiều về nước được mang 1 ô tô nhưng phải nộp thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt
Quyết định cũng nêu rõ định mức hàng hóa là tài sản di chuyển miễn thuế. Cụ thể, hàng hóa là tài sản di chuyển (gồm đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, trừ xe ô tô, xe mô tô) của cá nhân, của tổ chức, công dân Việt Nam kết thúc kinh doanh, làm việc ở nước ngoài về nước, định mức được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với mỗi đồ dùng, vật dụng là 1 cái hoặc 1 bộ.
Đối với xe ô tô, xe mô tô đã qua sử dụng thuộc sở hữu của cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, được miễn thuế nhập khẩu 1 xe ô tô, 1 xe mô tô, nhưng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Đối với xe ô tô (đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng) của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ 1 năm trở lên theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam nhập khẩu để sử dụng trong thời gian làm việc tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng 1 xe ô tô.
Xe ô tô đã qua sử dụng phải đảm bảo có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Chủ xe phải tái xuất xe ô tô khi kết thúc thời gian làm việc tại Việt Nam, trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì phải nộp thuế và thực hiện theo quy định của pháp luật đối với xe ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng. Trường hợp cần gửi lại xe ô tô để sử dụng trong đợt làm việc tiếp theo, chủ xe phải có giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước Việt Nam đã mời về nước làm việc.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng: Sau mưa lũ, Trung ương sẽ hỗ trợ Quảng Ninh, TKV ở mức cao nhất Chiều 5/8/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng họp, nghe lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) báo cáo về các biện pháp ứng phó, tình hình thiệt hại và các nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ nghiêm trọng vừa qua tại Quảng Ninh. Ước tính đợt mưa lũ gây thiệt hại...