“Mông má” cua thường thành cua hoàng đế
Những con cua “ made in Việt Nam” to hơn cua bình thường, có kích thước trung bình chỉ bằng 2/3 thậm chí bằng một nửa so với cua hoàng đế “ngoại” đã được “mông má” để trở thành cua hoàng đế xịn.
Và nhiều đại gia đã “ăn quả đắng” khi thích thực phẩm “khủng” cho dịp tết. Họ phải chi tiền mua cua hoàng đế ngoại nhưng chỉ mua được cua “made inViet Nam”.
Thời gian gần đây, trên mạng đang xôn xao việc mua hải sản quý, đặc biệt là “cua hoàng đế” với mức giá cao ngất ngưởng. Cũng vì thế mà một số siêu thị đã tranh thủ nhập loại cua này về để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nhưng thực tế, có phải cua hoàng đế nào cũng là “nhập ngoại”?
Theo tư vấn của nhiều đầu bếp ở Hà Nội thì hiện nay, rất nhiều loại cua hoàng đế “made in Việt Nam” đang được trà trộn vào thị trường cua hoàng đế nhập ngoại. Loại cua hoàng đế “dỏm” này thực chất là cua biển bình thường của Việt Nam. Nó là những con cua to hơn cua bình thường được “mông má” thành cua hoàng đế. Nếu như mực có nhiều loại, mỗi loại có sự ngon riêng, tùy theo cách chế biến thì đặc điểm của các loại cua, ghẹ là con càng to, thịt càng ngọt và chắc. Dựa trên nguyên tắc này, người bán chỉ việc kỳ công hơn để lựa chọn những con có kích thước to, nổi bật nhất để gắn mác cua hoàng đế ngoại bán cho khách hàng.
Hiện nay, rất nhiều loại cua hoàng đế “made in Việt Nam” đang được trà trộn vào thị trường cua hoàng đế nhập ngoại.
Tuy nhiên, so với cua hoàng đế “xịn”, có kích thước trung bình thì những con cua này chỉ bằng 2/3 thậm chí bằng một nửa. Với mức giá trên dưới 1 triệu đồng/con không phải quá ngất ngưởng nên nhiều “dân chơi rón rén” vẫn ồ ạt đặt mua loại thực phẩm này khiến không khí mua sắm trên các diễn đàn rôm rả.
Tương tự, các loại thực phẩm được xếp vào dạng “đẳng cấp” hạng trung như cá tầm, cá vược sông, cá anh vũ… cũng được trà trộn nhiều hàng không đúng nguồn gốc để bán.
Theo tiết lộ của đầu bếp V.C, riêng mặt hàng cá tầm Nga “xịn” có giá từ 800.000 – 1,2 triệu đồng/kg nhưng cá tầm Việt Nam nuôi, chỉ có giá từ 400 – 500.000 đồng/kg. Nếu không phải là người am hiểu về cá thì không thể phân biệt được đâu là cá tầm Nga, cá tầm Việt Nam. Các đại gia đặt mua cá tầm Nga, trả tiền cá tầm Nga nhưng bị ăn cá tầm Việt Nam nuôi là chuyện “thường ngày ở huyện”.
Anh V.C bật mí, cách nhận biết các chiêu trò này của đại lý bán thuỷ sản rất đơn giản. Cá tầm Nga, ngoài phần thịt cá được lọc còn phần xương sụn rất nhiều. Cá tầm Nga hầu hết là hàng đông lạnh, tuy nhiên do đặc điểm thịt cá có tính đàn hồi tốt nên có thể dùng tay ấn thử vào các thớ thịt thì người tiêu dùng có thể nhận biết được ngay. Với cá tầm Việt Nam, thớ thịt khi ấn sẽ mềm tay hơn còn phần xương sụn khi ăn sẽ bị bở, nếu nhúng lẩu sẽ chóng mềm, không có độ dai… Tại các nhà hàng, khách sạn, món cá tầm xào hạnh nhân dễ bị “đổi hàng” nhất.
Video đang HOT
Đối với món vây cá mập, ngay cả khi chế biến, ngoài cảm giác “lựt sựt” khi ăn thì điểm cộng ở giá trị dinh dưỡng rất cao. Đặc biệt, vây cá mập có những thành phần bổ dưỡng cho các quý ông. Chuyện phân biệt đó, chỉ những “người trong nghề” mới hiểu, mới phân biệt được khi mua. Phần lớn, các đại gia không thể phân biệt được khi mua thực phẩm “khủng”. Vì vậy, bỏ tiền thật, mua thực phẩm nhái là hoàn toàn xảy ra.
Do đặc điểm sinh sống ở những vùng biển nước rất lạnh và sâu từ 200 – 400m và chỉ xuất hiện vào những ngày biển động hay bão biển nên việc săn bắt được chúng khá khó khăn và nguy hiểm. Là loại cua sống lâu năm nên cua hoàng đế có kích thước và trọng lượng lớn hơn rất nhiều so với cua biển thông thường, cân nặng trung bình từ 2-3kg, những con to lên tới 7kg, càng và chân rất dài.
Anh Nguyễn Vũ Thanh Tùng, nghiên cứu sinh tại Tokyo (Nhật Bản) cho biết: Giá loại cua này khi mua ở Nhật, hàng tươi sống, chỉ từ 1,5 – 2 triệu đồng/kg. Do đặc điểm sinh sống lâu năm ở môi trường tự nhiên nên thịt cua chắc và ngọt hơn cua bể thông thường ở Việt Nam. Đặc trưng của đất nước Nhật rất giàu về nguồn thực phẩm từ biển nên người dân Nhật có thói quen ăn cua từ 1 – 2 lần/tháng. Việc chế biến loại cua này cũng không cầu kỳ mà đơn giản và ngon nhất là hấp hoặc nhúng lẩu, vừa giữ nguyên được mùi vị của cua lại đảm bảo nước ngọt từ thịt cua. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nó thuộc vào hàng đắt đỏ thì không thể là thực phẩm ăn hàng ngày.
Theo Dantri
Hải sản bạc triệu trên bàn tiệc đại gia
Thời buổi kinh tế khó khăn nhưng không ít đại gia Việt vẫn sẵn sàng chi hàng chục thậm chí cả trăm triệu đồng cho một bữa để "thể hiện đẳng cấp".
Cua Hoàng đế có giá 5 triệu đồng/con
5 triệu ăn 1 con tu hài
Tu hài nhập khẩu từ Canada đang là món ăn yêu thích của nhiều đại gia Việt. Dù giá cả đắt đỏ, các đại gia vẫn chọn loại tu hài ngoại để khẳng định đẳng cấp và sự sành điệu của mình. Tin đồn về khả năng tráng dương thần kỳ của loại họ ốc này càng làm nhiều người đua nhau mua.
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2001, hiện tu hài Canada được một số nhà hàng hải sản của Hà Nội sử dụng để chế biến món ăn cho các đại gia lắm tiền nhiều của với giá 1,9 - 2,5 triệu đồng/kg.
Một nhân viên nhà hàng hải sản cao cấp ở hồ Trúc Bạch (HN) cho biết, rất nhiều khách hàng thích ăn tu hài nhưng thường chỉ có đại gia mới lựa chọn tu hài Canada vì giá quá "chát". Một con tu hào Canada nặng hơn 2kg của nhà hàng rơi vào khoảng 5 triệu đồng, xấp xỉ một tấn thóc.
Nhân viên này cũng cho hay, với một lần tiếp khách khoảng 6 người, các đại gia chọn 1 con tu hài Canada 2,5kg với mức giá 6,2 triệu đồng làm món ăn chủ đạo kèm theo súp và rượu ngoại. Một bát súp nhỏ nhưng đẳng cấp được chế biến từ vi cá trùm, đặc biệt hoặc vi cá bào ngư cắt lát, có giá gần 1 triệu, rượu khoảng 8 - 10 triệu đồng. Tính sơ sơ, một bữa ăn của đại gia có thể lên đến ba bốn chục triệu đồng.
5 triệu ăn một con cua
Tháng 7 vừa qua, một siêu thị ở Hà Nội có bán loại cua khổng lồ với giá khoảng 5 triệu đồng một con. Mức giá này đắt gấp 10 lần loại cua bể của Việt Nam.
Loại cua này có giá bằng cả tấn thóc và chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng đã trở thành món khoái khẩu của nhiều "đại gia". Siêu thị cho biết có khá nhiều khách hàng tới hỏi mua loại cua này. Chỉ trong 1 ngày, siêu thị này đã bán hết veo 3 con. 7 con nhập về cũng nhanh chóng được bán hết.
Loại cua trên có tên King crab hay còn gọi là cua Hoàng đế. Nó chỉ sống ở những vùng biển nước rất lạnh và sâu từ 200-400m. Để đánh bắt được loại cua này, những người thợ săn phải ra khơi vào những ngày bão biển.
Cua Hoàng đế có kích thước và trọng lượng lớn hơn rất nhiều so với cua biển thông thường, cân nặng trung bình từ 2-3 kg, những con to lên tới 7 kg. Mỗi con cua Hoàng đế có 6 chân, 2 càng. Mỗi chân cua to ngang với càng cua bể, chân dài lên đến 1,5 m. Chiều dài càng lên đến 40-50 cm. Loại cua này được tôn lên làm "vua" của các loại cua.
3 con rùa 150 triệu đồng
Thời buổi kinh tế khó khăn, nhưng có đại gia đã vung tiền cho một bữa ăn lên tới 150 triệu đồng chỉ có 3 con rùa vàng. Giá của loại rùa này lên tới 50 triệu một con.
Người ta đồn nhau rằng rùa vàng là loài cực quý hiếm, sống trên đại ngàn, hấp thụ linh khí của trời đất nên máu thịt tinh khiết, đại bổ, ăn vào tăng cường sinh lực, đặc biệt ai có bệnh tim nếu uống rượu pha mật rùa, huyết rùa sẽ hết ngay. Vì thế, dù giá có đắt đỏ, nhưng người có tiền vẫn mua để thể hiện "đẳng cấp" của mình.
Chi tiền triệu ăn tôm hùm
Một nhà hàng trên phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội) mỗi ngày tiêu thụ khoảng nửa tạ tôm hùm. Khách đã đến đây thường gọi món tôm hùm. Thậm chí, có nhiều thực khách thanh toán khoảng vài chục triệu riêng tiền tôm hùm. Nhân viên nhà hàng này cho hay, bão giá nhưng lượng khách hàng đến đây không hề giảm đi.
Tôm hùm được tôn vinh là vua của các loại hải sản bởi giá trị dinh dưỡng cao và khả năng chế biến thành rất nhiều món ngon. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, tôm hùm vẫn là món ăn xa xỉ. Loại hải sản này thường chỉ xuất hiện trên những bàn tiệc với chi phí "khủng" mà chỉ có những người có điều kiện mới dám ăn. Một kg tôm hùm tươi sống có giá từ 3,5 - 4,5 triệu đồng, khi đưa vào chế biến tại các nhà hàng giá thành còn cao hơn nhiều.
Bỏ chục triệu ăn súp vây cá mập
Trước đây, chỉ có các bậc vua chúa mới có thể ăn món súp vây cá mập. Tuy nhiên, hiện nay, món ăn này đã xuất hiện nhiều ở các nhà hàng. Song món ăn cao cấp này vẫn có giá cao ngất ngưởng.
Được biết, giá mỗi thố nhỏ dành cho một người ăn ở nhà hàng thường vào tầm 1.320.000 đồng. Còn giá cho 1 kg vây cá mập chưa chế biến dao động từ 10 triệu - 20 triệu đồng.
Món súp vây cá mập được xem là món ăn thể hiện đẳng cấp và địa vị xã hội. Nhiều đại gia cho rằng đó là một món phải có tại các bữa tiệc xa hoa như đám cưới, lễ kỷ niệm...
Theo xahoi
Đại gia Việt: "Đẳng cấp" đến từng món ăn Kinh tế khó khăn không đồng nghĩa với việc không lộ diện những món ăn hiếm, "đắt xắt ra miếng". Đi cùng hành trình tìm kiếm sơn hào hải vị của đại gia Việt chính là sự xuất hiện của vô vàn món ăn "quý tộc", từ loại rẻ như cá anh vũ 3,5 triệu/1kg đến 50 triệu xơi hẳn rùa vàng... 500...