Mong được công nhận chuyển giới với người không phẫu thuật
Nếu được công nhận chuyển đối giới tính, người chuyển giới sẽ được sống với giới tính mới mà không cần phải sống kiếp “hồn Trương Ba da hàng thịt”, được pháp luật công nhận, được kết hôn…
Những người “vô hình”
Lê Ánh Phong (SN 1988, quê ở Quảng Ngãi) vốn là một cô gái sống trong thân xác của một chàng trai. Để được sống với giới tính mình khát khao, năm 2013 Phong đã sang Thái Lan phẫu thuật. Trước đó, cô lén lút uống hormone do các bạn cùng giới xách tay từ nước ngoài về. Phong cho biết, sang Thái Lan phẫu thuật rất tốn kém, việc uống hormone không rõ nguồn gốc, không được bác sĩ kê đơn và theo dõi tác dụng phụ rất có hại. Tuy nhiên Phong và các bạn chuyển giới chẳng có cách nào khi tại Việt Nam chưa cho phép các bệnh viện thực hiện chuyển giới.
Nguyễn Ngọc Anh (25 tuổi, Hà Nội) là chuyển giới nữ, dù trông chị khá xinh đẹp nhưng vẫn nhận nhiều ánh mắt kỳ thị. Ngọc Anh không thể lên máy bay vì giới tính trên chứng minh thư là nam, còn người thật lại là nữ. Ngọc Anh cho biết, ngay cả việc đi vệ sinh công cộng cũng khó khăn vì cả nam và nữ đều bài xích chị.
Trúc Linh (đứng) cho rằng chỉ người phẫu thuật hoặc uống hormone mới được thừa nhận chuyển giới là chưa đủ. Ảnh: Diệu Linh
Theo ông Lương Thế Huy – Giám đốc Chương trình Quyền LGBT (quyền cho người đồng tính nam – nữ, song tính, chuyển giới) của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), người chuyển giới chịu rất nhiều thương tổn khi sống với giới tính mà họ mong muốn. “Người chuyển giới “vô hình” trong luật pháp, không lên được máy bay vì khai sinh và bề ngoài khác nhau, không được phép kết hôn, không cơ sở y tế nào nhận phẫu thuật và điều trị hormone cho người chuyển giới…”- Huy nói.
Mới đây, Điều 37 Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có hiệu lực 1.1.2017 đã cho phép “cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi”. Như vậy, chỉ những người chuyển giới đã qua phẫu thuật mới được xã hội thừa nhận.
Video đang HOT
Sẽ thừa nhận cả người uống hormone
Hiện nay, nhiều cơ sở y tế có thể can thiệp bằng hormone, tuy nhiên việc này cần phải rất thận trọng. Hormone giống “con dao hai lưỡi”, nếu không cẩn thận sẽ để lại hậu quả khôn lường. Còn can thiệp ngoại khoa càng cần thận trọng hơn vì dễ xảy ra tai biến”.
Bác sĩ Nguyễn Quang – Trung tâm Nam học (Bệnh viện Việt Đức)
Mới đây, Bộ Y tế đã lấy ý kiến vào dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách Luật Chuyển đổi giới tính. Đây là bước đầu tiên cho việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính trong thời gian tới. Nếu luật được ban hành, người chuyển giới sẽ được pháp luật công nhận, được chuyển đổi giới tính trên giấy tờ, được quyền phẫu thuật, khám điều trị chuyển giới tại bệnh viện trong nước, được phép kết hôn.
Ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đánh giá 8 chính sách có thể gây tác động lên người chuyển giới và nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan. Mỗi chính sách, Bộ Y tế sẽ đưa ra 2-3 giải pháp kèm theo đánh giá tác động của mỗi giải pháp. “Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, văn hóa Việt Nam, Bộ Y tế nghiêng về giải pháp cho phép chuyển đổi giới tính với các trường hợp đã sử dụng hormone hoặc đã can thiệp ngoại khoa. Còn các trường hợp không có can thiệp gì mà chỉ “tự nhận” mình là chuyển giới sẽ không được công nhận. Ở giai đoạn đầu, tất cả những người đã phẫu thuật chuyển giới bất hợp pháp hoặc hợp pháp trong và ngoài nước nếu đủ các điều kiện khác sẽ được công nhận là chuyển giới. Các bệnh viện được phép cấp giấy công nhận chuyển giới cũng phải đủ điều kiện theo quy định…” – ông Quang nói.
Tuy nhiên, theo Trúc Linh – một bạn chuyển giới từ nam sang nữ, nếu chỉ người đã phẫu thuật và dùng hormone mới được công nhận chuyển giới là không đủ. Vì trên thực tế nhiều bạn chuyển giới chỉ “giả trang” bằng quần áo, tóc, trang điểm chứ không đủ tiền để phẫu thuật. Còn có bạn muốn phẫu thuật hay dùng hormone nhưng không đảm bảo sức khỏe. “Dùng hormone có nhiều tác dụng phụ, phẫu thuật cũng có quá nhiều đau đớn, biến chứng nên không phải người chuyển giới nào cũng chấp nhận hy sinh sức khỏe, tuổi thọ để làm. Nhưng họ vẫn thực sự mong muốn sống với giới tính khác với giới tính mình sinh ra” – Linh nói.
Lý giải về điều này, ông Quang cho biết, đặt ra điều kiện là nhằm hạn chế các trường hợp lợi dụng điều này để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ pháp lý hoặc hạn chế những trường hợp đua đòi, bỗng nhiên một ngày đẹp trời lại cao hứng muốn nam thành nữ, nữ thành nam.
Ông Quang nhận định, cho dù giải pháp nào cũng sẽ không thể bao quát hết tất cả mọi vấn đề, mọi đối tượng. “Tuy nhiên, cần phải có những quy định về điều kiện chuyển giới để hạn chế các tác động tiêu cực” – ông Quang nói.
Theo Danviet
Một "mớ" lo nếu công nhận chuyển đổi giới tính ở Việt Nam
Nếu Luật Chuyển đối giới tính ra đời, người chuyển giới sẽ được công nhận, được quyền phẫu thuật tại bệnh viện trong nước, được thừa nhận giới tính trên giấy tờ... Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhiều người.
Tại Hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách Luật Chuyển đổi giới tính ngày 12.5, ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đánh giá 8 chính sách có thể gây tác động lên người chuyển giới và nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan. Mỗi chính sách, Bộ Y tế sẽ đưa ra 2-3 giải pháp kèm theo đánh giá tác động của mỗi giải pháp.
Tuy nhiên, ông Quang cho biết: "Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đạo đức, văn hóa Việt Nam, Bộ Y tế nghiêng về giải pháp cho phép chuyển giới với các trường hợp đã sử dụng hooc môn hoặc đã can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật ngực hoặc cơ quan sinh dục). Còn các trường hợp không có can thiệp gì mà chỉ "tự nhận" mình là chuyển giới thì sẽ không được công nhận. Người chuyển giới muốn được công nhận cũng phải từ 18 tuổi trở lên, độc thân, có chứng nhận chuyển giới của bệnh viện. Ở giai đoạn đầu, tất cả những người đã phẫu thuật chuyển giới bất hợp pháp hoặc hợp pháp, trong và ngoài nước nếu đủ các điều kiện khác sẽ được công nhận là chuyển giới. Các bệnh viện được phép cấp giấy công nhận chuyển giới cũng phải đủ điều kiện theo quy định. Khi đó người chuyển giới sẽ thực hiện các quy định của pháp luật với giới tính được thừa nhận".
Trúc Linh - một bạn chuyển giới từ nam sang nữ cho biết, nếu chỉ người đã phẫu thuật và dùng hoóc môn mới được chuyển giới là không đủ. Vì trên thực tế nhiều bạn chuyển giới chỉ "giả trang" bằng quần áo, tóc, trang điểm chứ không đủ tiền để phẫu thuật. Còn có bạn muốn phẫu thuật hay dùng hoóc môn thì không đảm bảo sức khỏe. "Dùng hoóc môn có nhiều tác dụng phụ, phẫu thuật cũng có quá nhiều đau đớn, biến chứng nên không phải người chuyển giới nào cũng chấp nhận hy sinh sức khỏe, tuổi thọ để làm. Nhưng họ vẫn thực sự mong muốn sống giới tính khác với giới tính mình sinh ra. Nếu họ không được công nhận chuyển giới thì quá thiệt thòi" - Linh nói.
Trúc Linh cho biết còn nhiều bạn chuyển giới không thích phẫu thuật và dùng hoóc môn
Trên thực tế không phải người chuyển giới nào cũng đủ sức khỏe hoặc có tiền để thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, một người chuyển giới phải trả chi phí khoảng 4000-5000 USD (xấp xỉ 100 triệu đồng), thậm chí có ca phẫu thuật tốn 30-35.000 USD (700-800 triệu đồng). Còn dùng hoóc môn theo đường tiêm hoặc uống thì mỗi năm cũng tốn kém từ 1-17 triệu đồng.
Lý giải về điều này, ông Quang cho biết, điều này nhằm hạn chế các trường hợp lợi dụng điều này để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ pháp lý hoặc hạn chế những trường hợp đua đòi bỗng nhiên một ngày đẹp trời lại cao hứng muốn nam thành nữ, nữ thành nam.
Ông Quang nhận định, cho dù giải pháp nào cũng sẽ không thể bao quát hết tất cả mọi vấn đề, mọi đối tượng. "Tuy nhiên, cần phải có những quy định về điều kiện chuyển giới để hạn chế các tác động tiêu cực" - ông Quang nói.
Người chuyển giới băn khoăn nhiều về các điều kiện được công nhận chuyển giới
Còn đối tượng độc thân sẽ hạn chế làm tổn thương bạn đời của người chuyển giới nhưng cũng sẽ gây khó khăn cho người nào vừa muốn chuyển giới vừa muốn chung sống với bạn đời vì lý do nào đó. Trên thực tế, không ít cặp vợ chồng đang chung sống hạnh phúc thì người vợ (chồng) lại muốn chuyển giới và họ vẫn duy trì hôn nhân, vẫn yêu nhau như trước. Đối với người chuyển giới đã có con thì sau đó, đứa con sẽ khó khăn trong việc thay đổi xưng hô với người trước đây là mẹ (nữ) giờ lại là nam hoặc trước đây là bố (nam) giờ lại là nữ.
Theo ông Quang, sau khi đánh giá tác động, Bộ Y tế sẽ báo cáo với Quốc hội, sau khi được thông qua mới bắt đầu xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính, nhằm đảm bảo việc xây dựng Luật chặt chẽ, hợp tình, hợp lý hơn. Dự định Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được khởi động vào 1-2 năm nữa.
Theo Danviet
Trải lòng của những người lưỡng tính, không biết mình là nam hay nữ "Khi đi làm, em không thể mặc bộ váy trong khi giới tính mình là nam. Không thể mặc váy, để bê két bia", Thanh chia sẻ. Một trong những người mong muốn sớm được phẫu thuật chuyển đổi giới tính "Người chia sẻ thì ít nhưng người "chọc ngoáy" thì nhiều" Nguyễn Mai Thanh, sinh năm 1992, TP.HCM cho rằng mình là...