Móng chân chuyển sang màu này coi chừng bệnh nguy hiểm
Móng chân có mùi khó chịu, bị đổi màu… có thể đó là những biểu hiện của nhiễm trùng, nấm móng chân hoặc nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, nếu móng chân của bạn chuyển sang màu đen, rất có thể đó là do vết bầm tím dưới móng hay còn được gọi là tụ máu dưới móng.
Nguyên nhân có thể là do bị vấp ngón chân hoặc do giày dép quá chật làm chèn vào mũi chân. Vết bầm tím thường bắt đầu có màu đỏ, sau đó chuyển sang màu tím, nâu sẫm và cuối cùng là màu đen, khi máu bên dưới móng đọng lại và đóng cục.
Móng chân đen có thể là do bị vấp ngón chân hoặc do giày dép quá chật làm chèn vào mũi chân (Ảnh: Getty).
Nếu bạn không phải là vận động viên chạy bộ, giày của bạn rộng rãi và bạn chắc chắn rằng mình không bị đau ngón chân thì nên kiểm tra xem liệu có phải thuốc nhuộm đã bị bong ra khỏi một đôi giày hay không.
Nếu không, hãy đi khám bác sĩ. Nguyên nhân khiến móng chân màu đen có thể bắt nguồn từ một vài vấn đề sức khỏe hiếm gặp hơn, chẳng hạn như: Khối u ác tính, một dạng ung thư da, nhiễm trùng, nấm, móng mọc ngược mãn tính.
Móng chân chuyển sang màu vàng thường do nấm.
Bạn có thể thử dùng kem chống nấm không kê đơn. Nếu móng có màu vàng và dày lên, hãy dũa nhẹ bề mặt để thuốc có thể đi đến các lớp sâu hơn. Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ.
Video đang HOT
Móng chân màu xanh lá
Đây có lẽ là màu bạn không muốn nhìn thấy trên móng chân của mình, trừ khi bạn sơn móng chân.
Đó có thể là hội chứng móng xanh (chloronychia), do nhiễm trùng gây ra. Thủ phạm thường là vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt.
Nguy cơ nhiễm trùng có thể đến từ bồn tắm nước nóng, miếng bọt biển, thậm chí cả đôi giày chật mà bạn đã mang trong một thời gian dài.
Màu xanh nằm bên dưới móng, do vậy bạn đừng cố tẩy sạch mà thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ.
Móng chân có đốm màu xanh tím
Nếu bạn bị vấp và ngón chân chuyển sang màu xanh thì không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bạn bị đốm xanh ở móng chân mà không có lý do rõ ràng thì hãy đến gặp bác sĩ.
Một đốm nhỏ dưới móng tay hay móng chân có thể là vô hại nhưng trong một số trường hợp những đốm màu xanh dưới móng này có thể trở thành ung thư, dù tỷ lệ này là rất hiếm.
Cả móng chân chuyển sang màu trắng
Bệnh nấm móng bề ngoài màu trắng có thể khiến toàn bộ móng trở nên sần sùi, dễ mủn, dễ gãy (Ảnh: Getty).
Nếu móng chân của bạn chuyển sang màu trắng hoặc có những mảng lớn màu trắng thì có thể bạn đã bị nhiễm nấm.
Bệnh nấm móng bề ngoài màu trắng có thể khiến toàn bộ móng trở nên sần sùi, dễ mủn, dễ gãy. Trong trường hợp này bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường.
Móng chân xuất hiện mảng màu vàng ngả trắng
Móng nhiễm nấm sẽ xuất hiện một mảng màu trắng hơi vàng bắt đầu ở gốc móng chân, gần lớp biểu bì. Bệnh thường gặp ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Móng chân có sọc đỏ trắng
Khi móng chân có sọc đỏ và trắng thì nguyên nhân thường xuất phát từ các bộ phận khác của cơ thể.
Những đường sọc này kết hợp với các vết nứt hình chữ V ở đầu móng chân thường là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Darier. Đây là một bệnh di truyền, chủ yếu ảnh hưởng đến da và gây ra các nốt mụn mủ có mùi hôi.
Móng chân có vệt nâu
Melanonychia là một thuật ngữ y học được sử dụng để mô tả sắc tố đen hoặc nâu của móng, thường là một dải sắc tố màu nâu đen chạy dọc theo chiều dài của móng.
Nguyên nhân có thể do: Chấn thương, khối u ác tính, tình trạng viêm nhiễm, nhiễm nấm, do một số loại thuốc.
Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, tốt nhất bạn nên kiểm tra nếu phát hiện thấy các vệt màu nâu này trên móng chân.
Sưng mí mắt kéo dài: Cần chú ý những bệnh tiềm ẩn nào?
Phần da mí mắt của chúng ta rất mỏng. Dù vậy, thỉnh thoảng chúng vẫn sưng lên. Nguyên nhân khiến mí mắt sưng có thể đơn giản là do mất ngủ, khóc nhiều. Nhưng đôi khi, đó là vì bệnh tiềm ẩn.
Mí mắt có thể sưng do dị ứng, tuyến lệ hay tuyến meibomian có chức năng tiết chất nhờn cho mắt bị tắc nghẽn hoặc do thứ gì đó, chẳng hạn phấn trang điểm lọt vào mắt, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Sưng mí mắt kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân gây sưng mí mắt. Những vấn đề này thường là do đau mắt đỏ, bệnh zona thần kinh, lẹo hay viêm bờ mi gây ra.
Dù không thường xuyên xảy ra nhưng mí mắt bị sưng có thể do suy giáp, tình trạng mà chức năng hoạt động của tuyến giáp bị suy yếu. Các nguyên nhân ít gặp khác làm sưng mí mắt là hội chứng thận hư.
Hai căn bệnh hiếm gặp khác có thể gây sưng mí mắt là viêm tổ chức hốc mắt hoặc huyết khối xoang hang. Trong trường hợp viêm tổ chức hốc mắt, xương hốc mắt sẽ bị nhiễm trùng. Với trường hợp huyết khối xoang hang, cục máu đông làm tắc nghẽn tĩnh mạch nằm ở phần dưới cùng của sọ. Cả 2 trường hợp này đều cần phải cấp cứu.
Tất nhiên, không phải mọi trường hợp sưng mí mắt đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng mí mắt mà một số là nhẹ, chỉ cần các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, chườm mát là có thể giảm đau hiệu quả.
Với trường hợp sưng mí mắt do nhiễm trùng, người bệnh có thể được bác sĩ kê kháng sinh, thuốc nhỏ mắt và một số loại thuốc điều trị khác.
Nếu đã dùng mọi cách mà tình trạng sưng mí mắt không khỏi sau 2 ngày thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt. Trong tình huống sưng mí mắt bỗng dưng nghiêm trọng, kèm theo sốt, thị lực giảm, nhạy cảm với ánh sáng, viêm đỏ hoặc có cảm giác nóng rát thì cần đến bệnh viện ngay lập tức, theo Medical News Today.
Bác sĩ nói gì về giấc mơ "độ hàng" của nam giới? Tăng kích cỡ dương vật là nhu cầu từ xa xưa của nam giới. Ngày nay, vẫn có người bị xơ hóa, co rút dương vật và đau đớn vì tiêm chất cấm để tăng kích thước. Thạc sĩ, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), cho biết, gần đây, ngày càng nhiều nam giới...