Mong bố mẹ… ly hôn
“Hồi đó em lớp 2, anh trai lớp 3, nhà cũng khó khăn nên bữa cơm có thịt kho dừa là ngon lắm rồi. Nhưng bố mẹ cãi nhau, bố vung tay hất cả mâm cơm ra ngoài sân.
Hai anh em vừa sợ, vừa đói, vừa khóc ra ngoài sân dọn đống thức ăn và bát đĩa vỡ”, cô sinh viên ứa nước mắt kể. Hiện là sinh viên khoa văn trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Thu vẫn còn nhớ rất rõ những trận đòn vô duyên, vô cớ của bố lên người mẹ từ khi cô còn rất nhỏ, nhiều chuyện xảy ra đã quá lâu rồi nhưng vẫn hằn in như vừa mới xảy ra:
“Nhiều lần như vậy rồi cũng thành quen, hai đứa không khóc nữa mà chỉ lẳng lặng ngồi một góc nghe ngóng, nếu bố đánh mẹ thì chạy vào giữ bố lại”, Thu kể. Nhưng cô vẫn còn may mắn, bởi bố mẹ giờ đây đã không còn cãi vã nữa. Từ khi con cái đi học, thành đạt, có công ăn việc làm ổn định thì bố mẹ cũng yên lòng hơn và cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn.
Cô sinh viên tên Thảo rơi nước mắt khi kể về chuyện gia đình có bố đánh mẹ triền miên.
Thảo, sinh viên năm thứ 3, Đại học Thăng Long (Hà Nội) cũng sống trong một gia đình không yên ả. “Hai chị em mình thì nhỏ, khi bố đã uống rượu, rồi giận lên thì còn biết gì nữa, có lần đứa em gái nhảy vào ôm chân bố bị bố đạp hất vào tường, giờ nghĩ lại vẫn thấy thương em”.
Những người hàng xóm không biết hết chuyện, sang hỏi thăm chỉ trách và mắng hai chị em là dốt: “‘ Sao chúng mày ngu thế, để bố mày đánh mẹ thế à?’ Họ có biết đâu chúng em cảm thấy xấu hổ và tủi thân thế nào”, Thảo rơm rớm nước mắt kể.
Đến tận bây giờ khi con cái đã lớn, mối ám ảnh trong nhà vẫn chưa có hồi kết, mà thậm chí ngày càng trầm trọng hơn. “Lần về gần đây nhất, hồi cuối tháng 9, mình về đến đầu ngõ đã nghe tiếng quát tháo, chửi bới của bố. Chạy vội vào thì thấy bộ ấm chén tan nát trên nền nhà, tấm gương to treo trên tường cũng bị vỡ một mảng. Gặng hỏi mãi mẹ mới nói chuyện bố đánh mẹ vẫn xảy ra thường xuyên, cứ đi đâu về có chuyện bực mình lại trút lên mẹ”, Thảo tâm sự.
Mỗi lần lên Hà Nội đi học Thảo lại lo nơm nớp cho mẹ, nhiều đêm nằm chỉ biết khóc. Nhưng hễ cô nói đến việc bố mẹ chia tay thì bà gạt đi ngay. “Mẹ bảo nhà có hai đứa con gái lớn rồi, mẹ không muốn li dị, mai kia ảnh hưởng đến chuyện lấy chồng, gia đình người ta nhìn vào sẽ đánh giá không tốt” – cô sinh viên cho biết. “Em không muốn mẹ chịu đựng như thế, nhiều khi thấy mẹ kể chuyện cho ai đó đều khóc. Cảm giác như mình là người có lỗi”.
Cũng có tâm lý “chỉ muốn bố mẹ chia tay” là tâm trạng của Bình, 22 tuổi (sinh viên học viện An Ninh), khi nhớ lại thời cấp 3. Nhà có hai anh em, mỗi lần bố đánh mẹ lại nhốt hai đứa trên tầng hai rồi bắt đi ngủ.
“Một lần mẹ chạy lên nhà bác ở gần đó, hai anh em lo quá sợ mẹ đi mất, trèo từ trên tầng hai xuống nhà tắm, rồi lại trèo qua bờ tường đi ra ngoài. Cứ thế hai ba giờ sáng vẫn đi chân đất ngoài đường. Vì mẹ bảo chết quách đi cho đỡ khổ nên em gái mình sợ, cứ khóc đòi đi tìm mẹ…”, Bình nhớ lại.
Video đang HOT
Đỗ đại học rồi, Bình chỉ mong cha mẹ chia tay, bởi một lý do rất đơn giản: “Em gái còn nhỏ, mình không muốn nó phải chứng kiến nhiều cảnh không hay của người lớn, sợ nó sẽ bị tổn thương như mình”.
Cho đến bây giờ đã được 3 năm kể từ khi bố rời khỏi ngôi nhà, cuộc sống cũng êm đềm hơn và ba mẹ con Bình cũng tự do hơn, không còn sợ bố quát, không còn thấy gò bó khi nở một nụ cười.
Bà Vy, mẹ của Bình bộc bạch: “Ngày xưa, nhiều lúc nhìn các con trong bữa cơm không tiếng cười nói cũng thấy thương. Bình với bé Vân cứ cặm cụi ăn rồi đứng lên, làm gì cũng nem nép như sợ gây ra lỗi. Mà thực sự vợ chồng đã không còn gì cứu vãn nữa thì không nên làm khổ con cái, nên tôi quyết định ly dị. Bây giờ thấy có lỗi với các con nhưng cũng an lòng hơn khi nhìn chúng được nô đùa thoải mái trong nhà”.
Nói về những trường hợp này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Như Mai, tại Trung tâm tư vấn tâm lý Hà Nội, cho biết: Không được sống cùng bố và mẹ dưới một mái nhà, tất nhiên ai cũng có sự thiếu hụt về tinh thần. Nhưng đa phần các bạn trẻ đều cho rằng nếu bố hoặc mẹ cảm thấy không còn thoải mái khi ở bên nhau nữa thì hãy chia tay. Sống trong một gia đình, bố mẹ không hề nói chuyện, không quan tâm đến nhau nữa thấy vô cùng ngột ngạt. Cứ dày vò nhau trong câm lặng và lạnh nhạt còn khủng khiếp hơn nhiều những trận cãi vã.
Bà Mai chia sẻ về trường hợp gần đây nhất, có một cô bé lớp 11 ở phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội, gọi điện đến kể về chuyện gia đình em ăn cơm. “Mọi thứ thức ăn đều chia đôi, bố ngồi trên bàn, hai mẹ con ngồi dưới chiếu. Cháu ngồi ăn cơm mà cứ như chịu cực hình. Bố mẹ cứ coi nhau như hai người xa lạ và cũng không nói với cháu câu nào, trừ khi có việc sai vặt”.
Cô bé này luôn sống trong tâm trạng tủi thân, lo lắng, không màng đến học tập và thậm chí còn không muốn về nhà. Hỏi về mong muốn của em thì nhận được câu trả lời không ngần ngại:: “Bây giờ bố mẹ cháu chia tay là tốt nhất”.
Càng lớn trẻ càng ý thức được gia đình sẽ là nền tảng để đánh giá con người. Điều đó có nghĩa những yếu tố ảnh hưởng đến danh dự rất quan trọng. Hầu hết các em thấy ngại khi phải đối diện với hàng xóm, người quen khi bố mẹ có xô xát. Và đáp án ‘Con muốn bố mẹ chia tay’, ‘con không muốn mẹ phải chịu đựng cảnh sống như thế này’ là chuyện tất yếu”, bà Trần Nguyệt Hằng, chuyên viên tư vấn tổng đài 1088 nhận định.
Cũng theo bà Hằng, 90% những trẻ vị thành niên ở Mỹ coi việc cha mẹ ly hôn là bình thường, bởi họ có quan điểm yêu và hết yêu rất rõ ràng. Nhưng ở nước ta, do quan niệm truyền thống ” nhà có nóc” nên việc một gia đình tan vỡ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các con dù ở bất kỳ lứa tuổi nào. “Bởi vậy trước khi đợi các con lên tiếng, chính những bậc cha mẹ phải có trách nhiệm với hành động của mình. Đừng đặt con cái vào một môi trường có nhiều tổn thương như thế và đừng bao giờ nghĩ rằng ‘chịu đựng ở bên nhau’ lúc nào cũng là tốt nhất cho con cái”.
Theo VnExpress
Mẹ chồng ra bế cháu giúp và đây là cách con dâu "báo hiếu" bà
Bà coi con dâu như con gái, giúp đỡ vợ chồng nó không màng lợi lộc gì vậy mà nó lại "báo hiếu" bà thế này ư? Hay con dâu thời này là thế?
ảnh minh họa
Chiều đang ngồi nhặt rau chuẩn bị bữa cơm tối thì con dâu gọi điện về bà Mận rồi nghe:
- Mẹ à, mai mẹ bắt xe ra ngoài này ở với vợ chồng con, trông cháu giúp con được không? Ngày kia con đi làm rồi mà chẳng tìm được ô sin nào cả, mới lại giờ ô sin bạo hành trẻ con nhiều con sợ lắm mẹ ạ. Mẹ ra giúp vợ chồng con nhé.
- Ừ, để mai mẹ bắt chuyến xe sớm ra trông thằng Tún cho. Mẹ ở nhà cũng chỉ chơi có làm gì đâu.
- Dạ, thế may mẹ lên sớm vào nhé. Con phát mệt với thằng Tún mất thôi.
Sau cuộc điện thoại vội của con dâu, bà Mận lại vội vã đi xếp đồ đạc rồi sang nhà con gái lớn gửi chìa khóa nhờ nó trông coi nhà hộ. Bà đi chuyến này không biết bao giờ về, để nhà không cũng không yên tâm.
4 giờ sáng, cô con gái lớn chở bà ra bến xe. Nhìn mẹ 72 tuổi rồi phải một mình đi 350km ra bế cháu hộ con trai, cô lắc đầu vừa thương mẹ vừa giận em bắt tội mẹ. 11 giờ lên đến nhà con dâu, vừa thấy mẹ chồng, Nhi (con dâu) đã đưa thằng cu cho mẹ bế mà chẳng thèm hỏi mẹ chồng đi có say xe, mệt nhọc gì không?
Không trách mắng gì con dâu, bà Mận vừa dọn nhà vừa bế cháu nội rồi nấu bột cho thằng nhỏ ăn. Từ ngày có mẹ chồng lên ở Nhi thảnh thơi ra hẳn, ngoài đi làm ra cô về nhà không làm bất cứ một việc gì kể cả thay bỉm cho con. Mọi việc đổ dồn lên đầu bà Mận hết. Mấy người hàng xóm thấy bà tất bật với nhà cửa và thằng nhỏ liền hỏi dò.
- Bác lớn tuổi thế sao còn đi làm ô sin làm gì, nhà bác túng thiếu thế sao? Tuổi bác là nghỉ hữu, dưỡng già thôi.
- Không, tôi là mẹ thằng Nam (con trai bà Mận). Tôi ra đây trông cháu cho hai vợ chồng nó yên tâm đi làm.
- Ối giời bác là mẹ chồng á? Vậy mà con dâu bác nó đối xử với bác chẳng khác gì người ở cả. Bác lành quá để con bé nó bắt nạt, có mẹ chồng tốt thế không biết điều lại còn chảnh chọe.
Cháu khóc, bà vội chạy vào không tiếp lời mấy bà hàng xóm kia nữa. Cứ thế bà Mận ở nhà vợ chồng Nam bế cháu hộ đã được gần một năm rồi. Ngày mai giỗ ông, bà nói chuyện với con dâu:
- Mai mẹ về quê sớm làm giỗ cho bố, tụi con về sau nhé.
- Mai giỗ bố ạ? Mẹ không nói sớm, mai con có cuộc hẹn quan trọng lắm không nghỉ được mẹ ạ. Con xin lỗi mẹ, con không về được rồi. Hình như mai anh Nam cũng đi công tác mẹ ạ.
- Thế à? Thôi hai đứa bận thì thôi vậy. Mẹ về quê lo giỗ cho bố là được.
Tối bà bế cháu xuống siêu thị gần nhà hóng gió nhưng lại quên mang bỉm cho thằng nhỏ. Bế cháu về nhà lấy bỉm bà chết sững nghe thấy con dâu nói chuyện với cô bạn trong phòng:
- Mày kiếm được bà mẹ chồng lên làm ô sin không lương cho được đấy. Tao đây này, mỗi tháng thuê mất 5 triệu.
- Ôi giời, cái bà già nhà quê ấy thì làm ô sin là đúng rồi. Tao phải lợi dụng, bắt bà ta làm ô sin cho nhà tao đến lúc chết chứ? Mai giỗ bố chồng tao cũng chẳng thèm về cái nhà xó xỉnh ở dưới quê đó, tao nói dối bận và báo luôn lão Nam nhà tao cũng bận. Không cho lão biết, khỏi về quê, tốn tiền.
- Kinh mạnh miệng thế. Mày không sợ mẹ chồng mày nghe thấy sao?
- Sợ gì, bà ấy đi xuống nhà tòa nhà rồi. Với tao, bố mẹ chồng chỉ là người dưng, chỉ có bố mẹ đẻ mới là mẹ mình thôi. Làm sao phải tốt với hạng người dưng đó chứ?
Sốc về những lời con dâu nói, bà quay đi ứa nước mắt khóc mà không nói câu gì. Cả đêm bà trằn trọc nằm suy nghĩ rồi sáng hôm sau để lại mảnh giấy ghi: "Mẹ về giỗ bố và không lên nữa đâu, mẹ không muốn là ô sin, cái gai trong mắt tụi con nữa!". Ngồi xe khách về quê, bà cứ khóc vì tủi thân, ấm ức. Bà coi con dâu như con gái, giúp đỡ nó không màng lợi lộc gì vậy mà nó lại "báo hiếu" bà thế này ư? Hay con dâu thời này là thế?
Theo Thegioitre
1 lần lau người cho vợ mới sinh, chồng ứa nước mắt khi biết lý do vì sao khi nào vợ cũng "thả rông" Thế rồi cho đến một ngày thì lúc đó con trai ị cả vào người Lan nên Dương phải lấy khăn lau người giúp vợ. Đến khi thấy vợ cởi chiếc áo ngực thì Dương điếng người không nói thành lời...hay đúng hơn là anh rưng rưng nước mắt... Kết hôn được hơn 4 tháng thì vợ chồng Lan và Dương nhận tin...