‘Mong bà con Quảng Nam ở Đà Nẵng chấp hành, tin tưởng quy định phòng, chống dịch’
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhắn nhủ: Rất mong bà con Quảng Nam tại TP.Đà Nẵng yên tâm, chấp hành và tin tưởng vào các biện pháp phòng, chống dịch của TP.Đà Nẵng.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người dân Quảng Nam tại khu cách ly khi được đón về từ TP.HCM. ẢNH: NAM THỊNH
Hôm qua (15.8), tỉnh Quảng Nam đã công bố tạm ngưng đón người dân đang ở TP.Đà Nẵng nhưng không có chỗ ở ổn định, đang gặp khó khăn về quê tránh dịch, theo kế hoạch đã triển khai trước đó. Quyết định mới này tác động không ít đến nhiều người dân có nhu cầu rời vùng đang áp dụng giãn cách xã hội.
“Quảng Nam sẵn sàng làm tất cả để hỗ trợ Đà Nẵng”
TP.Đà Nẵng chính thức thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”, vì thế kế hoạch đón người về quê của Quảng Nam phải tạm ngưng. Trao đổi với PV Thanh Niên ngày16.8, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam, lý giải việc tạm dừng đón người từ TP.Đà Nẵng về quê là để phối hợp cùng Đà Nẵng thực hiện nghiêm các quy định mới của Đà Nẵng.
Đến thời điểm hiện tại, Quảng Nam đã đón hơn 6.500 người dân có hoàn cảnh khó khăn ở TP.HCM và TP.Đà Nẵng về quê.
TP.HCM: Hơn 153.000 người tiêm vắc xin Vero Cell ngừa Covid-19
Quảng Nam cũng sẽ tạm dừng đón bà con ở các tỉnh phía Nam về để tập trung củng cố lại các cơ sở cách ly và điều trị phù hợp với tình hình mới của tỉnh. Sau khi đã ổn định, đảm bảo các điều kiện cần thiết, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh tại các địa phương, UBND tỉnh sẽ có kế hoạch đón bà con về sao cho phù hợp nhất, ông Lê Trí Thanh cho biết thêm.
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải dừng thực hiện cách ly tại các trường học theo kế hoạch của UBND tỉnh để tạo điều kiện vệ sinh y tế, chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại. Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ sở cách ly tập trung khác phù hợp ở cấp tỉnh và cấp huyện, đảm bảo sẵn sàng cho công tác phòng chống dịch.
Người dân Quảng Nam tự phát về và mắc kẹt tại chốt kiểm dịch xã Đại Hiệp trước đó. ẢNH: HUY ĐẠT
“Khi Đà Nẵng thực hiện phong tỏa, tỉnh Quảng Nam sẽ phối hợp với TP.Đà Nẵng để đảm bảo việc cung ứng lương thực, thực phẩm được diễn ra thông suốt. Chúng tôi sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ cho chính quyền và nhân dân Đà Nẵng khi được đề nghị từ UBND TP.Đà Nẵng”, ông Lê Trí Thanh khẳng định.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhắn nhủ thêm: “Rất mong bà con Quảng Nam tại TP.Đà Nẵng yên tâm, chấp hành và tin tưởng vào các biện pháp phòng, chống dịch của TP.Đà Nẵng”.
Người dân tự phát về quê tránh dịch lâm cảnh ăn ngủ ngoài đường
Vận động người dân ủng hộ nhu yếu phẩm gửi tặng Đà Nẵng
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch UBND H.Đại Lộc (Quảng Nam), cho biết hiện nay chưa có số liệu cụ thể về lượng người dân quê Đại Lộc đang làm việc, học tập tại TP.Đà Nẵng, nhưng đã kịp lập danh sách gần 500 người có hoàn cảnh khó khăn đang ở Đà Nẵng.
“Giải pháp hỗ trợ người dân của Đại Lộc ở tại TP.Đà Nẵng thì các ban ngành đoàn thể của huyện đã chủ động triển khai xong. H.Đại Lộc thuận lợi hơn vì giáp ranh với Đà Nẵng nên khi Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố 7 ngày thì địa phương sẵn sàng hỗ trợ cho người dân khó khăn. Vừa rồi huyện cũng đã chuyển hơn 30 tấn rau, củ, quả và nhu yếu phẩm tặng Q.Sơn Trà của TP.Đà Nẵng”, ông Quang nói.
Theo ông Quang, nếu bây giờ để người dân về tự phát không đúng kế hoạch của tỉnh sẽ rất nguy hiểm vì khó kiểm soát dịch bệnh, vì vậy mong bà con chấp hành quy định mới về công tác phòng chống dịch của tỉnh Quảng Nam cũng như của TP.Đà Nẵng.
“Những người dân về tự phát và mắc kẹt tại chốt kiểm dịch xã Đại Hiệp (H.Đại Lộc) giáp ranh với Đà Nẵng trước đó, địa phương đã đề xuất Đà Nẵng cho bà con quay lại để chờ kế hoạch của tỉnh. Huyện đã tuyên truyền, vận động và giải thích nên hiện số lượng bà con mắc kẹt tại chốt dường như không còn nữa”, ông Quang thông tin.
H.Đại Lộc cũng đang tiếp tục vận động người dân ủng hộ nhu yếu phẩm, nông sản để gửi ra TP.Đà Nẵng hỗ trợ những đối tượng gặp khó khăn, gồm bà con quê gốc Đại Lộc nói riêng và nhân dân TP.Đà Nẵng nói chung.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, theo kế hoạch cũ đã ban hành, Quảng Nam tổ chức cho người dân đăng ký để đón về quê (cách ly tập trung), dự tính thời hạn đăng ký kết thúc vào ngày 20.8. Tuy nhiên, ngày 15.8, kế hoạch đã thay đổi do diễn biến mới về công tác ứng phó dịch tại 2 địa phương lân cận Quảng Nam, Đà Nẵng. Cụ thể, từ 8 giờ ngày 16.8, TP.Đà Nẵng tạm dừng tất cả các hoạt động trên địa bàn, thực hiện nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó”. Thời gian thực hiện từ ngày 16.8 đến ngày 23.8 và trong thời gian này, người dân không được ra khỏi nhà, “cách ly tuyệt đối nhà với nhà” để kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Đây là giải pháp quyết liệt, chưa có tiền lệ trong phòng chống dịch của TP.Đà Nẵng.
Lái xe chở hàng từ Đà Nẵng đi Quảng Nam nếu ở lại phải cách ly tập trung trả phí
Chính quyền Quảng Nam yêu cầu tài xế chở hàng từ Đà Nẵng vào Quảng Nam khi giao hàng xong phải quay ra ngay, nếu ở lại phải vào khu cách ly tập trung có thu phí.
Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa có chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý vận chuyển hàng hóa ra, vào địa bàn tỉnh trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp.
Theo đó, từ 12h ngày 9/8, ông Tân yêu cầu phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu từ TP Đà Nẵng vào địa bàn tỉnh Quảng Nam và ngược lại phải thực hiện nghiêm các yêu cầu cụ thể sau: Có giấy vận tải (giấy vận chuyển) của các cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị thi công, đơn vị kinh doanh vận tải; trong đó khai báo rõ địa điểm giao hàng, nhận hàng, lịch trình di chuyển và xác nhận của tổ chức, cá nhân nơi giao, nhận hàng (trừ trường hợp xe vận tải nội bộ của đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị thi công).
Tài xế chở hàng từ Đà Nẵng vào Quảng Nam nếu ở lại phải vào khu cách ly tập trung có thu phí.
Trường hợp không có giấy vận tải (giấy vận chuyển) theo quy định nêu trên thì chỉ được phép giao nhận hàng, thực hiện trung chuyển hàng hóa tại các vị trí trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố do UBND cấp huyện công bố. Việc giao nhận hàng phải được thực hiện từ 6h đến 18h hằng ngày.
Riêng trường hợp vận chuyển hải sản phải thực hiện đổi lái xe tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 khi vào địa phận tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa bàn Quảng Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc "1 cung đường, 2 địa điểm". Riêng lái xe từ TP Đà Nẵng vào Quảng Nam yêu cầu ngồi trên xe, giao hàng xong phải quay ra ngay (nếu ở lại phải vào khu cách ly tập trung có thu phí ngay sau khi giao hàng); lái xe từ Quảng Nam ra Đà Nẵng khi về nhà phải ở nhà, không ra ngoài tiếp xúc với người khác trong thời gian 3 ngày (trừ trường hợp về rồi đi chở hàng lại ngay), ngày thứ 3 phải đến cơ sở xét nghiệm SARS-CoV-2, kết quả âm tính mới được ra ngoài.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định tạm dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa ra vào giữa Quảng Nam và Đà Nẵng bằng xe thô sơ, xe mô tô, xe gắn máy.
Nhiều thành phố có chỉ số tia cực tím ở mức gây hại rất cao Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/7, chỉ số tia cực tím (UV) cực đại ở hầu hết các thành phố có giá trị 8-9 - mức nguy cơ gây hại rất cao khi tiếp xúc với cơ thể người. Riêng thành phố Cà Mau có chỉ số tia UV ở mức thấp (2.2-3.5). Ngày 30/7, chỉ...