Mồng 4 Tết vẫn chưa được về ngoại dù cách có 20km, nàng dâu ấm ức nói 1 câu khiến cả nhà chồng câm nín
Nhà ngoại cách cũng không xa nên cô hẹn ông bà ngoại chiều mồng 2 Tết sẽ xuống, rồi chiều mồng 3 thì về. Thế nhưng, mọi thứ lại xoay chuyển khiến chính cô cũng không ngờ.
Thanh và Linh lấy nhau hơn 2 năm trời, có 1 nhóc cũng vừa được 1 tuổi. Tết năm trước, Linh vừa sinh con xong nên vẫn đang ở cữ, qua Tết cô mới về bên ông bà ngoại nên chẳng có vấn đề gì.
Năm nay, khi con đã lớn thì cô bàn với chồng sẽ về đó 2 ngày. Nhà ngoại cách cũng không xa nên cô hẹn ông bà ngoại chiều mồng 2 sẽ xuống rồi chiều mồng 3 thì về. Thế nhưng, mọi thứ lại xoay chuyển khiến chính cô cũng không ngờ.
Nghĩ được về nhà ngoại Linh đã thấy vui vẻ. (Ảnh minh họa)
Ban đầu, sáng mồng 1 Tết, sau khi đi hết bên nội của nhà chồng, Thanh chép miệng bảo:
- Vợ cố lên, sáng mai đi mấy bác bên ngoại nữa rồi mình về mẹ em.
Linh mệt nhưng vẫn cười rất tươi khi nghĩ tới việc sắp được về nhà mình:
- Ok chồng, mai mình sẽ đánh nhanh thẳng nhanh, ngồi chút thôi rồi rút nhé.
Nhưng chẳng ngờ, trong bữa ăn tối, mẹ chồng bảo:
- Hai vợ chồng mai về ngoại làm gì, mai các chị về đây cả ngày, ở nhà nấu nướng, ăn uống nữa chứ.
Linh đá đá chân chồng để anh nói:
- À mẹ ơi, vợ chồng con ăn bữa trưa được rồi.
- Thế ăn bữa trưa thì khi nào đi thăm họ bên ngoại? Hay định đi tít mít tới trưa thì về ăn để mẹ với các chị nấu à?
Nghe bà nói thế, Thanh cũng im bặt. Linh thì hiểu thừa ý bà, ấm ức nuốt cho hết bát cơm. Bà nhìn cô, lạnh tanh nói thêm:
Video đang HOT
- Nay không về thì mai về, bố mẹ vẫn còn đấy, đi đâu mà sợ. Lùi có hôm nữa mà nó mặt nặng mày nhẹ thế kia.
(Ảnh minh họa)
Linh vẫn im lặng. Thanh thì sợ bà mắng vợ thêm, đỡ lời:
- Thôi mẹ, bọn con biết rồi. Sáng mai hai vợ chồng con ở nhà nấu nướng cùng các chị, chiều mai thì đi thăm họ hàng.
Nhưng rõ là bố mẹ chồng không muốn cho Linh về, nên cứ kiếm cớ để giữ chân cô lại. Tới tối mồng 2, sau khi cơm nước, dọn dẹp xong xuôi, cả gia đình ngồi uống nước, bố chồng lại chép miệng hỏi:
- Ô, thế vợ chồng cái Linh mai về ngoại à?
- Vâng bố, con xin phép sáng mai gia đình cho về bên ngoại và ngủ ở đó 1 tối, ngày kia chúng con lại đưa cháu về - Linh nhanh nhảu đáp trước.
- Thế không ở nhà làm mâm cỗ tiễn các cụ ra đồng à? Năm ngoái dâu mới mà sinh con đã không tiễn rồi…
Linh hiểu ngay ý của ông, nhưng kiên quyết đáp:
- Dạ, bố cho con xin phép. Hứa với ông bà ngoại mấy lần mà cứ khất. Năm tới chúng con về mồng 2 thì mồng 3 sẽ ở nhà tiễn các cụ.
- Thôi, năm tới thì biết trước thế nào, con lại sinh thêm đứa nào thì sao? Thôi, ở nhà thêm hôm nữa, mồng 4 thì về bên kia chết ai. Rồi sang đó ở tới lúc đi làm về đây bố cũng không giữ.
- Bố nói phải đấy. Mấy đứa còn trẻ, chẳng hiểu chuyện, bố mẹ sắp xếp hợp lí như thế thì nghe theo đi. Mồng 4 thì sang ngoại, ở đó tới tận lúc đi làm mới phải về có phải nhiều không? – Mẹ chồng Linh cũng được thể hùa vào.
(Ảnh minh họa)
Linh chỉ muốn cãi tay đôi với bố mẹ chồng ngay lúc ấy, nhưng Thanh biết cô đang tức giận, liền giữ tay cô lại rồi đỡ lời:
- Vâng, thế chiều mai làm cỗ sớm rồi vợ chồng con xin phép nhé bố mẹ.
Nhưng rồi Linh lại bị giữ chân lần nữa. Tới giờ, đã mồng 4 mà cô vẫn đang mắc kẹt trong bữa cơm trưa cho đoàn khách trên thành phố xuống. Cô ấm ức lắm. Nhưng khi nghe điện thoại mẹ đẻ gọi với giọng buồn buồn, Linh quyết sẽ không nhịn nữa. Cô lên phòng, chuẩn bị đồ rồi xuống thưa chuyện với bố mẹ:
- Bố mẹ ơi, cơm nước cho khách vừa rồi con cũng xong xuôi, khách cũng đã tiễn, giờ con xin phép đưa cháu về ngoại. Các cụ bảo “mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ”, nhưng vì nghe theo bố mẹ mà con đành bất hiếu rồi. Giờ con xin phép về hết mấy ngày còn lại để bù đắp. Từ năm sau, con xin phép về từ chiều mồng 2 giống như các chị nhà mình.
Bố mẹ chồng á khẩu khi nghe lời Linh nói. Còn Linh, cô chỉ ra hiệu cho Thanh lên chuẩn bị đồ rồi qua ngoại. Cô vẫn chưa nguôi giận nhưng cô cũng nhận ra, sống với bố mẹ chồng không nên cứ nín nhịn mãi bất kể đúng sai.
Theo docbao.vn
Sau mười năm, gia đình tôi mới có một cái tết đoàn viên khi mẹ chịu tha thứ cho bố
Tết năm ấy là cái tết buồn nhất trong tuổi thơ của tôi. Đêm 29 tết, bố tôi tìm về nhà ông bà ngoại, quỳ trước cửa xin mẹ tôi tha thứ. Mẹ tôi kiên quyết không cho ai ra mở cửa.
Tôi vẫn nhớ như in buổi sáng hôm ấy, một ngày cuối năm âm lịch. Tôi và em gái đang háo hức chờ mẹ đi chợ về vì biết chắc thế nào mẹ cũng mua cho hai anh em mấy chiếc bánh rán. Nhưng khi mẹ quay về, gương mặt mẹ đầm đìa nước mắt, vừa thấy hai chị em tôi, mẹ cuống cuồng bảo chúng tôi vào phòng thu dọn đồ để về nhà ngoại. Chúng tôi đủ lớn để biết có chuyện gì đó rất tồi tệ đã xảy ra.
Chỉ vài phút sau, ba tôi về đến nhà. Gương mặt ông cũng thất thần không kém, quần áo còn xộc xệch, đầu tóc bù xù. Bố không nhìn chị em tôi mà chạy ngay vào nhà tìm mẹ. Rồi những tiếng van xin, năn nỉ của ba, những tiếng gào thét nức nở của mẹ tôi, những lời kể tội của mẹ đủ giúp tôi hiểu rằng, mẹ vừa bắt gặp tận nơi bố đang vui vẻ với một người đàn bà khác.
Bố tôi từng phạm sai lầm khi qua lại với người khác và bị mẹ tôi bắt gặp. Ảnh minh họa
Chúng tôi lên tàu về quê ngoại ở Phan Thiết ngay trong buổi trưa hôm ấy. Ba mẹ con tay xách nách mang lỉnh kỉnh đủ thứ đồ đạc. Mẹ bảo tôi cứ về ngoại ăn tết, ra tết mẹ sẽ quay vào Sài Gòn rút hồ sơ cho chị em tôi về quê học. Tôi buồn lắm, nhưng nhìn gương mặt đầy đau khổ của mẹ, tôi chẳng dám hó hé gì.
Tết năm ấy là cái tết buồn nhất trong tuổi thơ của tôi. Đêm 29 tết, bố tôi tìm về nhà ông bà ngoại, quỳ trước cửa xin mẹ tôi tha thứ. Mẹ tôi kiên quyết không cho ai ra mở cửa. Bà ngoại tôi giận lắm, bà ở trong nhà mắng vọng ra, gọi ba tôi là thứ đàn ông khốn nạn, ham của lạ mà bỏ quên tình nghĩa vợ chồng. Ông ngoại nói đỡ cho ba tôi nhưng chẳng ích gì.
Ba quỳ ngoài cửa suốt đêm, sáng hôm sau mẹ tôi dọa nếu ba không đi mẹ sẽ tự vẫn ngay trong nhà trước mặt các con. Ba không dám ở lại nữa, lủi thủi bỏ về Sài Gòn. Chúng tôi chỉ dám núp trong nhà nhìn trộm ba qua khe cửa. Suốt mấy ngày sau đó, mẹ chỉ nằm trong phòng và khóc.
Hóa ra mẹ tôi đã phát hiện việc làm lén lút của bố và từng nhắc nhở xa xôi để bố tỉnh ra nhưng không được. Ảnh minh họa
Tôi vẫn âm thầm hi vọng sau vài ngày mẹ sẽ nghĩ lại và tha thứ cho ba, nhưng mẹ rất kiên quyết. Tôi nghe lén mẹ kể chuyện với bà ngoại mới biết ba đã qua lại với cô đó cả nửa năm, mẹ nhiều lần nhắc nhở xa xôi nhưng ba bỏ ngoài tai. Hôm đó mẹ giả vờ đi chợ nhưng thực chất là chờ ba ra khỏi nhà rồi đi theo để bắt quả tang.
Từ đó chúng tôi sống cùng ông bà ngoại, cuộc sống không quá cô quạnh nhưng chị em tôi rất nhớ bố. Nhiều lúc tôi khóc thầm khi nghĩ lại cảnh gia đình đầm ấm khi trước của mình bỗng nhiên không còn nữa. Hai năm sau ông bà ngoại đều mất vì bệnh, chỉ còn ba mẹ con tôi quây quần với nhau. Lâu lâu khoảng vài tháng bố có ra thăm chị em tôi, nhưng mẹ luôn tránh mặt bố. Bố chỉ dám gặp chúng tôi vài tiếng rồi đi.
Cứ thế cho đến khi chúng tôi đỗ đại học và vào thành phố ở cùng bố, mẹ lại lủi thủi một mình. Sợ mẹ tủi thân, chị em tôi tranh thủ về thăm mẹ mỗi tháng hai lần nhưng lần nào đi cũng trĩu lòng vì thương mẹ. Chị em tôi luôn canh cánh trong lòng nỗi niềm về gia đình đã tan vỡ của mình, bởi sau bao nhiêu năm, cả bố và mẹ đều không ai đi bước nữa.
Suốt những năm tháng xa cách ấy, tôi chỉ được gặp bố vài tháng một lần và mỗi cuộc gặp đều ngắn ngủi. Ảnh minh họa
Bố nhiều lần xin lỗi chị em tôi vì sai lầm ngày xưa, khi vào sống cùng bố chúng tôi cũng biết bố đã cô đơn, hối hận thế nào trong suốt những năm tháng xa mẹ con tôi. Tôi từng phát hiện cuốn nhật ký bố viết khi dọn nhà cho bố, trong đó bố tự giày vò bản thân rất nhiều vì đã làm mẹ đau khổ, làm chúng tôi bơ vơ.
Cuối tháng trước, chúng tôi về thăm và phát hiện mẹ bị đau vùng thắt lưng rất nặng, gần như không thể đi lại bình thường được nữa. Chúng tôi vội đưa mẹ vào Sài Gòn khám. Bác sĩ nói mẹ bị thoát vị đĩa đệm nặng phải phẫu thuật ngay. Những ngày mẹ nằm chờ phẫu thuật, tôi cho mẹ xem ảnh chụp những trang nhật ký bố viết. Tôi thấy mẹ lén gạt nước mắt mấy lần.
Ca mổ thành công, chị em tôi bàn nhau đưa bố vào viện thăm mẹ. Nhìn thấy nhau, hai người khóc rất nhiều, nhưng tôi biết đó không còn là những giọt nước mắt oán hận và trách cứ của ngày xưa. Nhìn bố tỉ mẩn giặt khăn lau mặt cho mẹ, tay run run bóc cho mẹ từng quả quýt, múi cam mà chúng tôi rơi nước mắt.
Chị em tôi nhẹ lòng khi bố mẹ quay về bên nhau sau những năm tháng giận hờn, oán trách, hối hận và tiếc nuối. Ảnh minh họa
Rồi mẹ tôi được xuất viện, ba tôi gọi xe đưa mẹ về lại ngôi nhà từng là tổ ấm ngày xưa. Mười năm trôi qua, tóc hai người đã rất nhiều sợi bạc, đó cũng là minh chứng của những năm tháng buồn đau, giày vò, ân hận, tiếc nuối.
Năm nay chúng tôi đã được cùng nhau đón một cái tết đoàn viên ấm áp như xưa. Tôi ngàn vạn lần muốn cảm ơn mẹ vì đã có thể buông bỏ những oán hờn trong quá khứ để một lần nữa cho chị em tôi một gia đình đúng nghĩa.
Theo phunuonline.com.vn
Cả cái Tết chỉ chầu chực để dọn dẹp và rửa bát, đến mùng 3 Tết nàng dâu bỗng "vùng lên" tuyên bố Cô vợ vốn nhút nhát bỗng nhiên mạnh mẽ khác thường, không cần biết chồng tức tối thế nào đi thẳng lên phòng rồi bồi thêm câu nữa trước sự biến sắc của mẹ chồng. Sinh ra làm đàn bà đã khổ, được gả vào nhầm nhà đúng là còn khổ gấp trăm đường. Nhìn Tết nhất người ta nô nức đi chơi...