Monemvasia – thị trấn bí ẩn tại đất nước của các vị thần
Monemvasia là một hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của bán đảo Peloponnese, Hy Lạp, và được nối với đất liền bằng một đường đắp ngắn.
Monemvasia bắt nguồn từ hai từ tiếng Hy Lạp là mone và emvasia , có nghĩa là “lối vào duy nhất”. Ngày nay, thị trấn này cũng chỉ có một lối vào duy nhất bằng đường bộ.
Chiều rộng của đảo khoảng 300m, dài chừng 1km và nằm ở độ cao cách mực nước biển hàng trăm mét.
Thị trấn có tường bao bọc xung quanh trông khá lãng mạn, nằm nép mình dưới những tảng đá lớn, cao chót vót.
Video đang HOT
Nơi đây còn là một bảo tang sống về lịch sử Byzantine, Ottoman và Venetian có niên đại từ thế kỷ thứ 13.
Vào thế kỷ thứ sáu, Monemvasia là nơi trú ẩn của cư dân cổ Laconia nhằm thoát khỏi sự xâm lăng của người Slav.
Ban đầu, người dân định cư trên cao nguyên của hòn đảo Monemvasia và được gọi là Upper Town (thị trấn trên cao). Về sau, họ chuyển dần xuống khu vực thấp hơn để sinh sống.
Ngày nay, người dân trên đảo chủ yếu tập trung ở vùng đồi thấp thoai thoải – đây là vị trí đẹp nhất – và phát triển thị trấn ngày một phồn thịnh.
Ở giai đoạn cuối của đế chế Byzantium, nơi đây trở thành địa điểm rất quan trọng, một trong những trung tâm thương mại lớn và cảng thương mại lớn. Dân số thời kỳ hưng thịnh này lên đến 40.000 người.
Vào thế kỷ thứ 18, Monemvasia dần suy giảm cho đến khi được khách du lịch phát hiện và khám phá vào những năm 1970.
Hiện nay, thị trấn được phát triển trở lại vàtrở thành điểm đến số một của Hy Lạp, thu hút nhiều du khách trong khu vực, đặc biệt là vào dịp hè.
Theo VNE
Ấn tượng nhà nguyện cổ trên đỉnh đá núi của Pháp
Nhà nguyện St. Michael được xây dựng trên một miệng núi lửa khổng lồ, là một trong những nhà nguyện cổ xưa nhất nước Pháp.
Nhà nguyện St. Michael nằm ở thị trấn Aiguilhe, rất gần với thị trấn Le Puy en Velay thuộc tỉnh Haute - Loire trong vùng Auvergne, thuộc miền Nam nước Pháp. Nhà nguyện được xây dựng trong thế kỷ thứ 10, trên đỉnh của một miệng núi lửa hình chóp nhọn cao 85 mét trên mực nước biển, với 268 bậc thang lên xuống được đục vào trong đá.
Vùng Auvergne thuộc miền nam nước Pháp này có nhiều thắng cảnh thiên nhiên rất đặc biệt, và lý do của đặc điểm này là nhờ sự hình thành của đá nham thạch, là loại đá phun trào bít kín miệng núi lửa, được tạo ra khi dung nham khô cứng lại bên trong miệng phun của một ngọn núi lửa đang hoạt động.Vì hình dạng độc đáo và vị trí nổi bật, nên tảng đá nham thạch này còn được gọi là "đá kim". Đỉnh núi đá này đã được coi là có vị trí đặc biệt và thiêng liêng, ngay lần đầu tiên con người phát hiện ra nó.
Vào thời tiền sử, người ta đã xây dựng một ngôi mộ đá trên đỉnh núi. Đây là một ngôi mộ đơn làm bằng ba hòn đá dựng đứng, trong đó một đặt nằm ngang và hai đặt dọc. Ngày nay, 3 hòn đá đó đã được tháo dỡ và đưa vào bên trong nhà nguyện St. Michael để thờ phụng.
Người La Mã thờ phụng "mỏm đá kim" như chính vị thần Mercury - vị thần đưa tin với đôi giày có cánh trong thần thoại La Mã. Khi vùng này được cải theo đạo Thiên Chúa, đỉnh núi đá đã được dâng tặng làm nơi tôn thờ tổng lãnh thiên thần Michael, và người ta tiếp tục xây dựng một nhà nguyện nhỏ mang tên vị thánh này trên đỉnh núi đá.
Nhà nguyện St. Michael được Đức giám mục Godescalc của tỉnh Le Puy en Velay xây dựng trong năm 962, để đánh dấu sự trở về từ cuộc hành hương đầu tiên đến đền thờ Thánh James đầy thành công. Le Puy en Velay là điểm khởi đầu cho một trong những trục đường chính đến khu đô thị Santiago de Compostela, địa điểm hành hương nổi tiếng chỉ đứng sau Rome và Jerusalem, dành riêng cho Thánh James.Phong cách kiến trúc nhà nguyện ảnh hưởng của Tây Ban Nha, là một nơi tôn nghiêm với hai phòng cầu nguyện nhỏ, đơn giản và những bức bích họa, tất cả vẫn còn được nhìn thấy ngày nay.
Nhiều người hành hương bắt đầu cuộc hành trình của họ với một chuyến thăm St. Michael và ngôi nhà nguyện nhỏ trên đỉnh núi đá, vốn đã trở nên khá nổi tiếng từ thế kỷ thứ 10.Vào thế kỷ 12, nhà nguyện được mở rộng đáng kể, để phù hợp với số lượng du khách ngày càng tăng lên. Kết quả là dãy nhà nguyện lớn mà chúng ta thấy ngày hôm nay. Tháp chuông nổi tiếng của nhà nguyện từng bị phá hủy trong năm 1275, và đến tận thế kỷ 19 mới được xây dựng lại.
Trong năm 1955, trong quá trình tu sửa, công nhân phục hồi các phần kiến trúc của nhà nguyện đã rất bất ngờ khi họ tìm thấy nhiều hiện vật thiêng liêng, đã được đặt ở đó kể từ khi nhà nguyện được xây dựng. Trong số các hiện vật này có cả một cây thánh giá bằng gỗ từ thế kỷ 11 và một cây thánh giá kim loại thời Byzantine. Người ta nói rằng vào năm 1429, mẹ của nữ thánh Joan of Arc, bà Isabelle Romée, đã đến nơi đây để cầu nguyện và đặt cây thánh giá lại ở đó.
Theo lamdeponline
10 thành phố cổ nhất thế giới Syria, Lebanon hay Ai Cập... đều là những cái nôi văn hóa của thế giới vì sở hữu nhiều đô thị nằm trong danh sách các thành phố cổ nhất thế giới. Beirut, Lebanon có người sinh sống từ 3.000 năm trước Công Nguyên. Tài liệu lịch sử ghi chép đầu tiên về Beirut có từ thế kỷ 14 trước Công Nguyên chính...