Món xôi chuông
Anh hình dung khi em thưởng thức xôi anh nấu, em sẽ ngậm mà nghe những âm thanh chứa chan mạch nguồn yêu thương
Em ngạc nhiên không khi anh mời em thưởng thức món xôi chuông mỗi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong tuần? Răng anh gọi món xôi đậu xanh này là xôi chuông? Em mới chỉ thấy có xôi vò, xôi khúc, xôi gấc, xôi bắp… thôi mà!
Anh vẫn thường thức sớm (vào mỗi ngày đúng lịch đưa em ra Bệnh viện Trung ương Huế) chuẩn bị mọi thứ, trong đó có việc nấu món xôi đậu xanh em thích. 4 giờ, anh vo nếp, đậu xanh rồi ngâm chừng 30 phút. Những hạt nếp trắng thuần khiết, tinh khôi ban khuya nằm đan xen trên nền xanh của đậu thật hài hòa, dễ thương.
Qua màu sắc này đôi lúc anh tha hồ tưởng tượng. Tưởng tượng ấy là trang cổ tích về tình nghĩa vợ chồng trước sau như nhất, đan quyện, yếm âu trong suốt một đời phu thê trìu ái; là bài thơ ngợi ca những cuộc tình không chia lìa đôi lứa… Anh tưởng tượng như vậy là chỉ muốn chuyển tải bao nguồn yêu thương sâu sắc nhất trong anh dành hết riêng em vào từng hạt nếp, hạt đậu xanh trước khi chúng chín thành xôi.
Rồi một hôm tình cờ, khi tay anh ấn nút nồi cơm điện để nấu xôi cho em thì chuông nhà thờ Phủ Cam ngân lên rộn rã, xuyến xao lòng. Trong khoảnh khắc yên ả đó, tiếng chuông giáo đường chợt gợi cho anh bao nhớ thương về quá khứ đời mình.
Trong khoảnh khắc yên ả đó, tiếng chuông giáo đường chợt gợi cho anh bao nhớ thương
Hồi ức tuổi thơ cùng khổ bán mì, bán kem ở nhà thờ La Vang, Quảng Trị, trong những ngày lễ hội với thanh thoát chuông nguyện diệu kỳ; nhớ kỷ niệm mỗi sáng chủ nhật đi lễ với các chị nữ tu Huế tại một nhà thờ nhỏ trong khuôn viên Viện bài lao Huế lúc anh bị bệnh sau những ngày xuống đường tranh đấu; hay liên tưởng tới một giáo đường nhỏ trong nhà tù Côn Đảo thời trai trẻ nhục nhằn mà hào khí…
Video đang HOT
Thế là từ những ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu tiếp theo… anh chỉ bấm nồi cơm điện để nấu xôi cho em mỗi khi tiếng chuông nhà thờ Phủ Cam rộn ràng ngân. Anh lại tưởng tượng âm ba tiếng chuông giáo đường trang trọng, mượt mà len sóng ướp hồn vào trong từng hạt nếp trắng, trong mỗi phiến đậu xanh mềm. Âm thanh của bình yên, ung dung, tự tại. Âm thanh nhẹ nhàng, dịu dàng, bao dung. Âm thanh của dũng khí, hào sảng giúp ta vươn ra khỏi cơn đớn đau thân xác, nỗi sầu khổ tâm hồn trên trần thế.
Anh hình dung khi em thưởng thức xôi anh nấu, em sẽ ngậm mà nghe những âm thanh chứa chan mạch nguồn yêu thương, nhân hậu và lòng em không vướng bận muộn phiền, em sẽ vô ngại, vô ưu, vô úy tiếp tục vững tin cùng anh, cùng các con chiến đấu với cơn bệnh hiểm nghèo…
Theo Tuổi trẻ
Ngày lạnh ăn xôi khúc
Gọi là xôi khúc vì xôi có dùng lá khúc để chế biến. Lá khúc hiếm nên nhiều người dùng các loại rau hay lá dứa để thay thế mà vẫn không mất đi mùi vị đặc trưng của nó.
Nguyên liệu:
- 500 gr gạo nếp
- 200 gr đậu xanh không vỏ
- 180 gr thịt ba rọi xắt nhỏ
- 1 củ hành tím xắt nhỏ
- 1/4 củ hành tây xắt hột lựu
- 1 tép hành lá xắt nhỏ
- 100 gr rau chân vịt (spinach) hoặc vài cọng lá dứa
- 300 ml nước lã
- 250 - 300 gr bột nếp (tùy thuộc vào độ hút ẩm của bột và nước xay lá nhuyễn hay không)
Chuẩn bị:
- Nếp ngâm qua đêm hoặc vài giờ cho nở, xả lại nước lạnh, để ráo, trộn với xíu muối và tiêu.
- Đậu xanh ngâm nước qua đêm hoặc vài giờ, xả lại nước lạnh, để ráo.
- Cho rau chân vịt hoặc lá dứa 200ml nước lã vào máy xay sinh tố, xay lấy nước cốt lá, lọc lại cho mịn. Đổ 100ml nước còn lại vào, lọc nước cốt lá thêm lần nữa.
- Bắc chảo nóng, cho thịt ba rọi, hành tây, hành lá, hành tím, gia vị muối, tiêu vào xào chín cho thịt ra bớt mỡ. Cho ra khăn giấy để thấm bớt dầu.
Thực hiện:
Phần nhân:
- Đậu xanh sau khi ngâm xong, hấp chín với tiêu, muối. Hoặc có thể nấu trong lò vi sóng bằng cách cho đậu vào tô chịu nhiệt trong lò vi sóng, lượng đậu thấp khoảng 1/3 của tô. Đổ nước xâm xấp mặt đậu. Cho vào lò vi sóng bấm 2 lần 3 phút là đậu chín. (Nhớ phủ lên tô đậu 1 miếng khăn giấy loại dày).
Nếu đậu khô thì thêm tí nước vào bấm thêm 1 phút nữa, còn nếu đậu nhão thì bỏ khăn giấy ra bấm khoảng 40 giây là đậu có độ ẩm vừa ý.
- Đậu chín lấy ra nghiền mịn, nêm gia vị muối, nhiều tiêu. Đổ phần thịt heo ở trên vào trộn đều. Chia ra vò viên thành 18 phần đều nhau.
Phần bột nếp:
- Làm nóng phần nước cốt rau bằng cách cho vào nồi, nấu hơi sôi hoặc cho vào lò vi sóng bấm khoảng 1 phút cho nóng là được.
- Cho bột nếp vào ô trộn bột, đổ từ từ phần nước cốt rau xanh vào. Dùng đôi đũa khuấy cho bột thấm đều quện thành 1 khối bột. Sau đó dùng tay nhồi vài cái đến khi bột mềm, mịn và mượt là được. Chia bột ra làm 18 phần đều nhau.
Nặn bánh:
- Nhúng tay cho ướt để dễ nặn bánh. Lấy từng phần bột nếp dàn mỏng, cho viên nhân đậu xanh vào giữa, bọc lại rồi vo tròn. Làm tương tự cho hết phần bột nếp và nhân đậu. Lăn từng viên qua gạo nếp để nếp bao đều viên nhân.
Hấp bánh:
- Bắc xửng nước sôi lên bếp. Rắc ít nếp vào chõ, xếp bánh cách xa nhau để bánh chín và không dính vào nhau. Sau khi xếp hết 1 lớp bánh thì lại rắc kín 1 lớp nếp tới khi hết. Dùng khăn sạch đậy lên miệng xoong rồi đậy nắp nồi lại (để tránh bánh bị nhão do nước trên nắp bánh nhỏ xuống). Hấp khoảng 90 phút là bánh chín.
Nấu bằng nồi cơm điện: Với cách nấu bằng nồi cơm điện thì chỉ xếp được 1 lớp bánh mà thôi. Vì nếu xếp 2 lớp thì lớp ở trên sẽ chưa chín. Hoặc nếu chín thì sẽ còn vài hạt nếp bị hơi sượng và khi bấm nút nấu ít nhất phải 2 lần để bánh chín đều.
- Cho 1 lớp nếp vào nồi cơm điện, xếp từng viên nhân vào (không cần xếp cách xa như cách hấp bằng chõ). Rắc đều phần nếp còn lại xen kẽ giữa những viên nhân. Đổ nước xâm xấp mặt nếp và bánh. Bấm nút cho nồi tự nấu đến khi đèn nồi cơm báo chín là được. Dùng nóng rất ngon.
Buổi sáng với món xôi khúc thơm lừng, nóng hổi và vị cay cay của tiêu sẽ làm ấm lòng những ngày se lạnh.
Chúc các bạn ăn ngon.
Theo PLXH
Xôi tình yêu của ông bà ta ngày xưa Chuẩn bị những nguyên liệu sau: - 1kg gạo nếp - 1 quả gấc - Một ít muối - 30ml dầu ăn - 15ml rượu trắng - 150gr đường Đến phần hành động này:>:D Bước 1: - Vo sạch gạo. Sau đó, gâm gạo trong nước khoảng 6 tiếng. Nếu các bạn vo gạo không sạch thì xôi sẽ không được thơm...