Môn Văn: Thí sinh hào hứng với đề thi về giàn khoan
Nội dung trong đề thi Văn năm nay có câu hỏi liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau 120 phút thi môn Văn, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng với tâm trạng phấn khởi.
Tại Hội đồng coi thi trường THCS Ngô Quyền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thí sinh ra khỏi phòng thi muộn. Tuy nhiên, các em lại có tâm trạng thoải mái, tự tin về phần bài làm của mình.
10h5phút, rất nhiều học sinh dự thi tại hội đồng này bước khỏi phòng thi với nụ cười tươi, rạng rỡ.
Nguyễn Minh Quân, học sinh trường THPT Đoàn Kết Hai Bà Trưng cho hay, đề thi ở mức độ trung bình, em làm hết phần bài thi của mình trong thời gian khoảng hơn 1 tiếng.
“Năm nay đề thi môn Văn rất thú vị. Nhất là câu hỏi ở phần đọc hiểu có nội dung hỏi liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khi nêu quan điểm của mình em đã phản đối mạnh mẽ hành động của Trung Quốc. Và đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan này ra khỏi vùng lãnh thổ của Việt Nam”, Quân chia sẻ.
Theo Quân, nội dung câu hỏi này thời sự, qua câu hỏi em cũng như bao thí sinh khác đã thể hiện được thái độ quyết liệt, lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, em đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc qua thông điệp “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chúng tôi yêu chuộng hòa bình” nêu trong bài viết.
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT
Video đang HOT
Trong phần 1 đọc hiểu, đề thi có hỏi: Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu dân người Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào của Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế luôn nóng bỏng về biển Đông hướng về Hoàng Sa, Trường sa dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc.
Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước, trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết, trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền t hiêng liêng của Tổ Quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp. Viết một đoạn văn ngắn của anh chị bày tỏ thái độ của anh chị về nội dung trên?.
Cùng tâm trạng như Quân, Mao Ngọc Linh, học sinh trường THPT Đông Kinh phấn khởi bước khỏi phòng thi sau 120 phút làm bài. Linh cho hay, trước ngày thi em đã dự đoán đề thi có câu hỏi liên quan đến biển Đông. Do vậy, em đã có sự chuẩn bị, tìm hiểu tư liệu, cũng như suy nghĩ của mình về nội dung trên.
“Khi làm bài, tâm lý của em khá thoải mái. Em làm xong bài môn Văn, còn thừa thời gian 5 phút. Em dự tính mình được khoảng 7 điểm”, Linh nói.
Linh cho biết thêm, đề thi hỏi về giàn khoan Hải Dương 981 rất hay, thời sự, qua đề thi này học sinh không những biết được hành động ngang ngược của Trung Quốc, lên án gay gắt mà còn thể hiện được tinh thần yêu nước sâu sắc thông qua nội dung trong bài viết.
Thí sinh phần khởi sau giờ làm bài thi môn Văn
Lê Anh Tú, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hai Bà Trưng kể, nội dung câu hỏi trong đề thi Văn khá bất ngờ đối với em. Ngoài câu hỏi có liên quan đến biển đảo, câu hỏi phần làm văn cũng khá hay. Nội dung phần này hỏi về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ. Đề bài yêu cầu phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề con người cần được sống là chính mình.
“Phần nội dung này em cũng đã ôn luyện qua nên khi làm bài em khá tự tin. Em làm xong đề thi vừa lúc hết giờ. Em dự tính mình cũng được khoảng 7 điểm”, Tú nói.
Tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, nhiều học sinh nhận định đề thi sát với chương trình, vừa sức và có tính thời sự, đòi hỏi kiến thức thực tế.
Nhận định chung của các thí sinh và thầy cô giáo tại điểm thi Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội là đề năm nay theo hướng mở và không yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng và có thể phát huy được sức sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên đề thi đòi hỏi vốn kiến thức trong sách vở và thực tế, đối với học sinh trung bình khó có thể hoàn thành bài thi trọn vẹn.
Bạn Nguyễn Quang Hải (THPT Chu Văn An) cho hay, đề thi năm nay không quá khó, phần đọc hiểu về vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 đã được các cô giáo hướng dẫn chúng em tìm hiểu và tích lũy thông tin. Vì thế chúng em không bị bỡ ngỡ hay ngạc nhiên khi nhận đề thi này. Với câu hỏi phần Làm văn, nhiều bạn chủ quan không ôn tập nên bất ngờ.
“Riêng em đã có đọc và ôn tác phẩm này nên tin rằng bài làm của mình không quá tệ. Em dự tính mình được khoảng 6-7 điểm”, Hải nói.
Chiều nay, các thí sinh bước vào môn thi tự chọn Vật lý (60 phút) và Lịch sử (90 phút).
Theo Khampha
Trường THPT đầu tiên 100% HS không thi Sử
GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: 100% học sinh trường ông không chọn môn Lịch sử.
Bộ GD-ĐT đã công bố chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2014 với 4 môn thi (2 bắt buộc và 2 tự chọn). Thí sinh thi 2 môn bắt buộc là Toán, Văn và 2 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử và Ngoại ngữ.
Theo quy định trên, Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã làm một cuộc khảo sát về tỉ lệ đăng kí thi tốt nghiệp THPT. Kết quả khảo sát được GS Văn Như Cương công bố ngày 28/2 như sau: Lý: 75,6%; Tiếng Anh: 56,3%; Hóa: 50,8%; Địa: 11,4%; Sinh: 5,3% và Sử: 0%.
Trước thông tin khảo sát, ông Cương cho biết: "Học sinh của tôi không đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử không phải là do các em dốt Sử. Mấy năm trước, khi môn Sử là môn thi bắt buộc, hầu hết học sinh của tôi đều đạt điểm trên trung bình...". Tuy nhiên, GS Cương cũng lo lắng với việc xếp môn Lịch sử là môn thi tự chọn thì toàn quốc không biết có bao nhiêu học sinh đăng kí thi môn này?
GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: Dương Tùng
Trước đó, GS Cương từng khẳng định: Năm ngoái, các em học sinh phải thi 6 môn bắt buộc, năm nay chỉ thi 4 môn, trong đó lại chỉ có 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn trong 6 môn còn lại. Với phương án đó, học sinh có thể dễ dàng chọn những môn mình yêu thích và là thế mạnh của bản thân.
"Với phương án như vậy, học sinh đi thi cũng nhẹ nhàng, đỡ áp lực và điểm thi chắc chắn sẽ cao hơn. Năm ngoái Bộ GD-ĐT công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 98%. Năm nay tôi dự đoán với phương án thi 4 môn thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp phải đạt 99%", GS Cương nói.
Ngoài những điểm tích cực trong phương án thi 4 môn Bộ vừa công bố, GS Cương lo lắng, nếu dựa vào kết quả 50% học sinh rèn luyện học tập ở trường thì rất dễ nảy sinh tiêu cực. Bởi lẽ, trong các kỳ học, nếu học sinh có điểm tổng kết thấp thì thầy giáo có thể nhân nhượng cho lên cao hơn hoặc học sinh đi xin điểm. Hay trong các bài kiểm tra, có thể học kỳ 1 thầy giáo ra đề khó, nhưng đến học kỳ 2 thầy lại ra đề dễ để cho học sinh gỡ điểm 8, hoặc 9.
Theo Khampha
Bộ GD công bố phương án dự thảo thi tốt nghiệp Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa công bố dự thảo 4 phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT gửi tới các sở giáo dục & đào tạo trong cả nước để lấy ý kiến đóng góp. Theo 4 dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT mà Bộ vừa đưa ra, các thí sinh có thể hoàn thành kỳ thi nhanh...