“Món quà đẹp nhất” của học sinh ngày 20/11 khiến cô giáo vùng cao vừa nhận đã rơi nước mắt
Hành trình dệt mơ ước trên non của cô giáo vùng cao chắc chắn sẽ được tiếp sức rất nhiều khi nhận những món quà chứa đựng cả tấm lòng trân quý của các em nhỏ.
Lại một mùa hiến chương nữa lại về, là dịp để người người gửi lời tri ân, bày tỏ lòng yêu mến, kính trọng đến các thầy cô giáo – những người ươm mầm tri thức, dìu dắt bao thế hệ học trò trưởng thành.
Không phải là những bó hoa đắt tiền hay món quà sang trọng, các em học sinh ở điểm trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Túc Đán (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) đã chọn cách gửi lời tri ân đến thầy cô của mình bằng món quà đặc biệt khiến nhiều người xúc động.
Câu chuyện được cô giáo Vũ Thảo Viết, giáo viên bộ môn Ngữ Văn tại trường chia sẻ trên trang cá nhân thông qua loạt hình ảnh các em học sinh nô nức dành tặng cô những bó hoa dại rực rỡ sắc màu, do chính tay các em đi hái.
Những hình ảnh vô cùng xúc động về tình cảm của học trò vùng cao nhân ngày 20-11.
Món quà tuy giản dị, mộc mạc, nhưng những bó hoa của núi rừng chứa đựng tình cảm yêu quý, kính trọng mà các trò dành tặng khiến không khỏi cô xúc động.
Được biết, cô Thảo Viết đã có thâm niên 10 năm đứng lớp, 3 năm gắn bó với những học trò là người H’Mông nơi điểm trường vùng cao.
Cũng là chừng ấy năm, cứ mỗi mùa hiến chương với cô lại thật đặc biệt và đáng nhớ. Dù đây không phải là lần đầu tiên cô nhận được quà 20 – 11 là những bó hoa dại, nhưng lần nào cô cũng không cầm được nước mắt vì xúc động.
“Ở đây các em học bán trú, chỉ cuối tuần mới về nhà, đa phần các em đi bộ đến trường rồi đi bộ về.
Nhà bạn nào cũng cách trường hơn chục cây số, nghèo lắm, nên quà tặng thầy cô năm nào cũng là những nhành hoa dại như cúc họa mi, hoa dã quỳ do các em rủ nhau đi hái.
Các phụ huynh ở nhà cũng không biết đến ngày Nhà giáo Việt Nam đâu, toàn là các con tự biết rồi rủ nhau hái hoa tặng cô.
Khoảnh khắc bước vào lớp, thấy học trò ríu rít ùa nhau chạy đến như những chú chim non, trên tay nâng niu bó hoa, miệng mỉm cười, ánh mắt trìu mến nhìn về phía mình thực sự khiến mình vui và xúc động lắm” – Cô Thảo Viết chia sẻ.
Video đang HOT
Quà 20-11 của cô Thảo Viết là những nhành hoa dại được các em học sinh rủ nhau đi hái, nhưng cũng đủ khiến cô được tiếp thêm động lực trên hành trình “gánh chữ” lên non.
Hành trình “gánh chữ” lên non dẫu còn đó nhiều khó khăn, vất vả, nhưng nhờ tình cảm mộc mạc, chân thành của những em bé học trò nghèo đã khiến cô cùng rất nhiều giáo viên đang công tác ở vùng sâu vùng xa thêm niềm tin, nghị lực để tiếp tục cống hiến.
Để có hạnh phúc được “gieo” những con chữ đầu tiên, dệt nên những ước mơ trên non cho các em học sinh vùng cao, cô Viết cùng các đồng nghiệp đã không ngừng nỗ lực vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu.
“Ngày trước nhiều em đang học thì bỏ ngang giữa chừng, mình phải cuốc bộ hàng chục km tìm đến từng nhà động viên các em. Vì các em ngày đó chỉ quẩn quanh với bếp lửa, quen lẽo đẽo theo bố mẹ lên nương…
Nhưng bây giờ tình hình khả quan hơn rất nhiều, các em học sinh đã biết nhớ trường nhớ lớp, khao khát được lĩnh hội tri thức nên không còn tình trạng bỏ học.
Còn riêng với thầy cô giáo như mình, mình nghĩ quan trọng nhất phải quý trẻ, yêu nghề, kiên nhẫn, có tinh thần trách nhiệm cao và hết sức bao dung.”
Hình ảnh các em học sinh ở điểm trường bán trú xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái nô nức dành tặng những bó hoa dại cho cô giáo khiến nhiều người không khỏi xúc động trước tình cảm thầy trò, nhân ngày 20/11.
"Năm nay đi cô bao tiền? 500 nghìn thì nhiều đấy" và bài viết quá chuẩn của một bà mẹ ở Hà Nội gửi đến các bậc phụ huynh ngày 20/11
Mình đã vô tình đọc được khá nhiều bình luận của một số mẹ nói trắng ra rằng: "20-11 không tặng quà thì sẽ bị cô thù ghét, trù dập con mình"; rồi thì "quà ít, không bằng bạn nọ bạn kia thì biết tay nhau ngay"...
Cứ mỗi mùa 20/11, các bậc phụ huynh lại xôn xao chuyện tặng quà, tri ân thầy cô như nào cho đúng. Tặng món quà rẻ tiền thì cha mẹ sợ không thể hiện được hết tầm lòng của mình. Tặng quà đắt tiền thì lại sợ mối quan hệ giữa hai bên nhuốm màu vật chất. Thầy cô khó xử mà bố mẹ cũng "xót ví".
Ngoài ra khi lỡ nhận quà quá đắt tiền, giáo viên sẽ rơi vào tình thế phải thiên vị học sinh, gây ra sự bất công bằng đối với các học sinh khác.
Chị Nguyễn Thị Huyền là một bà mẹ hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Con trai chị tên Đỗ Hải Minh, 20 tháng tuổi và mới đi học mẫu giáo được 3 tháng. Giống như nhiều phụ huynh khác, chị Huyền cũng rất quan tâm đến việc tri ân thầy cô. Tuy nhiên khi đọc những chủ đề về ngày 20/11 trên nhiều diễn đàn, nhóm mạng xã hội, chị Huyền nhận thấy nhiều bậc cha mẹ đang có những quan điểm chưa thật sự đúng đắn về cách bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã chăm lo, dạy dỗ con mình.
20/11 hàng năm là dịp để phụ huynh và học sinh tri ân thầy cô giáo. (Ảnh minh họa)
Chị Huyền đã đăng tải một bức tâm thư, bày tỏ nỗi lòng của mình. Quan điểm và cách nhìn nhận của chị nhận được cơn mưa ý kiến đồng tình từ các bậc phụ huynh. Chị Huyền viết:
"Gần đây mình đọc được rất nhiều topic của các bố mẹ đang băn khoăn việc tặng quà cho cô giáo của con nhân ngày 20-11. Bản thân mình, với tư cách một phụ huynh có con đi học mầm non cũng đọc và tham gia bình luận trong các topic này.
Thứ hai, hẳn bố mẹ đều biết được mức lương sàn của giáo viên mầm non là thấp so với các ngành nghề khác. Nếu các cô quá coi trọng đồng tiền thì đã chẳng chọn cái nghề này. Vậy mà các cô vẫn yêu nghề, yêu con của chúng ta, chăm con chúng ta suốt 8-10 tiếng một ngày không than vãn. Vậy hà cớ gì cô lại trông chờ vào mỗi món quà dịp 20-11 để gắn bó với cái nghề chăm trẻ cực nhọc, nhiều khi cơm chan nước mắt vì những yêu sách của một số phụ huynh tiêu cực?
Mình đã vô tình đọc được khá nhiều bình luận của một số mẹ nói trắng ra rằng: "20-11 không tặng quà thì sẽ bị cô thù ghét, trù dập con mình"; rồi thì "quà ít, không bằng bạn nọ bạn kia thì biết tay nhau ngay"; hoặc các bố mẹ bàn tán, xôn xao mặc cả về quà tặng: "500 nghìn có vẻ nhiều, 200 nghìn thì hơi ít",...
Và mình nhận ra một số điều mà mình nghĩ cần phải chia sẻ cùng bố mẹ, dù biết đến hôm nay mới nói thì cũng muộn.
Thứ nhất, việc tặng quà cho thầy cô chưa bao giờ là điều bắt buộc phải làm, không có quy định nào về pháp lý cho việc này. Nên nếu bố mẹ thật tâm muốn tặng thì hãy tặng, nếu không có điều kiện, hay không có lòng cảm ơn thì bỏ qua cũng được. Bởi vì trước hay sau ngày lễ 20-11 , các cô vẫn chăm con mình như thế, không phải vì quà của mình mà chăm con mình hơn, hay vì mình không có quà mà bỏ bê con mình.
Mình đã lặng người đi khi đọc những lời bình luận đó. Mình nhớ tới những hình ảnh 1 tháng đầu con mình đi học, mình đã chăm chú theo dõi camera không chừa phút nào. Đó là hình ảnh các cô giáo khổ sở chạy theo đút cháo cho con mình vì thằng bé quấy khóc không chịu ăn. Là lúc ban trưa cô gù lưng ngồi ôm cho con mình ngủ, là khi cô bưng bát cơm một tay còn tay kia vẫn đang vỗ về một bé trên lòng. Ở trong lớp 9-10 đứa nhỏ cứ hơi tí là gào khóc, ăn vạ...
Không biết rằng 200 nghìn, 500 nghìn ấy có bù đắp được cho 365 ngày gian khổ của cô không nữa?
20-11 ai cũng tặng quà cô, vậy có biết ý nghĩa thực của quà tặng là gì không? Đây là định nghĩa của bách khoa toàn thư WIKIPEDIA: "Quà tặng là một thứ gì đó (dạng vật thể hoặc phi vật thể) được trao cho một người một cách tự nguyện và không có tính chất trao đổi. Quà tặng thường được dùng để làm cho người nhận được nó hạnh phúc, hoặc thể hiện sự trân trọng, kính trọng của người tặng quà đối với người nhận...".
Vâng, quà tặng là tự nguyện, không mang tính trao đổi, thể hiện sự trân trọng, kính trọng của người tặng quà đối với người nhận. Vậy thì khi tặng quà, bố mẹ đừng mong con mình được đối xử tốt hơn các bạn, vì điều đó sẽ làm mất đi sự công bằng của lớp học. Đừng nghĩ quà tặng là để trao đổi lấy sự quan tâm, sự thiên vị cho con.
Bố mẹ vẫn nhớ chứ, ngày còn nhỏ, hầu hết nhà chúng ta đều khó khăn. Đến ngày Hiến chương nhà giáo, chúng ta chỉ có thể ngắt một bó hoa trong vườn nhà. Nhà ai có điều kiện chút thì được mua một bông hồng đỏ kèm tấm thiệp con viết vội lời chúc, rồi đợi mít-tinh xong là chạy ào lên tặng cô giáo. Rồi sau ngày hôm đó, vẫn chẳng có gì thay đổi, cô vẫn giữ một thái độ đối đãi công bằng với tất cả chúng ta - những đứa tặng quà, tặng hoa và cả những đứa chẳng tặng cái gì.
Mình muốn cảm ơn cô, thể hiện lòng biết ơn khi núm ruột của mình được cô chăm bẵm suốt ngày suốt tháng thì 20-11 chính là một dịp để nói cảm ơn. Lời cảm ơn cũng là một dạng quà tặng (phi vật thể) đấy bố mẹ ạ.
Việc tặng quà cho giáo viên cần xuất phát từ cái tâm.
Bản thân mình, một phụ huynh có con mới đi học mầm non được 3 tháng. Trùng vào 2 ngày lễ, 20-10 và 20-11, mình đều không tặng quà đúng ngày, bởi mình thực sự muốn cho cô giáo của con mình hiểu rằng: Ngày nào đối với gia đình mình cũng là ngày 20-11. Chúng mình đều chân thành cảm ơn cô vì đã chăm sóc con, để vợ chồng mình yên tâm công tác.
Thỉnh thoảng, ở quê gửi đồ lên mình lại sẻ ít hoa quả quê, gói ghém cẩn thận rồi mang tới trường mời tất cả các cô, cảm ơn cả những cô không dạy con mình, nhưng vẫn đưa đón, bế ẵm lúc cô giáo con vắng mặt.
Vì thế mình mong tất cả những người làm bố mẹ, và cả những người sắp làm bố mẹ hãy luôn dành một sự trân trọng tới thầy cô giáo của con, không chỉ trong ngày lễ, mà cả ở những ngày thường.
Mình thấy các cô rất vui khi đón nhận những thứ quà quê mùa ấy của mình. Mình hiểu rằng, đúng như ông bà mình dạy: "Của cho không bằng cách cho".
Đừng quá đặt nặng vấn đề vật chất để mong mua lòng thầy cô vào ngày lễ, mà quên rằng ngày thường cũng hãy dành cho cô sự quan tâm, động viên đúng lúc và đúng mực. Mình tin chắc các cô sẽ thấy vui và thêm yêu cái nghề dạy trẻ. Cô hạnh phúc, thì con của chúng ta cũng sẽ được hưởng cái hạnh phúc ấy mà lớn lên trong sự yêu thương chân thành...".
Tâm thư "bị lộ" được gửi trong nhóm kín của cô giáo đóng cửa không tiếp khách ngày 20/11, hàng xóm xì xào "chả biết dạy dỗ kiểu gì mà chả ai tới nhà" Một bức tâm thư từ một hội nhóm lớp được lọt ra ngoài, danh tính cô giáo không được tiết lộ nhưng khiến ai cũng phải trầm trồ "cô giáo nhà người ta"... Bức thư được cho là của cô giáo gửi tới phụ huynh trong nhóm riêng của lớp để giải thích cho nhiều cha mẹ yên tâm với việc không quà...