Món quà cuối cùng…
Tôi biết tôi không còn sống được bao lâu nữa nên đã chuẩn bị món quà này tặng mình, người phụ nữ của cuộc đời tôi.
Nhìn di ảnh ông trên bàn thờ, bà không cầm được nước mắt, hôm nay là kỉ niệm 40 năm ngày cưới của ông bà. Ngày này của những năm trước, bà luôn có ông ở bên cạnh, vậy mà năm nay….
Bà nhớ lại ngày này 40 năm trước, đó là ngày đầu tiên bà về làm vợ ông. Nhà ông nghèo, chẳng có đồ cưới cao sang, thế nhưng lấy ông bà vẫn rất hạnh phúc, bởi ông bà rất thương yêu nhau.
Ngày cưới, ông chẳng có gì tặng bà, đám cưới chỉ là một bữa cơm trắng và một bát canh mà ông bà thấy rất hạnh phúc rồi. Mãi sau này, khi kinh tế đã khá giả hơn, ông vẫn thường nhắc lại với các con “ngày cưới, bố chỉ tặng mẹ được một bát cơm trắng thôi đấy”. Các con ông sống ở thời đại sau này, nghe câu chuyện của bố mẹ mà không khỏi tự hào vì mình được sinh ra trong tình yêucủa bố mẹ.
Sau này, khi kinh tế khá giả, ông thường hay tặng bà những món quà nho nhỏ mỗi khi kỉ niệm ngày cưới. Khi là chiếc khăn quàng cổ, khi là chiếc áo mới, hay có khi chỉ là đôi dép giản dị,…và luôn đi kèm là một bó hoa lưu ly tím. Bà rất thích những bông lưu ly tím, vì thế ông đã trồng rất nhiều hoa lưu ly tím trước nhà. Mỗi năm, ông đều cắt vào một bó lưu ly tím thật to để tặng bà. Những món đồ ông tặng, bà không bao giờ mang ra dùng, bà cất vào một chiếc hộp gỗ to làm kỉ niệm.
Sau này, khi kinh tế khá giả, ông thường hay tặng bà những món quà nho nhỏ mỗi khi kỉ niệm ngày cưới. (ảnh minh họa)
“Kinh koong, kinh koong”… tiếng chuông cửa làm bà giật mình khỏi dòng suy nghĩ. Bà đoán chắc các con, các cháu đã trở về. Hôm nay là kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ, theo thường lệ các con ở xa sẽ trở về và cả gia đình bà làm một bữa cơm ấm cúng bên nhau. Tuy năm nay ông không còn, nhưng chắc các con vẫn về theo thói quen bao năm qua.
“Xin lỗi, bác là bác Ngà ạ” – Bà mở cửa, đó là một cậu thanh niên trẻ.
“Tôi là Ngà đây, cậu muốn gặp tôi có chuyện gì?” – Trong trí nhớ thì bà đâu quen người thanh niên này nhỉ.
“Dạ, cháu là nhân viên chuyển quà. Có người gửi cho bác bó hoa và gói quà này. Mời bác kí nhận vào đây cho cháu ạ” – Cậu ta trao cho bà tờ giấy kí xác nhận và bó hoa cùng gói quà.
Bà hơi ngạc nhiên, ai tặng quà cho bà nhỉ. Bà không thấy có thông tin của người gửi. Ai là người biết bà rất thích hoa lưu ly tím nhỉ. Chắc hẳn phải là người quen rồi, hay là các con bà muốn gây bất ngờ cho mẹ.
Bà vào nhà, mở gói quà ra, đó là một cuốn album ảnh.
Trang đầu tiên của cuốn album không có ảnh, chỉ có một bức thư viết tay. Những dòng chữ trên bức thư như đang nhảy múa trước mắt bà, mắt bà nhòe đi khi nhìn thấy những nét chữ rất quen thuộc, đó là nét chữ của ông.
“ Món quà cuối cùng tôi tặng mình!
Tôi biết tôi không còn sống được bao lâu nữa nên đã chuẩn bị món quà này tặng mình, người phụ nữ của cuộc đời tôi. Chắc khi mình nhận được nó thì tôi đã đi xa rồi và mình đang rất cô đơn phải không? Nhưng con người đều có số phận cả mình ạ vì thế mình đừng buồn nhé, bởi tôi sẽ luôn ở bên cạnh mình thôi, tôi vẫn luôn dõi theo và nhìn thấy mình”.
Bà nhìn sang trang bên cạnh, đó là bức ảnh cưới đen trắng của hai ông bà. Bức ảnh không còn nhìn rõ mặt nữa, theo năm tháng nó đã mờ nhòe đi. Bên dưới bức ảnh là dòng chữ của ông: “Ngày cưới, tôi vẫn nhớ như in ngày đó, mình mặc chiếc áo màu trắng, quần đen, tóc mình dài đen mượt. Chỉ có vậy thôi mà tôi thấy mình đẹp biết bao, lộng lẫy biết bao. Nói là lễ cưới nhưng chỉ là bát cơm canh cúng tổ tiên, tôi rất buồn vì để mình thiệt thòi. Tôi chẳng có lễ vật tặng mình, mình lấy tôi thiệt thòi nhiều quá. Ngày ấy tôi đã nghĩ, cuộc đời này tôi nợ mình.” . Bà vuốt ve khuôn mặt đã mờ của chàng trai trẻ trong ảnh thì thầm: “Cuộc đời ông là món quà lớn nhất với tôi rồi”.
Trang tiếp theo là cậu con trai thứ hai của ông bà khi cậu bé được 5 tuổi. “Mình có nhớ bức ảnh này chụp khi nào không? (ảnh minh họa)
Trang thứ hai của album là ảnh ông bà và con gái lớn. Đó là khi con gái tròn 1 tuổi. “Mình vẫn thường đùa, lấy tôi mình lãi nhất là đứa con, đó chính là con gái của chúng ta. Tôi nhớ như in ngày mình sinh con gái, tôi vẫn đang đi làm ở ngoài đồng thì nghe người ta gọi về nhà vì mình đang sinh. Tôi vừa mừng vừa lo, người ta thường nói &’gái chửa cửa mả’, ấy thế mà vừa về đến nhà tôi đã chứng kiến cảnh mình đang ôm đứa con gái bé bỏng của chúng ta nằm trên giường. Con bé đỏ hỏn, da nhăn nheo đang túm chặt lấy ngón tay mình, gương mặt mình vương đầy mồ hôi, nước mắt của cơn vượt cạn. Tôi vẫn nhớ cái cảm giác của tôi lúc đó, thực sự thiêng liêng khó tả lắm mình ạ.”. Mắt bà nhòa đi khi nghĩ đến lần đầu tiên được làm mẹ. Lần ấy bà sinh rất dễ, bà đỡ nói bà gần như đẻ rơi. Bà vẫn nhớ vẻ mặt ông lúc ấy, ông thở hồng hộc chạy về nhà rồi lặng nhìn mẹ con bà nằm trên giường. Khi đó ông đã khóc, những giọt nước mắt của người đàn ông lần đầu được làm bố.
Trang tiếp theo là cậu con trai thứ hai của ông bà khi cậu bé được 5 tuổi. “Mình có nhớ bức ảnh này chụp khi nào không? Khi con trai chúng ta được 5 tuổi nhỉ. Hôm sinh nhật con trai, thằng bé đòi tôi và mình cho nó đi chụp ảnh. Tôi nhớ hồi đó tôi vừa ốm dậy, có đồng nào mình đều thuốc thang tẩm bổ cho tôi cả rồi. Khi con trai đòi chụp ảnh, mình dỗ ngọt nó là &’những đứa trẻ đòi chụp ảnh sẽ kém thông minh’. Nó nghe vậy nằm lăn ra giường òa khóc. Lúc ấy tôi thấy mình thật bất tài vô dụng, không để cho mình và các con có được cuộc sống sung túc. Hôm đó, mình đã bán đi mảnh vải áo tôi tặng mình nhân dịp 5 năm ngày cưới để lấy tiền đi chụp ảnh cho con trai. Lại một lần nữa tôi nợ mình thật nhiều”.
Bà làm sao quên được ngày sinh nhật con trai 5 tuổi, khi đó ông ốm nặng, gia đình có bao nhiêu bà đổ dồn thuốc thang cho ông. Khi ông khỏi bệnh cũng là lúc con trai tròn 5 tuổi. Thằng bé rất thích được chụp ảnh, trước đó cả mấy tháng nó đã năn nỉ đòi ông bà cho đi chụp ảnh. Vậy mà hôm đó bà không có một đồng nào trong túi. Nhìn chồng vẫn còn bơ phờ sau trận ốm, nhìn đứa con nước mắt ngắn nước mắt dài khóc lóc trên giường mà trái tim người mẹ của bà đau nhói. Vậy là bà mang mảnh vải ông tặng đem bán lấy tiền. Đó là món quà đầu tiên ông tặng cho bà, vậy nên bà không nỡ may áo, chỉ cất trong một chiếc hộp nhỏ để làm kỉ niệm.
….
Trang tiếp theo là ảnh cưới con gái.
“Ngày cưới con gái cũng là lần đầu tiên tôi và mình tổ chức kỉ niệm ngày cưới. Con gái xinh lộng lẫy trong chiếc váy trắng, còn mình thật tuyệt vời trong tà áo dài. Lúc đó mình nói mình già rồi, nhưng với tôi mình chẳng bao giờ già đâu. Tôi là người đàn ông hạnh phúc nhất trên đời này mình ạ”. Ngày ấy, ông muốn tổ chức kỉ niệm 25 năm ngày cưới của ông bà. Bà nói bà già rồi, bà không tự tin với những vết chân chim trên khóe mắt, da dẻ không còn được căng mịn nữa trong khi đó ông càng ngày càng trở nên phong độ hơn. Ông cầm bàn tay chai sần của bà động viên: “Đây là đôi bàn tay đẹp nhất tôi từng thấy. Và cho dù khi mình 90 tuổi thì mình vẫn là người phụ nữ đẹp nhất”. Vậy mà, ông chẳng chờ đến khi bà 90 tuổi để kiểm chứng xem bà có phải là người phụ nữ đẹp nhất trong cuộc đời ông không.
…
Video đang HOT
Trang cuối cùng, đó là bức ảnh bà thời còn trẻ.
“Mình biết không, người con gái này, tôi nợ cô ấy cả cuộc đời. Cô ấy không chê tôi nghèo, từ bỏ cuộc sống khá giả để lấy tôi. Lấy tôi, cô ấy đã vất vả cả đời chăm sóc ba bố con tôi, chăm sóc cái gia đình nhỏ ấm cúng của tôi. Thời xưa, tuy nghèo khó nhưng chưa bao giờ cô ấy cau mày hay khó chịu với tôi. Đến khi khá giả, cô ấy chưa từng đòi hỏi tôi một điều gì. Ngoài tình yêu, thì trong tôi là sự biết ơn, sự trân trọng với cô ấy. Mình biết không, tôi luôn muốn nói với người con gái ấy một điều, cô ấy là người phụ nữ đẹp nhất trong mắt tôi. Tôi biết thời gian của tôi trên cõi đời này không còn nhiều, nhưng tôi luôn muốn nói với cô ấy rằng cuộc sống đã rất ưu ái tôi khi tôi có được cô ấy làm vợ. Điều duy nhất tôi hối tiếc là không đi cùng cô ấy thêm một quãng đường đời nữa… Đọc đến đây, đừng buồn, đừng khóc mình nhé. Tôi vẫn luôn ở bên cạnh mình thôi. Tôi yêu mình!”.
Bà gấp cuốn album lại, nhẹ nhàng đặt nó vào chiếc hộp gỗ đựng những món quà ông tặng. Bà nhìn lên di ảnh của ông, khẽ thì thầm: “Cuộc đời mình là món quà ý nghĩa nhất mình dành tặng tôi rồi. Tôi sẽ không khóc, không buồn nữa đâu. Mình yên tâm nhé!”. Bà tin những điều ông nói, bà tin rằng ông vẫn luôn dõi theo bà, và bà sẽ không còn cô đơn.
Theo Khampha
Khi thức dậy, không thấy tôi, mình đừng khóc!
Khi không có tôi bên cạnh, mình vẫn phải chăm sóc bản thân và sống vui vẻ. Nếu mình cảm thấy cô đơn quá, thì có thể về ở với thằng cả. Vợ chồng nó sẽ thay tôi chăm sóc mình.
Ông cụ quay sang nhìn người bạn già đi bên cạnh mình, ông mỉm cười:
Bà này, mỗi buổi sáng, dậy sớm, đi tập thể dục, nghe chim hót, ngắm mặt trời lên, có bà bên cạnh, với tôi cứ như là đã chờ đợi từ lâu lắm rồi.
Thì ông công tác xa, lại được giữ lại làm cố vấn, tôi ở xa ông cũng quen rồi. Có khi bây giờ ông về, tôi lại chưa quen ấy chứ!
Cái bà này, tôi kể cả là ở xa, nhưng khi ở bên bà, tôi có thấy lạ gì đâu? Tôi vẫn thấy lòng mình thanh thản lắm.
Thì giờ già rồi, chỉ mong thanh thản thôi.
Ngày nào họ cũng cùng nhau đi như thế. Dưới con mắt ngưỡng mộ của cả người trẻ và người già. Người trẻ nhìn ông bà mà ước: Ước gì già mình cũng được như thế. Người già thì ghen tỵ vì có người còn có người bạn đồng hành, có người thì không. Nhưng nhiều khi già rồi, lại trái tính, trái nết, mấy ai mà được tình cảm như hai ông bà. Tình già vẫn còn vương, nhất là cụ ông, cũng xấp xỉ bẩy mươi tuổi nhưng vẫn phong độ nhanh nhẹn lắm. Đúng là quân nhân có khác. Được rèn luyện qua gian khổ nên mới được như vậy. Còn cụ bà có vẻ yếu đuối hơn, lưng bà cũng đã không còn thẳng nữa, nhưng khuôn mặt phúc hậu khi nào cũng lấp lánh ánh cười.
***
Ông kéo ghế cho bà ngồi xuống bên cạnh, còn mình thì ngồi chiếc ghế gỗ nhỏ, ông chăm chú nhìn nồi cháo đang sôi, lát lại lấy mui ngoáy cho cháo đỡ bị dính dưới đáy nồi. Bà bảo để bà làm cho, nhưng ông nhất định không chịu, ông cười:
Bao nhiêu năm, chỉ toàn bà nấu cháo cho các con tôi, cho bố mẹ tôi, bây giờ, tôi có nấu cho bà ăn tới hết đời cũng chưa thỏa lòng mà!
Bà nhìn ông, đôi mắt nâu đã nhạt màu vì thời gian ngân ngấn nước, mấy sợi tóc bạc trắng của bà phất phơ trước mặt. Bà vén mấy sợ tóc cho gọn rồi nhìn ông:
Thứ tôi nuối tiếc duy nhất là khi còn trẻ chúng ta không được sống gần nhau. Ông là một người đàn ông dịu dàng. Nhưng bây giờ, ông về rồi. Với tôi thế là đủ!
Ông nhìn bà, ánh mắt lấp lánh niềm vui, và ngập tràn yêu mến. Đúng là khi già, người ta mới cần người làm bầu làm bạn, có người sớm tối bên nhau, câu chuyện câu trò thì cùng nhau ăn bát cháo trắng cũng ấm lòng biết mấy.
Bà nhìn giàn mướp trổ đầy hoa vàng, những con ong mật từ đâu kéo về bay vo vo trước hiên nhà. Ánh nắng buổi sáng chưa gắt, chút gió mát từ ngoài sống thổi lại khiến không khí thoáng dịu vô cùng. Bà nhắc ông:
Thằng cả nó bảo hôm nay nó cũng nghỉ phép đưa cả vợ con nó về đấy. Ông tính mua cái gì về làm cơm bây giờ?
Ôi dào, bà kệ chúng nó, nó về khắc biết mua gì mà ăn. Bà chăm nó mấy chục năm, phải để nó chăm lại bà chứ?
Nhưng mà chúng nó về đây, biết cái gì mà mua.
Ông nhìn bà, ánh mắt cười vẫn không đổi.
Thì mua được cái gì, ăn cái đó!
Bà cũng cười nhìn ông:
Vậy thì nghe ông!
Rồi như sực nhớ ra điều gì, bà bảo ông:
Quên mất, nhà mình có gà đấy, việc gì phải mua cái gì nữa.
Chuyện đó cứ để đấy, tôi với bà ăn cháo đã.
Ông bưng hai bát cháo để lên chiếc bàn nhỏ ở góc sân, hai ông bà ngồi ăn cháo và nói chuyện gì đó rất vui, khiến bà cứ nhìn ông rồi tủm tỉm cười hoài. Những nếp nhăn trên mặt cứ xô vào rồi lai dãn ra, như dấu bước của thời gian, cứ im lìm, lặng lẽ nhưng không thể xóa nhòa.
***Khi còn trẻ, hai ông bà cùng mệnh kim, nên người ta nói, ở với nhau rất hay và chạm. Bà là ngườiphụ nữ thông minh, lại chịu thương chịu khó, nhưng cũng khá bướng bỉnh, nên khi nào ông cũng là người nhường nhịn bà. Ông cười:
Thua ai mới sợ, chứ thua vợ là đương nhiên! Này nhé: Tôi làm sao mà đẻ được cho bà được hai đứa con vừa ngoan ngoãn như bà, làm sao mà một lúc chăm cả bốn đứa trẻ (ý ông nói là cả bố mẹ chồng, các cụ xưa chả có câu: Một già một trẻ bằng nhau là gì)... Ngoài ra, bà biết sửa điện, biết tháo lắp các đồ điện trong nhà bị hỏng, bà biết nấu những món ăn ngon mà chỉ về nhà ông mới được ăn ...
Nói chung là vì bà vĩ đại như thế, nên ông thua là cái chắc. Có lẽ suốt cuộc đời bà, chưa khi nào phải cãi nhau với ông. Nói ra thì chẳng ai có thể tin. Bà biết vì ông lúc nào cũng thương và trọng bà.
Trong thâm tâm bà cũng vậy, khi còn trẻ, lấy ông vì yêu ông, và cho tới tận bây giờ, tình cảm đó vẫn không thay đổi. Ngày ấy trẻ, những lần ông về buổi tối khi nào hai ông bà cũng nằm tâm sự tới khuya, có lần bà ôm ông nói:
Sau này chúng mình già, anh không được chết trước em, em không muốn mình sống cô đơn một mình. Em đã sống cô đơn một mình nhiều rồi, nay mai anh về, em không muốn mình lại phải một lần nữa sống như thế. Vì vậy, nhất định anh phải sống lâu hơn em đấy! Em sẽ rất sợ nếu một sáng nào đó em tỉnh dậy và chỉ còn lại một mình. Em sẽ khóc đến hết nước mắt! Em không muốn sống cô đơn không có anh lần hai. Anh nhớ đấy nha!
Trong thâm tâm bà cũng vậy, khi còn trẻ, lấy ông vì yêu ông, và cho tới tận bây giờ, tình cảm đó vẫn không thay đổi. (Ảnh minh họa)
Từ đó, bà thấy ông ít uống rượu hơn, nghe nói, ông còn bỏ cả thuốc lá mặc dù ông nghiện nặng. Không phải vì ông muốn sống lâu hơn bà, mà vì ông muốn, khi về già, ông phải khỏe mạnh hơn bà để có thể chăm sóc bà, và cũng có thể, để sống bên bà tới cùng thì thôi. Ông cũng sợ phải sống một mình, nhưng ông sợ bà phải sống một mình hơn. Nhưng nỗi niềm ấy, ông không nói cho bà biết. Đàn ông thường là thế. Yêu ai yêu hơn cả tính mạng của mình, nhưng vẫn cứ lặng lẽ mình mình biết, mình mình hay.
***
Từ ngày có ông về nhà, bà vui vẻ lên nhiều, sức khỏe cũng tốt hơn, bệnh huyết áp thấp của bà cũng đỡ hơn nhiều. Sáng nào ông cũng dậy sớm hơn, đánh thức bà và họ lại nắm tay nhau đi tập thể dục. Vậy mà đột nhiên mấy hôm nay, khi nào bà tỉnh dậy cũng chỉ thấy có một mình trên giường, ông thức từ khi nào? Ông đã đi tập thể dục một mình sao? Bà thầm nghĩ: Cái ông này, làm gì cũng được vài bữa (Thật ra cái vài bữa bà nói ấy cũng đã hơn ba năm rồi).
Bà dậy, mặc thêm cái áo len, trời sang thu nên buổi sáng hơi lạnh. Bà thấy ông từ đằng xa, tay xách tùi đồ ăn sáng, khuôn mặt có vẻ đăm chiêu. Nhưng vừa nhìn thấy bà, ông lại mỉm cười ngay được. Bà nhìn ông, người đàn ông cao lớn, đẹp trai ngày nào, rồi cũng thành một ông già, thời gian trôi cứ ngỡ mới là hôm qua, nhưng thời gian cũng thật khắc nghiệt với con người và với cả tình yêu.
Thấy vẻ mặt suy tư của bà, ông cười:
Bà lại đang nghĩ gì thế?
Tôi chỉ nghĩ không biết ông đi đâu?
Ông cười:
Tôi đi mua bánh khúc của bà Dần đấy. Món này bà thích nhất mà. Gớm, bà bà ấy làm bánh khúc cỡ cũng ba bốn chục năm rồi ấy nhỉ?
Bánh khúc của bà ấy, thì chẳng ai làm ngon được bằng ông ạ. Từ ngày hai đứa con nhà mình mới hai ba tuổi, đã ăn bánh của bà ấy rồi. Mà ăn bánh khúc của bà ấy, thì đi ăn ở đâu cũng không thấy ngon nữa.
Nhưng vừa rồi bà ấy bảo, bà ấy bán nốt tuần này thôi. Bà ấy thấy mệt rồi.
Bà thở dài, nhìn ông:
Thì chúng ta già cả rồi mà. Ông nhìn xem, cây mít này tôi trồng khi thằng Hải mới được mấy tuổi, vậy mà năm nay nó cũng đã cằn cỗi rồi! Có ra được quả nào nữa đâu!
Cứ để nó đấy làm kỉ niệm bà ạ!.
Nhưng sao dạo này không thấy ông dậy đánh thức tôi dậy cùng thế?
Ông nhìn xa xa, rồi quay lại nhìn bà, ánh mắt vẫn âu yếm như thế:
Tôi thấy bà ngủ ngon quá, nên không đánh thức bà dậy làm gì.
Lần sau, ông cứ đánh thức tôi dậy đi cùng ông!
Ông biết tâm tình của bà. Ông đưa tay nắm lấy tay bà bảo:
Thôi tôi với bà về ăn bánh khúc thôi!
***
Nhưng tất cả những buổi sáng sau nữa, ông vẫn không đánh thức bà. Khi nào tỉnh dậy trên giường, bà cũng chỉ thấy có một mình. Lúc đầu bà có chút hốt hoảng, nhưng sau vài buổi sáng, bà biết, ông không đi đâu xa, ông chỉ đang ngồi ở ngoài sân hoặc lại đi lại mua đồ ăn sáng, nên bà vẫn thấy an lòng. Bà chỉ thấy thắc mắc, dạo này nhiều lúc vắng bà, là ông lại trâm ngâm đến lạ. Có lần bà về rồi, nhưng ông không biết, khuôn mặt ông nặng trĩu suy tư. Chợt bà thấy lòng mình có chút bất an.
Ông đang ngồi nấu cháo bên chiếc bếp than nhỏ quen thuộc ở góc sân. Nhưng nối cháo đã trào cả ra ngoài mà ông không biết. Bà cầm chiếc áo khoác lên người ông rồi mở vung nồi cháo cho đỡ trào. Giọng bà vẫn dịu dàng như mọi khi:
Buổi sáng cuối thu rồi, trời sắp chuyển lạnh đấy ông ạ. Mà dạo này, tôi thấy ông gầy đi!
Ông đưa mắt nhìn bà, miệng nở một nụ cười:
Bà yên tâm, tôi ốm sao được!
Nhưng dạo này, tôi thấy ông cứ suy nghĩ đi đâu ấy!
Tôi biết, nếu đột ngột một sáng nào đó mình tỉnh dậy và không còn thấy tôi ở bên cạnh nữa, chắc hẳn mình sẽ không chịu nổi đâu. (Ảnh minh họa)
Tôi thì nghĩ đi đâu được ngoài bà!
***
Mấy tháng sau, người ta không còn thấy hình ảnh hai vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo nữa. Mà chỉ thấy có một mình bà cụ đi vào mỗi buổi sáng. Khuôn mặt bà không còn rạng rỡ như ngày nào. Đôi mắt dường như mờ đục hơn, như được phủ mờ bởi một lớp sương mỏng. Bà đi quanh một vòng rồi lặng lẽ về nhà, nấu cháo, múc hai bát và đặt trên bàn. Bà ăn cháo và ánh mắt bà lại lấp lánh ánh cười.
Một năm sau, đúng ngày ông mất, bà cũng ra đi. Khi con gái dọn dẹp đồ đạc của cha mẹ mới phát hiện ra lá thư của ông viết cho bà, nét chữ run run nhòe ướt, không biết vì nước mắt của ông khi viết hay của bà mỗi khi đọc, cô chỉ thấy những nếp gấp gần như bị rách ra:
Mình à!
Tôi muốn được sống lâu hơn mình để có thể nấu cháo cho mình ăn mỗi sáng, đánh thức mình dậy mỗi sáng và để mình không phải sống cô đơn một mình những năm tuổi già. Khi trẻ, tôi đã để mình sống cô đơn như vậy. Tôi muốn bù đắp lại cho mình.
Những ngày tháng này, là những tháng ngày hạnh phúc nhất đời tôi. Khi được sống bên mình, được chăm sóc cho mình để bù đắp những tháng ngày tôi không làm tròn trách nhiệm của một người chồng. Nhưng ông trời không chiều lòng người rồi.
Tôi biết, nếu đột ngột một sáng nào đó mình tỉnh dậy và không còn thấy tôi ở bên cạnh nữa, chắc hẳn mình sẽ không chịu nổi đâu. Nên khi tôi biết tôi bị ung thư giai đoạn cuối, tôi biết tôi sẽ chẳng sống được lâu nữa. Tôi đã hết sức lo lắng bởi tôi lại thất hứa với mình rồi. Sáng nào tôi cũng tỉnh giấc trước mình và để mình lại đó. Tôi muốn mình quen cảm giác ấy đi. Để sau này khi tôi đi rồi, mình không quá hụt hẫng. Không biết mình đã quen chưa?Nhưng dù sao, khi thức dậy một sáng nào đó, không có tôi bên cạnh, mình cũng đừng khóc đấy!
Khi không có tôi bên cạnh, mình vẫn phải chăm sóc bản thân và sống vui vẻ. Nếu mình cảm thấy cô đơn quá, thì có thể về ở với thằng cả. Vợ chồng nó sẽ thay tôi chăm sóc mình.
Tôi vẫn chưa nói câu này với mình: Tôi yêu mình!
Bức thư trên tay cô gái chữ đã nhòe gần như không đọc được nữa. Lau nước mắt, cô gái lặng lẽ đặt bức thư của bố dưới bức ảnh của mẹ trên bàn thờ. Dù không thể cùng đi với ông, nhưng cuối cùng bà cũng đã thỏa nguyện được về gần ông. Cô gái thấy tự hào về bản thân mình, vì cô được sinh ra từ chính tình yêu sâu đậm, đẹp đẽ của cha mẹ mình. Và cô tin, ở một nơi nào đó, chắc hẳn, bố cô lại sáng sáng đánh thức mẹ dậy, hai người cùng nhau thong dong đi tập thể dục mỗi sáng, trong ánh mắt mờ đục vì thời gian của họ, hạnh phúc vẫn cứ hiện lên rạng ngời hơn cả ánh bình minh!
Theo Khampha
Một mối tình đầu bất tử Trên mỗi chặng đường thành công trong sự nghiệp, trong những phút giây hạnh phúc bên chồng con, tôi lại nhớ đến anh. Với tôi, anh không những là kỷ niệm mối tình đầu mà còn là vị ân nhân trong cuộc đời. Tôi và anh là hàng xóm với nhau từ thời tóc còn để chỏm. Anh hơn tôi một tuổi nhưng...