“Món quà” của Chủ tịch Thành phố Hà Nội tặng báo chí
Hà Nội đang xây dựng cơ chế người phát ngôn, không phải để quy định ai là người được phát ngôn và phát ngôn điều gì mà đây là cơ chế quy định bắt buộc đối với các cơ quan các cấp, các ngành của Thành phố phải kịp thời cung cấp các thông tin công khai, minh bạch cho báo chí….
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo tại buổi gặp mặt
Ngày 18/6, nhân kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt đại diện các cơ quan báo, đài Trung ương và Hà Nội.
Thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đã gửi đến đại diện các cơ quan báo, đài và toàn thể những người làm báo trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp. Đánh giá cao vai trò vị trí của báo chí trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định, Thành phố luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để báo chí phát triển, để các nhà báo phát huy khả năng sáng tạo.
Chủ tịch Thành phố cũng ghi nhận, với tinh thần xây dựng và vì sự phát triển của Thủ đô, các cơ quan báo chí đã kịp thời phát hiện, đóng góp nhiều ý kiến để Hà Nội khắc phục và giải quyết những tồn tại, hạn chế. Đó là những chiến dịch tuyên truyền để nâng cao chất lượng công tác quản lý đô thị, giải quyết nhà “siêu mỏng, siêu méo”, những vướng mắc về cấp “sổ đỏ”, hiệu quả của bộ phận “một cửa”, chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố… và gần đây là những vấn đề bức xúc như quản lý rừng phòng hộ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa…
Video đang HOT
“Thành phố luôn lắng nghe báo chí và chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề báo chí nêu, nhanh chóng giải quyết bức xúc của nhân dân nhằm giảm dần bức xúc, tạo sự đồng thuận” – Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nói.
Đặc biệt, tại buổi gặp mặt, đại diện một số cơ quan báo chí đã nói lên mong muốn về một “món quà” của Thành phố, đó sự cởi mở, sự chủ động cung cấp thông tin của các cấp lãnh đạo sở, ban, ngành của Thành phố đối với các cơ quan báo chí. Đáp lại, Chủ tịch Thành phố cho biết, Thành phố đang khẩn trương xây dựng cơ chế người phát ngôn.
“ Cơ chế này xây dựng nên không phải là để quy định ai là người được phát ngôn và nội dung được phát ngôn là gì mà đây chính là cơ chế để ngoài những buổi giao ban hàng tuần ở Thành ủy, phải có những quy định bắt buộc đối với các cơ quan, các cấp, các ngành cung cấp kịp thời các thông tin công khai, minh bạch cho báo chí.” – chủ tịch Nguyễn Thế Thảo giải thích rõ.
Chủ tịch Thành phố cũng cho biết, trước một sự việc, bao giờ Lãnh đạo Thành phố cũng yêu cầu các cơ quan liên quan của Thành phố cung cấp kịp thời, khách quan, rõ ràng sự việc để báo chí thông tin đến độc giả.
Con số chính thức (theo hộ khẩu) thì Hà Nội hiện có 7,3 triệu dân. Đây cũng là địa phương có sự góp mặt đông đủ nhất của các cơ quan báo chí. Thông tin về Thủ đô cũng luôn luôn được người dân cả nước đặc biệt quan tâm, theo dõi. Vì vậy, việc xây dựng quy chế người phát ngôn theo hướng mở như Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nói thực sự là một thông tin đáng mừng, một “món quà” mà Chủ tịch Thành phố dành cho báo chí nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày cách mạng báo chí Việt Nam.
Theo vietbao
Giảm 30% giá vé xe buýt nhanh cho công chức
Hà Nội đang xây dựng kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng sau khi Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực từ 1/7/2013. Theo đó, tới đây, công chức Hà Nội khi đi làm bằng xe buýt nhanh sẽ được giảm giá vé tới 30%.
Tuy nhiên, theo Dự thảo Nghị quyết Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) khối lượng lớn, Hà Nội khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội, công chức chỉ được giảm giá vé khi đi xe buýt nhanh trong trường hợp cơ quan có 20 người mua vé trở lên.
Ngoài ra, để khuyến khích người dân đi xe buýt, thành phố miễn tiền vé sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn cho các đối tượng là: thương binh, người có công, anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, đại biểu quốc hội, người khuyết tận, trẻ em dưới 6 tuổi. Hà Nội cũng dự kiến giảm 50% giá vé tháng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp, người cao tuổi khi đi xe buýt nhanh.
Hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC thiếu và bất cập
Theo đánh giá của đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội, thực tế, hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC của Hà Nội đang rất bất cập và thiếu hụt. Các loại hình vận tải khối lượng lớn, tiên tiến như xe buýt nhanh (BRT), tàu điện ngầm (Metro), đường sắt trên cao đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, chưa được đưa vào khai thác sử dụng. Hạ tầng xe buýt phát triển chưa được đồng bộ.
Sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực từ 1/7/2013, công chức Thủ đô có thể được đi xe buýt nhanh giảm giá 30%.
Điểm đầu cuối xe buýt tạm bợ chủ yếu đỗ bên lề đường, bãi đất lưu không..., vốn không được quy hoạch sử dụng cho hoạt động xe buýt nên không thể đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ hoạt động xe buýt. Trên địa bàn TP hiện cũng mới có 350/1800 điểm dừng xe buýt được lắp đặt nhà chờ phục vụ khách. Các khu đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi... chưa có quy hoạch quỹ đất dành cho hạ tầng VTHKCC.
Mặt khác, đường dành riêng cho xe buýt còn thiếu, toàn thành phố đến nay mới có 5km đường ưu tiên cho xe buýt trên quốc lộ 6; Phương tiện VTHKCC phải hoạt động trong dòng giao thông hỗn hợp làm giảm tốc độ chạy xe, giảm hiệu quả khai thác.
"Mặc dù thành phố đã có nhiều chính sách ưu tiên khuyến khích người dân tham gia sử dụng phương tiện VTHKCC nhưng người dân tham gia không cao nên ít tác dụng hạn chế phương tiện cá nhân. Hiện chỉ có học sinh, sinh viên hay đi xe buýt", đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết.
Xây dựng hàng loạt cơ chế để phát triển phương tiện vận tải công cộng
Theo Dự thảo Nghị định, để khắc phục các vấn đề trên, thành phố đang chủ trương xây dựng một loạt cơ chế chính sách khuyến khích nhằm tạo "cú huých" để phát triển VTHKCC. Đó là, ưu tiên bố trí quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC như: đề pô, trạm trung chuyển, ga đường sắt đô thị, điểm dừng đỗ, đường dành riêng cho xe buýt. Các phương tiện sử dụng hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC phải là các phương tiện có chất lượng cao, hiện đại, đáp ứng công nghệ tiên tiến và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Niên hạn sử dụng đối với xe buýt, xe buýt nhanh (BRT) không quá 7 năm.
Thành phố lập các trung tâm quản lý, điều hành giao thông chung và các trung tâm hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC theo từng loại hình. Từng bước triển khai xây dựng hệ thống vé điện tử dùng chung cho các loại hình hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC khối lượng lớn trên địa bàn.
Theo vietbao
Hà Nội "gom" cây sưa đỏ về trồng tập trung Đối với những cây sưa có đường kính nhỏ trồng đơn lẻ sẽ được dịch chuyển về trồng tập trung tại các công viên. Những cây sưa có đường kính lớn trên 40cm sẽ phải có phương án bảo vệ... Những cây sưa đỏ có đường kính lớn hơn 40cm phải có phương án bảo vệ Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng...