Món nhà nghèo ăn, nay là đặc sản chỉ có ở Hà Giang
Đến với Hà Giang, du khách đã bị hấp dẫn bởi món ăn giản dị này.Hà Giang là điểm đến thu hút những bạn trẻ yêu thích phượt, đam mê những cung đường đèo đẹp tuyệt vời.
Tới đây, du khách cũng được trải nghiệm những món ăn đặc sắc của nhiều dân tộc khác nhau. Du lịch Hà Giang phát triển khiến những món ăn khi nghèo khó trở thành đặc sản. Trong đó phải kể tới món mèn mén.
Mèn mén là chữ bắt nguồn từ tiếng Quan Hỏa Trung Quốc có nghĩa là bột ngô hấp. Chỉ từ cái tên thôi thì có lẽ bạn cũng biết được món ăn này được làm từ nguyên liệu gì. Dù chỉ được làm nên từ bột ngô thôi nhưng mèn mén lại mang tới hương vị hết sức đặc biệt.
Món ăn này được người dân truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ sau, vì vậy mà mèn mén Hà Giang đã trở thành truyền thống của người H’Mông.
Để làm mèn mén ngon nhất thì phải có được thứ bột ngô từ loại ngô ở nơi đây. Ngô đã lai hoặc ngô đến từ nơi khác lại không đem lại hương vị thơm ngon như giống ngô địa phương.
Nguyên liệu đơn giản, cách làm mèn mén cũng không quá phức tạp, tuy nhiên món ăn này lại có khá nhiều công đoạn. Hơn hết cần phải có được những đôi tay đầy kinh nghiệm mới có thể làm ra món mèn mén thơm ngon nhất.
Sau khi chọn được ngô ngon, hạt ngô tẻ được tách khỏi lõi ngô, xay thành bột và sàng bớt vỏ. Khi có được bột ngô vừa ý, người ta sẽ rắc thêm chút nước và đảo đều đến khi bột ngô tơi ra rồi đặt vào chõ gỗ đồ chín.
Video đang HOT
Bột ngô thường sẽ được xay thủ công bằng loại cối đá có hai thớt chồng lên nhau, rất nặng và khó thao tác. Ngô ban đầu sẽ được xay tróc hết vỏ rồi mới xay đến khi thành bột mịn. Hấp mèn mén cũng phải mất đến hai lần, hấp lần đầu để nước tẩm vào bột ngô.
Để bột ngô được tơi không bị vón cục, những người thợ có kinh nghiệm cần phải tính toán thời gian sao cho hợp lý, ngô già hay ngô non đều cần thời gian khác nhau. Với bột ngô non thì chỉ cần nước trong chảo sôi, hơi nước bắt đầu bốc lên miệng chõ là có thể hoàn thành lần đồ đầu tiên, còn với ngô già thì cần để lửa lâu hơn.
Sau lần hấp đầu tiên thì bột ngô sẽ được dỡ ra nia, đảo tơi và lọc ra những mảng ngô già lửa rồi tiếp tục đặt ngô vào chõ lần thứ hai cho bột chín hẳn, khi đó mèn mén Hà Giang mới được coi là nấu hoàn tất. Chế biến mèn mén từ lúc bắt đầu cho tới khi hoàn thành sẽ mất ít nhất là 2 đến 3 tiếng nên để kịp cho phiên chợ sáng, người dân địa phương phải dậy từ 4 – 5 giờ sáng để chuẩn bị.
Thưởng thức mèn mén phải thật chậm rãi bởi mùi thơm của món ăn lan tỏa, càng nhai càng thấy bùi ngọt, đậm đà. Mùi vị của ngô chạm vào lưỡi càng nhai kỹ lại càng thấy ngọt đậm hơn. Món ăn này có cấu trúc hơi khô và dẻo, bởi vậy khi ăn trong bữa cơm thường ngày, nó sẽ được ăn kèm cùng canh rau cải hoặc đậu để không bị nghẹn.
Ở các phiên chợ Hà Giang, mèn mén có thể ăn cùng thắng cố. Ngoài ra, người dân tộc còn ăn mèn mén cùng với những trái ớt nướng. Cũng bởi ở đây có thời tiết khắc nghiệt, vô cùng lạnh giá nên ăn đồ ăn cay nóng sẽ giúp chống rét. Ớt phải chọn loại ớt thóc, quả nhỏ xíu như hạt thóc nhưng có vị cay xé lưỡi. Ớt tóc đem nướng rồi giã cùng với muối, chấm mèn mén vào ăn cùng thì đúng chuẩn kiểu ăn của người Hà Giang.
Cũng bởi hương vị độc đáo thơm ngon của mèn mén mà nhiều du khách tới đây cũng tò mò nếm thử và mua về làm quà. Từ một món ăn của người dân nghèo đem theo những ngày lên nương rẫy lao động, mèn mén trở thành thứ đặc sản chỉ nơi đây mới có và khiến du khách nhớ nhung sau một lần nếm thử.
Món cháo 'độc dược', chỉ nên ăn vào buổi tối vang danh mọi miền của Hà Giang
Được nấu từ nguyên liệu có chứa chất độc nhưng người Hà Giang đã khéo léo chế biến thành món ăn bổ dưỡng.
Ai đến Hà Giang cũng một lần nghe qua món cháo ấu tẩu. Món cháo này còn được người dân địa phương gọi là "cháo độc dược" hay "cháo chết người" bởi thành phần nguyên liệu đặc biệt. Đó chính là củ ấu tẩu.
Cháo ấu tẩu ở Hà Giang. (Ảnh minh họa)
Bí quyết "hóa giải" độc dược trong củ ấu tẩu thành một loại thuốc quý của người Hà Giang đó là sơ chế sạch lớp vỏ bên ngoài rồi ngâm vào nước gạo qua đêm. Đợi khi ấu tẩu sạch hoàn toàn, người Mông sẽ đem đi ninh cho nhừ mềm trên lửa liu riu. Ấu tẩu khi ấy nở bung ra, thành chất sền sệt.
Củ ấu tẩu là nhân vật chính tạo nên điểm nhấn cho món ăn.
Cháo ấu tẩu còn có thêm gạo tẻ, nếp cái trồng trên nương và chân giò lợn cắp nách, đôi lúc còn có thêm trứng chần hoặc trứng non. Tất cả nguyên liệu được bỏ vào ninh cùng với ấu tẩu trong 4 tiếng thì mới ra được bát cháo đạt chuẩn.
Mô tô cháo ấu tẩu đầy đủ các thành phần: trứng, xương chân giò, rau thơm và gia vị. (Ảnh minh họa)
Để biết cháo đã ăn được hay chưa, người nấu sẽ nếm thử một lượng nhỏ, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng... thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc, chưa thể ăn. Chỉ khi không thấy tê đầu lưỡi tức là cháo chín, có thể thưởng thức. Vậy mới thấy, người Mông ở Hà Giang chế biến món này công phu đến mức nào.
Cháo nấu xong có màu nâu đậm, nhìn giống bát cháo lòng của người miền xuôi, vị bùi, béo và đặc biệt rất thơm. Củ ấu tẩu có vị đắng, tuy nhiên khi ăn vào lại rất dẻo và bùi, xen kẽ với vị ngọt của tinh bột, vị béo của thịt chân giò và tủy xương tiết ra trong quá trình chế biến đã tạo nên một cảm giác lạ miệng và hấp dẫn.
Cháo ấu tẩu có màu nâu giống cháo lòng ở dưới xuôi. (Ảnh minh họa)
Món này có vị béo, bùi và đắng đặc trưng của ấu tẩu. (Ảnh minh họa)
Người Hà Giang thường ăn cháo ấu tẩu vào buổi tối. (Ảnh minh họa)
Cháo ấu tẩu có quanh năm nhưng người Mông thường ăn vào buổi tối, vì theo kinh nghiệm lâu năm của người dân thì cháo có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Đến Hà Giang, không khó để bắt gặp hình ảnh hàng cháo ấu tẩu bắt đầu đông khách ra vào mỗi tối, khói mang theo mùi thơm của món ăn phủ khắp không gian, xua đi cái lạnh của sương gió của núi rừng.
Đà Nẵng - nơi giao thoa nhiều nền ẩm thực độc đáo Đà Nẵng được biết đến là thành phố đáng sống, thành phố của những cây cầu mang đặc trưng riêng của con người nơi đây. Không những vậy, Đà Nẵng còn hội tụ tinh hoa ẩm thực của nhiều vùng miền trên cả nước bằng nhiều con đường khác nhau, khiến du khách đến với nơi đây đều không thể bỏ qua việc...