Món ngon ngày Tết: Cách muối dưa siêu ngon, ăn hoài không ngán
Những món dưa muối như dưa chuột bao tử, dưa kiệu, ngồng cải muối chua.. sẽ giúp bạn thêm ngon miệng, ăn hoài không ngán trong những ngày Tết Nguyên đán. Dưới đây là cách muối dưa cho ngon, để dành ăn dần trong những ngày Tết sắp tới.
Cách muối dưa siêu ngon chuẩn bị giải ngán những ngày Tết
1. Ngồng cải muối chua
Nguyên liệu:
- 1kg ngồng cải
- 1 củ cà rốt
- 1 quả ớt sừng
- Gia vị: đường, muối
Cách muối dưa:
Ngồng cải bỏ bớt phần lá, rửa sạch, để ráo. Thái thành những lát mỏng, dài. Cà rốt cạo vỏ, thái thành những khoanh tròn dày cỡ 3mm. Ớt cắt lát (không bắt buộc). Đổ ngồng cải và cà rốt ra một chiếc rổ sạch, hong gió tầm vài tiếng cho se và héo bớt.
Pha hỗn hợp gồm: 1 lít nước, 3 thìa canh muối hạt, 1 thìa đường. Có thể nêm nếm điều chỉnh lại theo khẩu vị. Cho lên bếp đun sôi sau đó để thật nguội. Chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch, lau thật khô, xếp ngồng cải, cà rốt và đổ hỗn hợp trên vào, dùng đĩa sứ hoặc vật nặng đề lên dưa nén xuống . Sau 2-3 ngày dưa vàng là có thể ăn được.
Cách muối này đơn giản và cần ít nguyên liệu hơn, tuy nhiên bạn vẫn có món dưa ngồng cải vàng ươm, giòn tan. Món dưa cải chua dịu, có thể dùng làm khai vị, ăn kèm các món kho, chiên rán hay làm mồi nhậu cho chàng cũng rất hấp dẫn.
2. Dưa Kiệu
Nguyên liệu:
- 1 kg kiệu
- 2 muỗng canh muối hột
- 1 muỗng cà phê phèn chua
- Giấm trắng
- 350g đường
Cách muối dưa:
Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng). Xả nhiều lần.
Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Xả nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.
Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo.
Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.
Video đang HOT
Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm. Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).
Tùy độ chua của giấm mà gia giảm đường. Mình sử dụng giấm nuôi, không sử dụng giấm gạo nên độ chua vừa phải, giấm gạo để lâu dưa kiệu sẽ bị vàng.
3. Cách muối dưa chuột bao tử
Nguyên liệu
- Dưa chuột bao tử: 300g
- Đường: 30g
- Muối: 10g
- Giấm: 200ml
- Ớt: 3 quả
Cách muối
Dưa chuột bao tử chọn trái nhỏ, non, rửa sạch chú ý không gọt vỏ. Ớt rửa sạch, bỏ cuống.
Hòa tan đường, giấm, muối vào khoảng 100ml nước ấm.
Lần lượt xếp xen kẽ dưa chuột và ớt vào lọ thủy tinh, đổ nước muối đã pha ngập nguyên liệu, đậy kín nắp.
Ngâm dưa trong thời gian 2 – 3 ngày. Khi dưa chuột có màu vàng là được.
4. Dưa giá
Nguyên liệu:
- 400gr giá đỗ
- 1/2 củ cà rốt; 1 ít hẹ; 2 nhánh hành lá; vài củ hành tím; 1 bát giấm; 1 bát đường; 1 bát nước
Cách làm muối dưa chuột bao tử:
Giá đỗ rửa sạch sẽ để ráo nước. Cà rốt gọt vỏ rồi nạo thành sợi, hành thái khúc, hẹ thái khúc, hành tím thái lát mỏng.
Cho nước, giấm, đường vào nồi khuấy tan đường và bật bếp nấu cho sôi lên thì tắt bếp. Để cho nước giấm đường nguội.
Giá đỗ, hành lá, hành tím, hẹ, cà rốt trộn đều lên rồi cho vào hũ thủy tinh sạch sau đó đổ nước giấm đường đã để nguội vào. Đậy nắp để khoảng vài tiếng là có thể ăn được rồi nhé.
Cách làm giò lụa thơm ngon chuẩn vị để đón Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán này, bạn hãy thử dừng việc mua giò ở quán mà tự tay mình làm nên những cây giò thơm ngon cho gia đình thưởng thức bằng những hướng dẫn dưới đây.
1. Giò lụa tai heo
Nguyên liệu
- Thịt heo xay sẵn: 500 g
- Tai heo: 500 g
- Bột năng hoặc bột ngô: 30 g
- Gia vị cần nêm nếm: nước mắm ngon, bột nêm, đường, tiêu trắng dã nhuyễn
- Nước lạnh
- Bột nở
- Chuẩn bị thêm cả lá chuối và khung để gói giò được đẹp hơn. Chú ý nên xay những loại thịt có dắt chút mỡ. Vì thịt mỡ sẽ làm cho giò luộc xong ăn rất ngậy, không bị khô. Lá chuối thì giúp cho giò tai heo có vị tự nhiên, thơm và thanh chứ không nồng.
Cách làm
- Làm sạch tai: tai heo mua từ chợ về nên chắc chắn sẽ không được vệ sinh. Đầu tiên là dùng dao sắc cạo hết phần lông còn sót lại, sau đó dùng muối xát hết bề mặt tai rồi rửa lại với nước sạch. Đun sôi một siêu nước rồi tưới qua phần tai này rồi để ráo nước.
- Nên mua thịt xay sẵn ở các hàng sạp bán thịt. Thịt heo tốt nhất là nên cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 45 phút trước khi chế biến.
- Luộc phần tai với nước và một củ hành khô đập dập. Khi tai đã chín thì dùng khăn thấm cho khô phần nước rồi bắt đầu thái. Thái phần tai lợn thành những miếng mỏng vừa, không quá dài. Cho vào tô lớn rồi ướp với gia vị cho đậm đà: hạt nêm nước mắm rồi để 20 phút cho ngấm đều.
- Sau 45 phút thịt xay bỏ từ ngăn đá ra. Chuẩn bị máy xay sinh tố. Xay thịt cùng với các gia vị như là bột nở, đường, bột năng, tiêu nhuyễn, nước mắm nguyên chất và hạt nêm. Xay máy khoảng 15 giây rồi nghỉ.
- Cho máy nghỉ được 1 phút rồi lại tiếp tục xay nhớ cho thêm chút nước đá. Cứ như vậy khoảng 4 đến 5 lần đến khi phần thịt có màu hồng đẹp mắt, dẻo quẹo và có phần dính dính. Như vậy thịt xay đã đạt yêu cầu chuẩn.
- Lấy phần thịt đã xay nhuyễn trộn cùng phần tai heo đã thái sợi. Dùng tay trộn để hai phần thịt được đều với nhau.
- Bước gói giò bạn có 2 cách làm: dùng khuôn có sẵn hay gói bằng tay đều được cả. Tốt nhất phần bọc bên ngoài nên sử dụng lá chuối để giò được thơm ngon nhất.
- Trước khi gói thì nên rửa sạch lá chuối, lau lại bằng khăn khô để lá được khô nhất. Trải phẳng lá chuối xuống, đặt một lớp lá chuối lên mép của lớp lá chuối kia, để song song hai lá.
- Phần tai heo và thịt xay cho vào phần giữa, quấn tròn và chắc tay để khi luộc giò sẽ không bị có lỗ khí bên trong. Gấp một bên đầu lá rồi dựng lên để hoàn thành đầu bên kia. Sau đó dùng dây buộc chặt thân giò lại, nhớ cố định hai đầu của cây giò để khi luộc tránh bị bục.
- Đặt xoong lên bếp rồi đổ cho ngập nước cây giò. Đun sôi nước rồi dần dần giảm nhỏ lửa đi một chút, đậy nắp kín cho giò nhanh chín.
- Thời gian giò chín chỉ dao động trong 1 tiếng đồng hồ. Bạn nên chú ý điều này nhé. Khi giò đã chín thì vớt ra rổ để cho ráo nước, cách khác là bạn có thể treo giò lên.
2. Giò lụa
Nguyên liệu
- 500gr thịt heo
- 30gr bột bắp
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1/2 muỗng cà phê hạt nêm
- 1/2 muỗng cà phê đường trắng
- 1 muỗng cà phê tiêu trắng
- 15gr bột nở
- 3 miếng lá chuối
Cách làm
- Thịt heo xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra, cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu trắng, 1 muỗng canh nước mắm, xay 15 giây. Cho 1 chút nước đá vào, bấm máy xay 10 giây lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10 - 15 giây thì ngưng 1 chút, bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt heo chuyển qua máu trắng hồng rất dẻo, dính là đã đạt được yêu cầu.
- Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Cho 3 miếng lá chuối to lên, lấy hỗn hợp thịt xay cho vào giữa. Để thịt không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh. Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, gói lại. Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình chả lụa, gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế, cột dây dọc. Lăn tròn cho đòn giò tròn tròn, cột dây ngang.
- Cho giò vào hấp 30 - 45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước.
- Cắt giò lụa ra từng khoanh tròn, xếp thành hoa hồng, bày ra dĩa cùng với ít dưa leo trang trí viền dĩa xinh xinh mời khách. Phần giò lụa còn lại cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, dùng dần. Vì giò lụa chúng ta làm không có chất bảo quản nên bạn chỉ dùng trong khoảng 3 - 4 ngày là tốt nhất. Khi thấy giò có hơi nhớt nghĩa là giò bắt đầu có dấu hiệu bị thiu, không nên dùng nữa, để đảm bảo an toàn bạn nhé!
3. Giò lụa chay
Nguyên liệu
- 500 gam váng đậu
- 1 củ tỏi tây
- Muối, đường, hạt tiêu, bột nêm, banking soda
- Lá chuối, dây buộc
Cách làm
- Ngâm váng đậu trong nước ấm khoảng hai mươi phút cho mềm, sau đó vớt ra xả sạch.
- Luộc váng đậu trong nước sôi khoảng 20 phút đến mềm thì vớt ra, để ráo nước. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian, có thể cho 1/2 thìa cà phê baking soda vào nước sôi để luộc cho mau mềm. Nhưng cũng đừng để váng đậu mềm quá, khi thực hiện món chay sẽ không được hoàn hảo.
- Tỏi tây thái nhỏ, phi thơm. Cho đường và muối vào váng đậu, để trong khoảng 15 phút cho ngấm, sau đó vắt thật khô. Tiếp đó, cho tiêu, bột nêm và tỏi tây đã phi thơm vào trộn đều. Nêm thử cho vừa ăn.
- Trải lá chuối ra, để váng đậu đã trộn đều các loại gia vị vào bên trong. Bó tròn lại, cố gắng bó thật chặt tay (giống như gói giò lụa). Sau đó lấy dây buộc xung quanh.
- Cho gói giò chay vừa gói xong vào nồi nước sôi, luộc khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó vớt ra để nguội, cắt thành các khoanh vừa ăn, bóc bỏ lớp lá chuối và xếp ra đĩa thưởng thức thôi nào!
Chú ý:
Đối với giò lụa bạn nên làm giò từ thịt ba chỉ, vừa có mỡ, vừa có thịt. Không nên làm giò lụa hoàn toàn từ thịt nạc sẽ làm giò bị khô và không được dai giòn.
Khi ăn cắt thành từng khoanh và nếu như bạn không thể sử dụng hết giờ thì bạn có thể cho giờ vào tủ lạnh đển bảo quản.
Hướng dẫn làm mứt gừng cay nồng cho Tết Tân Sửu thêm ấm áp Mứt gừng vừa là món ngon ngày Tết vừa làm vị thuốc giúp làm ấm họng, tốt cho đường tiêu hóa. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món mứt gừng Hướng dẫn làm mứt gừng cay nồng cho Tết Tân Sửu thêm ấm áp 1 kg gừng tươi 1 kg đường 2 quả chanh 1 chút muối Hướng dẫn làm mứt gừng Bước...