Món ngon Long An – Đặc sản gây thương nhớ bậc nhất miền Tây
Đến Long An – mảnh đất miền Tây trù phú, ngoài việc thưởng ngoạn các phong cảnh thiên nhiên bao la, khám phá các nét văn hóa độc đáo của người bản địa thì việc thưởng thức các món ăn ngon là việc không thể thiếu.
Vậy đặc sản Long An có những gì, hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!
Nếu có dịp ghé thăm nơi đây, du khách nên thử ít nhất một lần món cá lóc nướng trui, món ăn dân dã mà vô cùng hấp dẫn. Tuy rằng chỉ là món ăn bình dị, nhưng cá lóc nướng trui rất được ưa chuộng không chỉ với người dân miền Tây mà với tất cả những ai đã từng đến với mảnh đất này, bởi thế mới có câu “Bắt con cá lóc nướng trui – Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Thành phẩm món cá lóc nước xong ra lò có mùi thơm rất hấp dẫn, đó là sự hòa trộn tuyệt vời giữa mùi thơm của cá lóc, mùi thơm của rơm, của đồng quê không lẫn đi đâu được. Cá lóc nướng trui ngon nhất khi vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bọc bởi lớp vảy cháy xém. Cá lóc nướng trui thường dùng với bánh tráng, rau thơm, khế, húng lủi, giá sống, chuối chát, dưa leo… và chấm kèm với nước mắm tỏi ớt, me.
Thịt lợn muối chua là món ăn bắt nguồn từ phong tục của người Mường thường xuất hiện ở các dịp lễ tết, hội hè hay cưới hỏi. Thịt lợn muối chua Long An có mùi vị đặc biệt, vừa bùi vừa ngậy, vừa có vị mặn của muối và vị chua của men rừng, tất cả hòa quyện lại tạo nên một món đặc sản hấp dẫn.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Thịt lợn muối chua rất kỳ công trong cách chế biến, cần phải biết kết hợp với nhiều loại lá rừng, những sản vật sẵn có và những thứ lá ấy như lá quế, lá mít, lá trầu không… đều được xem là bài thuốc quý cho cơ thể.
Thịt lợn dùng để muối chua cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng để có thể làm nên chất lượng tốt nhất, ngon nhất. Người ta hay chọn thịt của lợn được nuôi theo kiểu thả rông dài ngày để đảm bảo độ chắc thịt. Sau khi cắt thịt lợn thành từng miếng, ướp muối và giềng khô được giã nhỏ, trộn với rượu nếp cái và ủ với lá rừng, chỉ một đến hai tuần sau đã có thể mở ra và thưởng thức món thịt lợn muối chua đặc biệt này rồi.
Sự hấp dẫn của thịt lợn muối chua thể hiện qua màu sắc của thịt, màu vàng ươm của thính, vị bùi ngậy của bì, chua của men rừng, mặn của muối, thơm của húng quế, chát của lá mít… Với những ai lần đầu ăn thường cảm thấy lạ vị hoặc thậm chí không ăn được, nhưng nếu đã ăn đến miếng thứ hai thì sẽ muốn ăn thêm miếng nữa để thưởng thức sự khác biệt của món ăn này.
Video đang HOT
Đối với người dân Việt Nam giản dị mộc mạc thì món canh chua đã quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, nhưng ở Long An canh chua lại là một món ăn nổi tiếng, là đặc sản của vùng quê này. Húp chén canh chua cá chốt nóng hổi sẽ kích thích vị giác của bạn rất nhiều, vị chua thanh của canh cùng miếng thịt cá trắng, ngọt rất đưa cơm.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Cá chốt sống nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, không khó để tìm được chúng ở miền này. Cá chốt là một loài cá có da trơn, kích thước không lớn, to nhất chỉ ở mức 1kg. Cá chốt được dùng để chế biến nhiều loại món ăn như kho sả ớt, kho tộ, chiên… nhưng ngon nhất vẫn là nấu canh chua.
Nguyên liệu chỉ gồm cá chốt, lá me non, đậu bắp, cà chua và rau thơm, nhưng bằng cách chế biến riêng, món canh chua cá chốt đã trở thành đặc sản nơi đây. Bí quyết để nấu canh chua cá chốt ngon là phải làm thật sạch cá chốt vì loài cá này có rất nhiều nhớt trên da, làm không sạch khi ăn sẽ có mùi tanh. Để làm sạch nhớt cá, người ta ngâm cá qua nước muối rồi cạo nhớt thật kỹ.
Sau khi sơ chế cá chốt, bắc nồi nước canh lên cho sôi nhẹ, để ý thấy thịt cá vừa mềm tới thì nêm nếm me, mắm, muối vào nồi sao cho hợp khẩu vị. Canh chua thì không thể thiếu ớt khoanh, ít lá rau thơm, có nơi cũng cho thêm giá.
Canh chua cá chốt có vị vừa béo vừa bùi của cá chốt, vị me non hơi chua và mùi rau thơm hòa quyện vào nhau tạo nên một món ăn ngon đậm đà.
Bánh tét là loại bánh quen thuộc đối với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về, miền Bắc thì có bánh chưng còn miền Nam thì có bánh tét, nhưng ở mỗi nơi, cách làm và hương vị lại rất riêng. Bánh tét Long An nổi tiếng bởi nó có những điều đặc biệt so với các vùng miền khác và muốn ăn bánh tét ngon nhất Long An phải kể đến thị trấn Đức Hòa.
Người Đức Hòa chọn nguyên liệu rất kĩ, gạo nếp lấy từ huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc. Nhân bánh tét có nhiều loại nhân mặn, nhân ngọt, nhân chuối, nhân dừa. Ngoài ra khi nấu người dân nơi đây còn trộn gạo nếp với nước cốt dừa nên bánh có mùi vị ngon khó cưỡng.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Hơn thế nữa, màu sắc đa dạng cũng là một trong những điều khiến bánh tét ở đây được nhiều người ưa thích, màu xanh từ lá ngót, màu tím từ lá cẩm và màu đỏ từ gấc. Mỗi loại ăn vào lại cảm nhận được một mùi vị khác nhau từ các loại nhân. Một lần dùng thử bánh tét Long An du khách sẽ khó có thể nào quên được hương vị thơm ngon của loại bánh độc đáo này.
Điểm danh những món ngon miền tây ăn no căng nhưng vẫn thèm
Ngoài đặc sản là sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, miền Tây còn nổi tiếng bởi những món ăn khiến du khách "đi dễ khó về".
CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Ngoài đặc sản trái cây bốn mùa, cá lóc nướng trui đậm vị đồng quê là món ăn du khách không nên bỏ lỡ khi về Vĩnh Long. Cá lóc nướng trui được nướng theo kiểu "rừng rú" nhưng ăn một lần là ghiền bởi phải khéo tay và nướng đúng điệu thì cá ăn mới thơm, thịt mới ngọt.
Dùng một que tre tươi chuốt nhọn đầu rồi đâm xuyên từ miệng đến đuôi cá. Sau đó cắm que xuống đất, phủ rơm lên và đốt. Thoạt tiên trông có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng nướng được cá ngon mà không bị khét hoặc sống. Phải phủ rơm vừa đủ, rơm ít cá sẽ sống, khi ăn có mùi tanh còn rơm nhiều quá cá khét thì ăn bị đắng.
Cá lóc nướng trui ngon nhất khi vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bọc bởi lớp vảy cháy xém. Cá lóc nướng trui thường dùng với bánh tráng, rau thơm, khế, húng lủi, giá sống, chuối chát, dưa leo... và chấm kèm với nước mắm tỏi ớt, me.
Cá lóc nướng cuốn với bánh tráng là món ăn tuyệt hảo.
HỦ TIẾU
Hủ tiếu khá phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long, song hủ tiếu Mỹ Tho là danh bất hư truyền, bởi dù chỉ ăn một lần cũng làm người ta nhớ mãi. Món ăn được nấu từ sợi hủ tiếu khô cùng với nước lèo từ thịt bằm nhỏ, lòng và xương tủy heo. Hủ tiếu Mỹ Tho được ăn kèm với giá, hẹ, xà lách và một số loại rau sống khác. Nước chấm đi kèm là nước tương tỏi ớt pha chút giấm đường, giúp tô hủ tiếu thêm thơm ngon, bắt mắt.
Một tô hủ tiếu ngon thì sợi hủ tiếu phải trong và dai, không bị bở hay mềm. Hủ tiếu Mỹ Tho ngày nay có mặt khắp mọi nơi ở miền Tây, song về Tiền Giang thì phải ăn món này mới đúng điệu.
CANH CHUA CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Bông điên điển là loài cây mọc hoang đặc trưng ở miền Tây. Bông hoa nhỏ, màu vàng, thường được chế biến theo kiểu luộc hay xào tỏi. Nhưng bông điên điển ngon nhất vẫn là khi được nấu món canh chua với cá linh mùa nước nổi. Cá linh bằng ngón tay, thân có nhiều xương, vảy cá cứng. Từ khoảng tháng 11 âm lịch, nước rút, lúc này cá về nhiều ăn không hết, ngoài nấu canh chua, người dân tích trữ, ủ thành nước mắm ăn dần.
Lẩu cá linh ăn cùng bông điên điển là món ăn yêu thích của du khách
Bông điên điển với cá linh là một sự kết hợp độc đáo, rất miền Tây và có lẽ chỉ ở xứ sở này người ta mới có thể tìm thấy món ngon như thế. Vị ngọt từ cá linh, vị chua chua, thơm, giòn và bùi của bông điên điển chấm với nước mắm mặn pha ớt... khiến cho những ai từng ăn món này đều phải gật gù khen ngon.
KẸO DỪA
Kẹo dừa Bến Tre vốn nổi tiếng từ lâu bởi nơi đây được mệnh danh là xứ dừa với những cánh đồng dừa bạt ngàn bất tận. Về Bến Tre không những được uống nước dừa thả ga, du khách còn có dịp thưởng thức món kẹo dừa thơm ngon, béo ngậy.
Nguyên liệu chính để làm kẹo dừa là cơm dừa khô, nếp, đường và đậu phộng. Ngày nay kẹo dừa phong phú về chủng loại bởi đã được người dân sáng tạo ra nhiều hương vị như kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa cacao... để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.
BÁNH CỐNG
Bánh cống ăn kèm rau cải, xà lách.
Cái tên lạ tai của loại bánh này xuất phát từ hình dáng như cái cống sâu. Bánh cống là một món ăn dân dã của người Cần Thơ với nguyên liệu chính từ bột, thịt băm, đậu xanh và tôm tươi.
Khi chế biến, bột bánh trộn đều với đậu xanh, thịt băm (đã được xào chín trước đó) và cho vào khuôn, để tôm tươi lên trên, sau đó đem cho vào chảo dầu nóng chiên đến khi chín thì vớt ra. Bánh cống ăn nóng để giữ độ giòn và thơm, thường ăn kèm với rau sống như cải xanh, xà lách, diếp cá... và chấm nước mắm tỏi ớt.
RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN
Rượu đế Gò Đen là đặc sản nổi tiếng của Long An nói riêng và của miền Tây nói chung. Tên gọi Gò Đen của loại rượu này xuất phát từ địa danh ba 3 xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi của huyện Bến Lức. Đây là địa danh tập trung nhiều lò nấu rượu nhất từ hơn 100 năm trước.
Rượu đế Gò Đen được nấu 100% từ nếp nguyên chất và men gia truyền để đảm bảo không cồn và vị thơm, ngon, ngọt khi uống. Bí quyết để rượu thơm ngon và chất lượng nằm ở khâu chọn nếp, thường là nếp cái, nếp mỡ hay nếp than được trồng tại địa phương. Vì thế, rượu đế Gò Đen là loại thức uống mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch về Long An.
BA KHÍA MUỐI
Không phải ngẫu nhiên mà loài ba khía đi vào âm nhạc với bài hát Anh ba khía. Bởi lẽ loài ba khía là thực phẩm dân dã, hình dáng không đẹp nhưng thịt thì ngon ngọt, đặc trưng cho ẩm thực miền Tây.
Đặc biệt, món ba khía muối là món ăn không thể bỏ qua khi đến xứ sở của công tử Bạc Liêu. Ba khía muối mua ở chợ về đem gỡ bỏ vỏ, trộn đều với tỏi ớt, đường và chanh. Đợi ba khía ngấm gia vị tầm 30 phút là có thể ăn được. Dân sành ăn thường trộn ba khía sẵn để hôm sau mới ăn cho thấm hết gia vị, ăn sẽ đậm đà hơn. Ba khía muối ăn với cơm là hết sảy, nước ba khía mằn mặn ứa ra hòa trộn với vị ngọt của đường, vị chua của chanh, vị cay nồng của tỏi ớt rất thú vị.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Long An? Du khách có dịp đặt chân đến Long An không nên bỏ lỡ những món ăn ngon, bổ rẻ như canh chua cá chốt, cá lóc nướng trui, lẩu mắm... Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Long An? Nhắc tới Long An không thể không nhắc tới những món đặc sản nổi tiếng như: canh chua cá chốt, rượu đế Gò Đen, lạp...