Món ngon: Lẩu nướng Sài Gòn
Sự phối hợp hai trong một giúp thực khách thỏa mãn ý thích của mình khi vừa ăn lẩu nóng hổi vừa tận hưởng những món nướng thơm ngon đầy thu hút.
Có nguồn gốc từ thành phố hoa Đà Lạt, món lẩu nướng đem đến sự tò mò cho người dân Sài Gòn từ tên gọi cho đến cách tận hưởng. Tuy còn lạ lẫm với nhiều người, nhưng ai đã từng một lần tận hưởng sẽ khó có thể quên được những miếng thịt nướng chín vàng thơm lừng hay nước lẩu nóng hổi với vị chua cay ngon miệng.
Lẩu nướng là món ăn có nguồn gốc từ thành phố hoa Đà Lạt. Ảnh: Hupa.
Thoạt nhìn qua, món lẩu nướng không khác gì các món lẩu khác khi cũng bao gồm các thành phần quen thuộc như: nước lẩu, thịt, tôm… các loại rau, bún tươi… Tuy nhiên, chính cách biến tấu khéo léo trong quá trình chế biến đã mang đến một nét riêng biệt tạo nên sức hấp dẫn cho món ăn.
Điểm khác biệt lớn nhất bạn có thể nhận ra đến từ nồi nước lẩu. Nồi để nấu lẩu được thiết kế rộng với phần giữa nhô cao như một ‘ốc đảo’ và được tạo những rãnh hở như vỉ nướng.
Video đang HOT
Nồi lẩu đặc biết với phần nướng được làm nhô cao như một ốc đảo. Nước lẩu được nấu riêng rồi chế vào nồi trước khi ăn. Ảnh: Hupa.
Nồi lẩu đặt trên bếp than hồng, nước lẩu có vị chua cay được cho vào vừa đến các rãnh rồi đun sôi. Khi ăn lẩu này, thực khách có hai cách để thưởng thức. Một là cho các vật liệu vào và nấu chín như cách ăn lẩu thông thường. Cách này vừa nhanh vừa gọn nhưng lại không lột tả hết được cái thú vị, độc đáo của món lẩu nướng này. Nên thực khách thường chọn cách thứ hai, đó là nướng chín các nguyên liệu ngay vỉ nướng giữa nồi lẩu.
Tôm, thịt được ướp vừa ăn, khi nướng chín tỏa hương thơm nức thật cuốn hút và đầy quyến rũ. Thực khách vừa chậm rãi nhâm nhi đồ nướng vừa buôn dăm câu chuyện phiếm cùng bạn bè. Khi đã lưng lửng bụng, mỗi người thêm một chén lẩu nóng hổi nữa là đủ cho một bữa ăn ngon miệng.
thưởng thức các vật liệu của món lẩu bằng cách nướng chín là một nét độc đáo đem đến sự thú vị cho thực khách. Ảnh: Hupa.
Những ngày cuối năm, trời Sài Gòn trở lạnh, thỉnh thoảng lại có những cơn mưa trái mùa. Trong khí trời như vậy, được ngồi thưởng thức món lẩu nướng độc đáo cùng người thân hoặc bạn bè thì thật ấm ê và hạnh phúc.
Theo Internet
Bún cá thố hấp dẫn cho buổi chiều Sài Gòn
Thay vì những chiếc tô truyền thống, bún hoặc cháo cá được múc vào trong thố đen, có nắp đậy và khi mở ra, khói bốc lên nghi ngút.
Sài Gòn là nơi tập trung, giao thoa văn hóa ẩm thực của cả nước. chịu thương chịu khó kiếm tìm, bạn sẽ thấy món ngon của các vùng miền đều được bán ở thành phố này. Những nơi đó có thể bình dân hoặc sang trọng, nhưng đa phần đều giữ được hương vị đặc thù.
Ngoài những chén cơm trắng với canh chua, bạn có thể nếm thử món 'lạ với dân Sài Gòn, nhưng quen với người miền tây' mang tên bún cá thố.
Bún cá thố thường dùng kèm rau đắng. Món này thích hợp ăn vào buổi chiều trời mát ở Sài Gòn. Bạn có thể thưởng thức ở quán bình dân trên đường Lâm Văn Bền, quận 7. Ảnh: Thảo Nghi.
Thay vì những chiếc tô truyền thống, bún cá đặt trong thố đen đậy nắp, bên trong, nước lèo vẫn còn sôi nhè nhẹ. Do đó, thực khách không nên chủ động đưa tay đỡ khi món được dọn đến.
Lúc mở nắp, một làn khói trắng bốc lên nghi ngút, theo đó là mùi thơm lan tỏa. Bún cá đặt trong thố để bảo đảm giữ nhiệt tốt, lúc nào cũng nóng hổi.
Nguyên liệu để chế biến món này cũng không quá xa lạ, gồm cá, tôm, thịt, nước lèo và bún tươi. Riêng nước lèo được hầm từ xương, nước dừa, ngải bún và không có hương vị của mắm.
Bún cá thố được ăn kèm rau đắng và giá. Bạn chỉ cần cho tất cả vào thố, vắt thêm chanh (nếu cần) và thưởng thức cùng một chén nước mắm ớt để chấm cá, tôm, thịt. Giá một thố là 30.000 đồng. Ngoài bún cá, bạn có thể thử cháo cá rau đắng với giá 25.000 đồng.
Theo Internet
Gà xốt lá chanh ngon lạ cho bữa tối hao cơm Gà xốt lá chanh giòn thấm vị chua cay, thoang thoảng mùi lá chanh thơm lừng khiến món ăn trở nên hấp dẫn lạ miệng vô cùng. Nguyên liệu 500g cánh gà 8 lá chanh tươi Tỏi, ớt Đường thốt nốt Nước cốt me, nước mắm. Cách làm: Cánh gà chặt ra làm 3, rửa sạch để ráo. Ướp vào gà 1/2 muỗng...