Món ngon gỏi ổi
Nằm giữa sông Hậu, được phù sa bồi đắp, cù lao Tân Lộc có nhiều sản vật độc đáo. Người dân nơi đây đã làm ra không ít món ăn ngon từ cây trái, đậm nét ẩm thực bản địa.
Gỏi ổi. Ảnh: MINH NHIÊN
Đặc biệt nhất là gỏi ổi và ổi chiên giòn. Đây là hai món ăn do cô Lê Hồng Điệp nghĩ ra từ trái cây trong vườn nhà. Nguyên liệu chính là trái ổi lê được trồng theo công nghệ sạch, trái thơm giòn. Ổi bỏ ruột, vẫn giữ vỏ xanh, xắt miếng vừa ăn chừng 1-2cm, có thêm cà rốt xắt sợi, hành tây xắt lát, trộn với giấm đường, nước mắm chua ngọt. Tôm khô, khô mực được nướng chín, xé sợi trộn cùng hỗn hợp ổi đã tẩm ướp, rắc thêm tí đậu phộng rang và vài ngọn húng lủi, đã có thể tạo nên món gỏi độc đáo và kích thích vị giác. Trong khi đó, món ổi chiên giòn được chế biến với công thức pha bột riêng, vẫn giữ độ giòn khi bánh nguội, làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Vỏ bánh giòn, ổi bên trong cũng giòn, ăn có phần giống khoai lang chiên, nhưng không ngấy mà có vị ngọt thanh, khá lạ miệng.
Bung bung chang chang. Ảnh: MINH NHIÊN
Nếu về cù lao mùa nước nổi, du khách sẽ được thưởng thức món ngon khá thú vị chế biến từ bung bung chang chang. Bung bung chang chang có thể được hấp, xào, nướng, nhưng lạ miệng nhất là bung bung chang chang nướng sốt khóm. Nước sốt khóm chua ngọt làm cho vị ngọt của bung bung chang chang thêm đặc sắc, nhất là ăn kèm với đậu phộng rang. Đặc biệt, mùa này xứ cù lao có nhiều nguyên liệu đồng quê tạo nên nhiều món ăn bản địa: cháo ếch, hến xào dưa cải, cá tra kho lạt, ốc nướng tiêu… Với sự tươi ngon của nguyên liệu bắt từ bờ sông, đồng ruộng, các món ăn ở cù lao thực sự phong phú và mang nét riêng trong ẩm thực Cần Thơ. Một điểm nổi bật khác trong ẩm thực của Thốt Nốt nói chung và cù lao Tân Lộc nói riêng là đặc sản mắm cá tra của cơ sở Út Anh, được du khách thường mua về làm quà.
Video đang HOT
Món 'trà xương lợn' cho người ăn xin nổi tiếng ở Singapore
Bak kut teh, hay còn gọi là trà xương lợn, là món ăn rất phổ biến ở Singapore, còn hơn cả cua sốt ớt hay cháo ếch.
Bak kut teh là món ăn phổ biến ở Malaysia, Singapore, Indonesia và miền nam Thái Lan. Ở đảo quốc sư tử, món ăn này không đơn thuần là đại diện của ẩm thực mà còn là hiện thân của văn hóa Singapore. Bak kut teh theo tiếng Phúc Kiến có nghĩa là "trà xương lợn" nhưng nó đặc biệt ở chỗ, nguyên liệu nấu món ăn này lại không hề có bất cứ loại trà nào.
Xuất hiện ở Singapore từ thế kỷ 19 và có nguồn gốc từ những người Trung Hoa di cư tới đây, canh bak kut teh rất phổ biến. Khách du lịch ngày nay thường chỉ nhớ tới cua sốt ớt, cháo ếch, chè sầu riêng nhưng với những người sống lâu năm ở Singapore, canh bak kut teh mới là món ăn quen thuộc nhất với họ.
Nguồn gốc món ăn này được lưu truyền rằng, xưa kia, có một người ăn xin nghèo tới tiệm mì xin đồ ăn nhưng trong quán đã hết nguyên liệu. Chủ quán thương cảm, dùng chút xương lợn còn sót lại, ninh với một số nguyên liệu và gia vị có sẵn để nấu thành bát canh cho người này. Không ngờ, mùi vị độc đáo, hấp dẫn, lại giàu năng lượng của nó đã trở thành một món ăn ngon. Bak kut teh được cải thiện dần dần, thành đặc sản nức tiếng xa gần.
Món ăn này được nấu từ sườn heo ninh với các loại thảo mộc của các loại thuốc Trung y như hồi, quế, đinh hương, đương quy, hạt cây thì là, tỏi... trong nhiều giờ. Ngoài ra, người nấu có thể bổ sung các loại nấm, đậu phụ khô, đậu phụ chiên hoặc nội tạng lợn, một số hương liệu khác như quả hắc mai, ngọc trúc để món canh có vị đậm và mạnh hơn. Nước tương cũng được thêm vào khi nấu với lượng phù hợp. Có 2 phong cách nấu bak kut teh phổ biến ở Singapore là kiểu Phúc Kiến và kiểu Tiều Châu. Kiểu Tiều Châu có vị nhẹ hơn kiểu Phúc Kiến. Món ăn có thể được trang trí bằng rau mùi thái nhỏ và hẹ. Đôi khi, món canh được dùng kèm với quẩy.
Tuy không có hề có trà trong bak kut teh nhưng món canh này lại thường được phục vụ cùng với trà ô long đặc với tác dụng làm loãng lượng chất béo dồi dào có trong món ăn, tránh đầy bụng. Có lẽ thế, người ta mới thường sử dụng "trà xương lợn" làm tên gọi.
Ở Singapore, người ta cũng ưa chuộng các loại trà Malaysia uống cùng với món canh xương lợn này như trà Tieguanyin phổ biến được trồng ở khu vực thung lũng Klang (Malaysia). Bak kut teh thường được ăn vào bữa sáng, dễ uống, tốt cho dạ dày và bổ sung năng lượng dồi dào cho một ngày dài hoạt động. Đôi khi, món canh cũng được dùng trong bữa trưa. Vì khá nhiều đạm nên "trà xương lợn" ít được dùng vào buổi tối
Không đơn thuần là món ăn, bak kut teh được ví như một loại thuốc bổ dưỡng, có tác dụng hồi phục sức khỏe sau khi ốm dậy. Vị ngọt thanh, dễ uống, thơm mùi thảo mộc, không quá gắt có thể ăn kèm cơm, quẩy hoặc uống không. Thịt sườn thơm mềm, ngọt. Màu sắc món ăn bắt mắt, kích thích vị giác.
Ngày nay, bạn có thể tìm được món canh bak kut teh ở hầu hết các cửa hàng ăn uống ở Singapore hoặc tự mua đồ về nấu đều được.
5 quán bak kut teh nổi tiếng nhất Singapore:
- Founder Bak Kut Teh (347 Balestier Road)
- Song Fa Bak Kut Teh nằm ngay gần ga tàu điện ngầm Clarke Quay
- Leong Kee Bak Kut Teh (251 Geylang Road)
- Ng Ah Sio Pork Ribs Soup Eating House (208 đường Rangoon)
- Outram Ya Hua Bak Kut Teh (khu trung tâm Tanjong Pagar PSA, đường Keppel)
Những món ăn ngon ngày lạnh khiến giới trẻ Hà Thành phát nghiền Hà Nội nổi tiếng là một trong những thiên đường "ăn vặt" của giới trẻ, đôi khi đồ ăn nhiều đến nỗi người ta chẳng biết phải ăn gì. Những món ăn ngon ngày lạnh khiến giới trẻ Hà Thành phát nghiền Những ngày se lạnh còn gì hạnh phúc bằng việc được lang thang khắp các phố phường cùng hội bạn thân,...