Món ngon dân dã từ nấm tràm
Người dân miền Trung chẳng xa lạ gì với nấm tràm, và cũng không thể thiếu các món ăn chế biến từ loại nấm này. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế được xem như là “thủ phủ” của nấm tràm nên cứ độ mùa này là khắp các chợ từ nông thôn đến phố thị đều bày bán loại “thần dược” này.
Nấm tràm vừa được hái từ ở các khu rừng tràm
Mỗi năm có hai mùa nấm tràm, đó là vào tháng 3.4 và tháng 7.8 âm lịch, khi có đợt mưa chuyển mùa xuất hiện. Gần một tuần trở lại đây, người dân quê ở các địa phương như huyện Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, thị xã Hương Thủy, Hương Trà… tranh thủ rủ nhau đi hái nấm kiếm thêm thu nhập. Nấm mọc nhiều ở dưới tán rừng tràm, rừng bạch đàn nên cũng rất dễ tìm.
Ở chợ quê, nấm tràm được bán với giá khá rẻ với 20.000 đồng/kg, đến thành phố thì chừng 30.000 đồng/kg. Tại Thành phố Huế, nấm tràm được bày bán nhiều ở các chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự… hay khu vực Nam Giao (phường Thủy Xuân), khu vực Kim Long…
Mùa nấm tràm kéo dài không lâu nên nhiều người “nghiện nấm” thường mua cả chục ki-lô-gam nấm rồi sơ chế và để tủ đông ăn dần. Dịp gần đây, nhiều cửa hàng thực phẩm còn thu mua nấm tràm số lượng lớn để sơ chế đóng đi các tỉnh miền Nam cho khách hàng. Công đoạn sơ chế cũng khá tỉ mỉ, phải với cắt bỏ phần nấm bị dập, cạo vỏ rồi ngâm nước muối, sau đó mới luộc qua nước sôi và để ráo. Chính vì thế giá nấm đã sơ chế cũng phải 70.000- 80.000 đồng/kg. Những người bạn của tôi đang làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, nghe mùa nấm đến là liên tục điện thoại nhờ mua nấm gửi vào. Chúng nó bảo, đi đâu thì đi nhưng món ăn quê nhà là luôn phải có.
Chọn những cây nấm múp ụ và nặng chắc, khi chế biến sẽ rất ngon
Gia đình tôi cũng nghiền nấm tràm nên đến mùa là phải trữ ít nhất vài ki-lô-gam nấm. Khi thì nấu cháo với thịt bò, nấu cháo với cá tươi, xào với tôm thịt, có khi nấu với rau khoai lang… Chế biến kiểu gì cũng ngon miệng, tốn cơm.
Video đang HOT
Nấm tràm có vị đắng đặc trưng nên khi chế biến, phải luộc qua nước sôi để dễ ăn hơn. Khi thưởng thức món ăn từ nấm tràm, ban đầu sẽ có cảm giác đắng nhân nhẫn ở đầu lưỡi, nhưng một chút sau thì thấy được vị ngọt dễ chịu. Theo đông y, vị đắng của nấm tràm rất tốt cho việc chữa bệnh, đặc biệt giúp giảm mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giã rượu…
Để chế biến món ngon từ nấm tràm, trước hết phải chọn được nấm ngon. Buổi chiều chừng 15 – 16 giờ, khi người dân vừa đi hái nấm về là lúc chọn được những búp nấm tươi, mới, ít bị dập. Không nhất thiết chọn cây nấm tai to, mà nên chọn những cây nấm múp ụ, nặng, chắc cứng. Sau khi gọt vỏ, làm sạch nấm thì cho vào ngâm nước muối khoảng 20 phút. Nấu một nồi nước sôi, luộc qua nấm cho bớt đi vị đắng và rửa lại bằng nước lạnh, để ráo. Có nhiều người luộc nấm 2-3 lần vì không chịu được vị đắng. Lúc này, nấm tràm đã có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.
Ngon khó cưỡng với món nấm tràm xào tôm thịt
Tôi thì thích món xào nấm với tôm và thịt ba chỉ. Khi món ăn vừa chín, giã thêm ít tỏi và hạt tiêu, rau ngò để trộn đều. Món này, không chỉ ăn cơm ngon miệng mà đãi khách cũng rất chất lượng. Vào những ngày rằm, để mâm cơm chay ngon miệng thì tôi lại xào nấm tràm với rau khoai lang.
Nấm tràm trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình của người Huế vào tiết giao mùa. Món ăn mà nhiều người đi xa Huế thì nhớ da diết, người ở nơi xa đến Huế thì phải tìm kiếm thưởng thức…
Thương nhớ bát canh ngày hè
Trong mâm cơm ngày hè, bao nhiêu thương nhớ dồn cả vào bát canh rau. Chỉ cần thấy lá rau xanh mướt, nổi bồng bềnh trên bát sứ trắng, bao nhiêu oi nồng bỗng tan biến hết.
Già nửa tháng tư âm, nắng bắt đầu gắt. Mấy đám rêu hôm nào còn xanh mượt ở góc hiên cũng vì thế mà chết dần, chết mòn. Chỉ cần chạy mấy vòng quanh sân, gương mặt trắng hồng của bọn trẻ con đã đỏ gay đỏ gắt, y như mặt trời lúc chiều muộn. Dưới cái nắng như nung, mải tay cày tay cuốc, người lớn chỉ biết chép miệng cười trừ. Dù muốn hay không, mùa hè cũng đang chờn vờn trên đỉnh đầu.
Nắng lên, nhà cửa vườn tược như được đón một luồng sinh khí mới. Cái mùi ẩm mốc lưu cữu suốt mấy tháng trời ở khắp các xó xỉnh, gầm chạn bị "đuổi" đi đâu hết. Quần áo vương mùi thơm của nắng mới, khiến người ta cứ muốn hít hà mãi không thôi.
Nắng lên, người ta đâm ra sợ thịt cá và những thứ mỡ màng. Nồi canh rau bỗng chốc được đôn lên hàng "cao lương mỹ vị". Ngày tháng năm nóng như đổ lửa, làm sao quên được bát canh cua với rau đay, mồng tơi cùng trái mướp hương thơm dìu dịu, đầy thanh cảnh. Mấy con cua đồng vàng ươm, béo căng cả yếm, càng chắc như gọng kìm, là niềm thương nỗi nhớ của người dân quê suốt cả mùa đông lạnh giá.
Canh cua là món ngon dân dã ngày hè. Ảnh: Soul Bến Thành.
Giữa tháng chạp rét căm căm, nhìn giàn mồng tơi héo hắt ngả vàng, người lại mơ đến mùa hè để được húp một bát canh cua, với rau đay, mồng tơi trơn tuồn tuột. Cua vừa bắt ngoài đồng, được rửa sạch, gỡ yếm rồi tách làm đôi. Bên trong lớp vỏ thô kệnh là gạch cua vàng ươm, như hạt ngô vừa vào độ mẩy.
Cả buổi trưa bà ngồi giã kì cạch, rồi lấy que tăm, gẩy từng tí gạch, mới được nồi canh cua cho cả nhà. Nấu canh cua cũng kì công ra phết, chứ không thể à uôm như luộc vội mớ rau. Trước khi giã cua, phải cho vào cối vài hạt muối. Muốn gạch cua đông thành mảng, phải canh lúc nước đang sôi lăn tăn thì hạ nhỏ lửa.
Khi ấy mà nóng ruột, chỉ muốn làm cho nhanh, để nồi nước sôi bồng lên, gạch cua sẽ vỡ hết cả, đâu còn ngon nữa. Gạch cua mềm xốp như váng đậu phụ, nên lúc cho rau vào nồi cũng phải để ý mới được. Phải lấy muôi, khẽ gạt đám gạch cua sang một bên, sau đó mới nhẹ nhàng cho rau vào một góc.
Đợi nồi canh sôi lại thì bắc xuống. Lúc múc canh vào bát, cũng phải múc rau ra trước, sau đó nhẹ nhàng đặt gạch cua lên trên, như thế trông mới ngon mắt.
Nhắc đến mâm cơm những buổi trưa tháng năm, làm sao quên được món rau muống xào tỏi. Ảnh: VTC news.
Màu vàng nâu của gạch cua, tiếp đến là sắc xanh mướt của rau đay, mồng tơi, điểm xuyết thêm vài miếng mướp thái mỏng, có mấy cái hạt trắng trắng, xinh xinh; nổi bồng bềnh trong bát tô trắng. Chúng hài hòa chẳng kém gì một bức tranh thủy mặc biết nhấn nhá, đậm nhạt đúng lúc, đúng chỗ.
Nhắc đến canh cua thì làm mà quên được bát cà muối. Canh cua với cà, hai thứ ấy sao mà hợp nhau đến thế. Y như thịt đông với dưa hành của tháng giêng, như hồng với cốm của tháng tám, như gạo mới và chim ngói của tháng mười. Ăn canh cua mà thiếu mất quả cà muối vừa đúng độ, chua chua mằn mặn, thì người ta cứ thấy trống vắng và nhạt nhẽo làm sao.
Quả cà pháo trắng trẻo, tròn trĩnh như chiếc bánh trôi được cắt hết cuống, phơi cho hơi héo rồi mới đem muối. Muối cà pháo, ngoài muối và đường, phải có vài lát riềng thái mỏng, thêm mấy tép tỏi hay quả ớt nữa thì càng ngon. Có như vậy vại cà mới không bị hôi nước và đóng màng. Dẫu cà không còn lấy một quả, nước trong vại vẫn còn thơm, có thể lấy làm "mồi" cho vại cà mới.
Cà muối không chỉ hợp với canh cua. Dường như nó là thứ dễ tính, ăn cùng loại canh nào trong ngày hè cũng đều hợp cả. Từ rau muống luộc, canh rau khoai nấu với tép khô, cho đến canh rau tập tàng nấu vội với chút mắm muối... Cứ có quả cà pháo ăn kèm là ngon hơn hẳn.
Ngoài canh cua, hay rau muống luộc, mỗi độ hè sang, tôi lại nhớ bát canh cá đồng, nấu cùng rau chua me đất. Đầu hè, đám chua me đất đã lên như mạ. Có mấy hôm mà xanh um cả một góc vườn. Đến tháng năm, chúng đã vội nở hoa tím ngắt. Cái vị chua mà không gắt của loài cây hoang dại và hiền lành ấy, đã theo tôi và chúng bạn suốt cả tuổi thơ.
Hôm nào kiếm được mớ cá đồng lụn vụn, kiểu gì bà tôi cũng nấu canh với nắm chua me đất hái vội trong vườn. Cá đồng sau khi được rán cho vàng hai mặt thì đổ nước cho ngập lưng nồi, nêm thêm chút mắm muối. Đợi canh sôi lại, rồi thả nắm chua me đất thái rối vào. Đơn giản vậy thôi mà có bát canh chua thơm thảo hương đồng gió nội.
Câu chuyện ngày hạ còn có sắc tím dịu dàng của hoa chua me đất. Ảnh: Internet.
Những hôm không kiếm được quả khế, hay quả xoài xanh nào để ăn, chúng tôi toàn đi hái chua me về chấm muối ăn cho đỡ nhạt mồm. Những bông hoa tím hồng, xinh xẻo và mong manh có thể kết thành nhẫn, hoặc vòng hoa để đội đầu. Để rồi cái màu tím mộng mơ còn chập chờn theo vào giấc ngủ.
Đã bao lâu rồi, tôi đuổi theo phồn hoa nơi phố thị, mải miết với khói bụi và kẹt xe. Để rồi khi chỉ còn một mình trong căn phòng trống, cứ thế nhớ quay nhớ quắt hương vị quê nhà.
Đến nhà hàng, người ta vẫn có thể tìm được bát canh cua đồng cùng dăm quả cà pháo. Nhưng sao tìm được bát canh cá nấu cùng lá chua me đất? Ruộng đồng giờ đây đã biến thành nhà máy với những cột khói vô hồn. Mấy cây chua me đất của tôi liệu có tìm được nơi nào để nương náu.
Quà quê Hà Nội cuối tháng 4 mà vẫn còn lạnh, đêm trời mưa và gió, nhiệt độ chỉ còn 18 độ C. Mẹ cứ đi ra đi vào, bảo: "Ôi nàng Bân năm nay bị làm sao mà cứ chào tạm biệt đến bốn, năm lần rồi mà còn đầy vấn vương, mãi không chịu đi cho nắng đến?". Mẹ ở trong nhà suốt...