Món ngon chữa bệnh từ hành tây
Hành tây (Allium cepa L.) gọi là củ hành, gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ lá chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Hành tây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa: IE
Hành tây dùng thông dụng trong các bữa ăn, bữa tiệc, dưới dạng trộn dầu giấm ăn sống, trộn chung trong đĩa xà lách, làm tăng hương vị cho các món gỏi (gỏi ngó sen, gỏi cóc, gỏi su hào, gỏi dưa leo…), xào với các loại thịt, trứng, nấu súp, cà ri…
Video đang HOT
Hành tây có tác dụng kích thích, lợi tiểu, hòa tan và làm giảm urê, dễ tiêu hóa, sát khuẩn, chống nhiễm khuẩn, trị ho, giúp an thần nhẹ, chống đau nhức, mệt mỏi, bổ thần kinh, bổ dưỡng cơ thể, giúp phòng ngừa huyết khối, đái tháo đường, các bệnh ngoài da…
Để dùng ngoài, người ta rửa sạch, giã nhuyễn đắp giúp làm dịu da, sát khuẩn, tan sưng, chống đau trong các trường hợp mụn nhọt, chín mé, chân bị nứt nẻ, vết thương lở loét, ong hoặc rệp đốt. Còn dùng để xua muỗi bằng cách cắt đôi củ hành tây hoặc vò nhẹ rồi để cạnh giường ngủ.
Món ngon từ hành tây đa dạng: Món gỏi cật heo – hành tây, là món ăn tăng cường “bản lĩnh đàn ông”. Cách làm: Dùng 2 quả cật heo làm sạch, khứa vẩy rồng và cắt làm 3 hoặc 4 miếng vừa ăn, cho vào nồi nước sôi có pha ít muối và rượu trắng, trụng đến khi thấy các vết khứa nở ra thì vớt ra, để ráo. Hành tây 1 củ cắt mỏng theo chiều dọc, phi tỏi trong chảo cho thơm rồi nêm dầu hào, muối, đường, nếm thấy có vị mặn ngọt vừa miệng là được.
Món gan heo nướng hành tây giúp mạnh khí lực, tăng cường chức năng gan. Cách làm: lấy 300g gan heo tươi, khứa nhiều khía rãnh nhỏ trên gan, 250g hành tây tươi, giã nát, bọc quanh gan. Lấy lá cây chuối hột bọc kín lại, nướng chín trên bếp than cháy đỏ, ăn với nước chấm hoặc muối tiêu.
Canh cua đồng – hành tây: Cua đồng 500g, rửa sạch, để ráo, giã nhỏ, cho vào tấm vải lọc vắt lấy nước, hành tây 200g tươi. Nấu canh riêu cua với hành tây. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. Món ăn này có ích cho người đau lưng, đau các khớp, vận động khó khăn. Những người bị sỏi đường tiết niệu thì không nên dùng.
Theo BĐVN
Thuốc hay từ dứa dại
Lá dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, long đờm. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, lợi tiểu, tiêu độc, viêm đường tiết niệu...
Dứa dại là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng, trên các bãi cát ẩm, dọc ven bờ suối, bờ sông ngòi. Trong Đông y, từ rễ, lá dứa, quả đều có thể làm thuốc. Lá dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, long đờm. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, lợi tiểu, tiêu độc, viêm đường tiết niệu...
Cây dứa dại
Một số bệnh và bài thuốc mà người già hay gặp, có thể dùng dứa dại như sau:
* Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 - 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
* Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 - 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 - 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
* Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 - 20g, hạt quả chuối hột 10 - 12g, rễ cỏ tranh 10 - 12g, bông mã đề 8 - 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 - 20g, rễ cây lau 10 - 12g, củ cỏ ống 10 - 12g, sắc lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 - 150ml.
* Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng.
Theo BĐVN
8 thực phẩm giảm cân cho mùa hè Giá đỗ có nhiệt lượng thấp, lại giàu chất xơ tốt cho tiêu hoá, giúp nhuận tràng. Ngoài ra còn có công hiệu lợi tiểu, tiêu phù. Bí đao Bí đao chứa nhiều nước, nhiệt lượng thấp, có thể giải khát, tiêu nhiệt. Vitamin C cùng kali trong đó còn có tác dụng tiêu trừ hiện tượng tích nước rất rõ rệt. Dưa...