Món ngon ba miền – miền Nam
Ẩm thực Việt Nam là sự kết tinh của ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam, mỗi nơi mỗi món, mỗi vị, mỗi nét đặc trưng đấy chính là sự hấp dẫn, cuốn hút của ẩm thực Việt Nam
Là phần tiếp nối cho hai phần trước lần này chúng ta sẽ đến với miền Nam, người ta có câu “Ăn Bắc mặc Nam” nhưng sự thật thì tại nơi đây, con người miền Nam thật thà chất phát sẽ đem đến cho bạn những món ngon bất ngờ.
Ẩm thực miền Nam – đa phong cách
Ẩm thực miền Nam bị ảnh hưởng nhiều từ các nền ẩm thực nước ngoài như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, khiến cho món ăn ở đây có nhiều kiểu biến hóa, đa dạng, phong phú.
Lẩu cá kèo đơn giản mộc mạc, lấy chính cái vị ngon ngọt của cá kết hợp cùng muối đường và vị chua của cà chua để làm nên nước lèo. Ngoài ra thì không thể thiếu khi ăn lẩu cá kèo đó là rau ngổ, cái mùi rau ngai ngái thơm mà nhiều người không ăn được chính là cái hương vị đặc biệt của món lẩu này.
Món hủ tiếu này có nguồn gốc từ Campuchia với hủ tiếu dùng khô, còn nước dùng chính là nước thịt bằm nhỉ nấu với lòng heo. Sau về Việt Nam thì được biến tấu lại gần hơn với khẩu vị người Việt, nước dùng nấu từ xương để thêm vị ngọt và đậm đà hơn, việc biến tấu này mỗi nơi một khác. Chắc chắn khi ăn ở Hồ Chí Minh sẽ có vị khác hơn do ảnh hưởng cách nấu của người Hoa, còn càng về phía nam lại có vị ngọt hơn và béo hơn do cách nấu còn đậm ảnh hưởng của người Kh’mer.
Video đang HOT
Món ăn dân dã mà chỉ có ở những vùng quê nam bộ mới có, Thịt chuột thơm ngon không kém gì gà, lại thêm nước dừa bùi bùi ngọt ngọt. Món này mà để ngồi lai rai thì ít cũng cả lít.
Đuông dừa là loại ấu trùng đục khoét trong thân dừa khiến dừa hư hại. Mặc dù nhìn những chú ấu trùng béo mộng có phần hơi kinh dị nhưng mùi vị thì khỏi chê. Bạn cứ tưởng tưởng, cắn một con đuông thì chẳng khác nào bạn được ăn một thứ sữa béo ngậy mà thơm lừng mùi dừa. Đuông dừa có nhiều cách chế biến từ chiên nước nắm, chiên giòn đến ăn sống hay gọi là Đuông lội nước mắm… Ngày nay việc mua bán Đương dừa bị hạn chế do lợi nhuận từ Đuông mang lại khiến người dân ươm nuôi đuông kiếm lời vì mục đích ngắn hạn gây hư hại dừa.
Là món đặc sản của người miền Tây nam bộ. Lẩu mắm như bản hòa tẩu của mọi thứ sản vật tại nơi đây, là sự giao hòa của cách nấu người miền Nam và người Kh’mer. Lẩu có phần nước dùng được nấu từ các loại mắm thường là mắm cá linh và mắm cá sặc cùng với đồ ăn kèm đủ loại tôm, cá, thịt như kiểu có thứ gì ăn được bỏ vô ăn cùng. Và tất nhiên không thể thiếu rau ngổ làm nên hương vị các món ăn của người dân Nam bộ.
Là một loại mắm đặc sản của miền quê sông nước, mắm cá linh thường dùng để chế biến nhiều món ăn của người miền tây như lẩu mắm, mắm chưng, … Ngoài ra thì có thể dùng mắm cá linh ăn chung với cơm trắng. Tại Nam Bộ đây thì còn rất nhiều món mang đậm bản sắc sông nước của người miền Tây Nam bộ như bánh canh Cá lóc.
Tất cả những món ăn từ ba miền Việt Nam đã tạo nên một nền ẩm thực vô cùng đặc sắc, phong phú khiến cho mọi du khách đên đầy đều muốn trải nghiệm và nếm thử mọi thức ăn đến từ ba miền Việt Nam.
Theo Blogdulich
Ẩm thực ba miền Nét đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam
Việt Nam có ba miền Bắc, Trung, Nam và mỗi miền đều có những nét đặc trưng riêng và khẩu vị riêng góp phần đem đến sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Cùng tìm hiểu nét đặc trưng trong ẩm thực ba miền của đất nước qua bài viết dưới đây nhé!
Sự tinh tế trong ẩm thực miền Bắc
Miền Bắc là nơi tổ tiên định cư lâu đời nhất vì thế mà từ những món ăn đến cách ăn mặc, phong tục tập quán đều phải được sàng lọc và trở thành những chuẩn mực khó có thể thay đổi được. Người miền Bắc thường chọn những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng và có vị chua nhẹ.
Những món ăn đặc trưng của người miền Bắc như phở Hà Nội, bún, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể,... Ngoài ra những món ăn của miền Bắc còn chú trọng vào những món quà bánh - không phải là món ăn no nhưng nó lại là những món ăn mang lại cho mọi người nhiều háo hức và đặc biệt hơn là giúp lưu trữ những kỷ niệm tuổi thơ, đó là những món ăn như mứt, bánh cốm,...
Sự đậm đà của ẩm thực miền Trung
Người miền Trung họ sử dụng đồ ăn cay nhiều và độ ngọt ít hơn những người miền Nam. Và đặc biệt là những người Huế đơn giản là những món ăn bình dân đến những món ăn cao cấp đều có rất nhiều món, nhiều gia vị và đặc biệt là vị chua và cay như mắm cà, mắm tôm. Những món ăn đăch trưng của người miền Trung như bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá,...
Sự đa dạng phong phú trong ẩm thực miền Nam
Những món ăn của người miền Nam thường rất đơn giản, không hề cầu kỳ - nó được ví như chính con người nơi đây thật thà và giản dị. Nhưng họ lại rất biết cách để đa dạng và biển hóa những món ăn của mình với những vị ngọt, cay, béo do biết cách sử dụng nước dừa.
Những món ăn đặc trưng được sử dụng ngọt nhiều là nét đặc sắc cơ bản của ẩm thực miền Nam: những món bánh ngọt như bánh men, bánh ít, bánh bò,..; những món chè như chè chuối, chè bưởi, chè kiếm,...; xôi; nem nướng; cháo gà;... đều sử dụng nước cốt dừa hay cốm dừa để tăng vị béo và ngọt của những món ăn. Ngoài những món ăn ngọt thì còn có những món ăn đặc trưng như cá lọc nuwongstrui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu,...
Mặc dù những món ăn của từng miền đều khác nhau nhưng vẫn có nét tương đồng đó chính là sự thể hiện qua cơ cấu bứa ăn, nguyên tắc chế biến như sử dụng nước dùng, nước mắn, gia vị, rau phong phú và những loại nước chấn được chế biến đa dạng thích hợp với từng món ăn.
Theo Bansacvn
Phải ăn gì để cảm nhận hết độ ngon của ẩm thực Cần Thơ? Bánh cống, cá lóc nướng trui, mún mắm,... ở Cần Thơ có một cái gì đó làm người ta luôn cảm thấy quyến luyến. Cần Thơ không có vẻ cổ kính, sang trọng rất Tràng An như Hà Nội, cũng không phải vẻ ngoan hiền của Huế hay sự lơ đãng của Đà Lạt và càng không giống sự trẻ trung, sôi động...