Món mì tôm trà sữa trân châu ở Malaysia
Phiên bản kết hợp mì tôm với nước súp trà sữa và trân châu đen thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Malaysia.
Trà sữa trân châu là trào lưu ẩm thực được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. Theo đó, nhiều phiên bản kết hợp với thức uống này ra đời. Hãng trà sữa Tealive của Malaysia vừa bắt tay cùng mì MAMEE để tung ra sản phẩm mì tôm cay trân châu đen Spicy Mi Boba.
Món mì này hứa hẹn mang đến trải nghiệm thú vị cho những tín đồ mê trà sữa trân châu và yêu thích mì ăn liền. Ảnh: Rojaklah.
Sự hợp tác giữa hai thương hiệu Malaysia tạo nên phiên bản khác thường cho món mì ăn liền. Món mì cay và dai đặc trưng được kết hợp với vị của nước súp trà sữa, tạo ra sự kích thích vị giác.
Thay vì đi kèm với các loại topping quen thuộc như trứng, rau hay thịt, món mì cốc này có thêm một gói trân châu dai. Trong khi đó, gói bột nêm chứa đường, gia vị, kem và trà đen tạo cho nước súp cay và ngọt đồng thời.
Cốc mì này có vị cay và ngọt. Ảnh: Viralcham, Oh! Media.
Bạn có thể thưởng thức mì trà sữa trân châu theo 2 cách: ăn nóng hoặc lạnh.
Tương tự các loại mì ăn liền khác, bạn chỉ cần đổ nước sôi vào cốc mì và để 3 phút, khuấy đều, cho trân châu vào là có thể ăn. Nếu thích lạnh, bạn thêm đá viên vào và biến Spicy Mi Boba thành một cốc mì soba (soba là loại mì Nhật Bản, thường được phục vụ ướp lạnh).
Sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, món mì kỳ lạ này thu hút sự chú ý của giới trẻ. Bên cạnh một số bình luận tích cực, mong muốn được thưởng thức, nhiều người thể hiện sự lo lắng món ăn vừa ngọt vừa cay có thể gây đau bụng.
Video đang HOT
Nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam chia sẻ ý kiến của mình về sản phẩm. Bạn Phương Trinh bình luận: “Thích trân châu nhưng món này làm mình phải suy nghĩ lại”.
Bạn chỉ có thể thưởng thức món mì kỳ lạ này ở Malaysia. Ảnh: Rojaklah, Viralcham.
Mì tôm trân châu đường đen chỉ bán ở Malaysia. Giá của món mì ăn liền phiên bản giới hạn này là 15,9 RM (3,82 USD) cho 3 cốc và 24 cốc với giá 109,9 RM (26,41 USD).
20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam: Hướng tới 'cơ ngơi' khang trang, bề thế
Từ chỗ chỉ là "đất trống", sau 20 năm hình thành và phát triển, đến nay thị trưởng chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã là một "cơ ngơi có vị thế" trong nền kinh tế thị trường nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Tuy nhiên, cơ ngơi này có khang trang, bề thế hay không còn tùy thuộc vào tầm nhìn, chiến lược, sách lược và hành động của các bên liên quan..
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn hính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, khoảng thời gian 20 năm giúp TTCK Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ một thị trường sơ khai, non trẻ đã trở thành một thị trường có quy mô đáng kể (so với GDP) trong khu vực. Trong quá trình phát triển đó, những tồn tại bất cập đã dần được khắc phục.
Tuy nhiên, để thị trường thực sự lớn về quy mô, trở nên chuyên nghiệp, hiện đại, bắt kịp với thế giới, do đó vẫn còn một số điểm cần cải thiện.
Thứ nhất, quy mô và thanh khoản TTCK Việt Nam mặc dù tăng trưởng mạnh qua từng năm, song vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực và tính ổn định chưa cao.
Giá trị vốn hóa TTCK của Việt Nam (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) năm 2019 tương đương 102,6% GDP ở mức thấp so với các nước (Nhật Bản 337%, Singapore 257%, Thái Lan 161%, Malaysia 215%, Philippines 107%...).
Tính ổn định của thị trường chưa cao thể hiện qua việc vẫn còn bị tác động mạnh, biến động nhiều bởi những diễn biến tiêu cực trong và ngoài nước như giá dầu, tỷ giá, giá vàng, biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế hay những tin đồn.
Hiện TTCK Việt Nam chỉ mới được Tổ chức tính toán chỉ số chứng khoán toàn cầu (FTSE) đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Cùng với đó, thanh khoản TTCK thể hiện qua tỷ suất vòng quay chứng khoán của Việt Nam dù tăng mạnh trong những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức khá thấp so với khu vực và thế giới. Tỷ suất này của Việt Nam năm 2019 là 22,3%, thấp hơn nhiều so với mức 28,3% của ASEAN-5, 29% của Ấn Độ, 130% của Hàn Quốc, 223,7% của Trung Quốc và 87% bình quân thế giới.
Theo đó, cần có kế hoạch và giải pháp cụ thể để TTCK Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi đến năm 2023 theo yêu cầu của Chính phủ.
Thứ hai, thể chế chi phối hoạt động và tính tuân thủ, minh bạch của TTCK cần hoàn thiện, đồng bộ và tiệm cận thông lệ quốc tế hơn nữa; nhất là các hướng dẫn triển khai Luật chứng khoán sửa đổi (2019) và Chiến lược phát triển TTCK 2021-2030, trong đó cần chú trọng xây dựng chiến lược cấu phần về số hóa ngành chứng khoán (trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối - blockchain và dữ liệu lớn - big data sẽ là những công cụ quan trọng).
Ngoài ra, công cụ quản lý, giám sát vẫn chủ yếu là giám sát tuân thủ, chưa tiến đến giám sát dựa trên mức độ rủi ro; quy định về công bố, minh bạch thông tin chưa nhất quán giữa các văn bản pháp luật; chế tài xử phạt, cưỡng chế chưa thực sự đủ mạnh..., khiến hành vi vi phạm vẫn diễn ra và chưa giảm nhiều.
Việc thực hiện công bố thông tin, quản trị công ty theo thông lệ tốt đã có sự tiến bộ đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một TTCK phát triển.
Các Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK), Trung tâm Lưu ký đã có nhiều cải tiến về phương thức hoạt động, nhưng nếu không kiện toàn thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường với quy mô ngày càng lớn, số lượng công ty niêm yết, nhà đầu tư và hàng hóa ngày càng nhiều, và càng khó có khả năng liên thông với các TTCK trong khu vực và quốc tế để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ ba, nguồn cung hàng hóa, sản phẩm trên thị trường còn chưa phong phú, đa dạng, chất lượng các công ty niêm yết và các công ty chứng khoán chưa cao.
Trong số 1.723 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở GDCK (Hà Nội và TP HCM) vẫn còn một số doanh nghiệp nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả, năng lực quản trị còn ở mức thấp.
Các mảng khác của thị trường như sản phẩm quỹ đầu tư, sản phẩm liên kết bảo hiểm, hợp đồng quyền chọn, đầu tư có cam kết bảo toàn vốn,... chưa được cung cấp.
Thứ tư, cơ sở nhà đầu tư chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư tổ chức (nhất là các quỹ đầu tư) còn chưa nhiều. Thị trường cổ phiếu vẫn dễ có những biến động lớn trước nhiều yếu tố như tâm lý, thông tin, biến động trong và ngoài nước.
Nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng thương mại, bảo hiểm xã hội, công ty bảo hiểm,...; trong khi đó, vẫn còn thiếu vắng các quỹ hưu trí, công ty quản lý quỹ với tư cách là nhà đầu tư trung dài hạn.
Thứ năm, nguồn nhân lực mặc dù đã được chú trọng phát triển, song vẫn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng khi so với tiêu chuẩn quốc tế. Số lượng chuyên gia, cán bộ hoạt động trong ngành chứng khoán đạt được các chứng chỉ hành nghề quốc tế (như CFA...) vẫn còn ít so với yêu cầu; trình độ ngoại ngữ và quản lý của các tổ chức kinh doanh chứng khoán còn nhiều hạn chế.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vẫn còn bị động; cơ chế đãi ngộ chưa tương xứng với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh hàng hóa cao cấp này. Cơ quan quản lý cũng như các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các trung gian hỗ trợ chưa có nhiều nơi xây dựng Khung năng lực chuẩn cũng như áp dụng KPI trong giao việc và đánh giá hoàn thành nhiệm vụ....
Cuối cùng, hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu mặc dù được chú trọng đầu tư, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập của TTCK. Các ứng dụng chỉ mới được xây dựng ở mức cơ bản; rủi ro bảo mật, an toàn, an ninh mạng vẫn còn là thách thức, nguy cơ.
Cơ sở dữ liệu đã phong phú hơn nhưng còn manh mún, chưa cập nhật đồng bộ, chưa được sắp xếp, lưu trữ một cách hệ thống, khoa học.
Nội dung trang tiếng Anh của cơ quan quản lý và tổ chức kinh doanh chứng khoán chưa phong phú, chưa cập nhật thường xuyên, khiến độc giả và nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các thông tin, sữ liệu và chính sách về chứng khoán và TTCK Việt Nam.
"Rõ ràng là cần có chiến lược cấu phần về số hóa ngành chứng khoán chứa đựng các yếu tố quan trọng nêu trên..." - chuyên gia này lưu ý.
TS Cẫn Văn Lực cũng nhấn mạnh, 20 năm chưa phải là dài nhưng cũng đủ để nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam với những bước tiến vượt bậc, từ chỗ chỉ là "đất trống" đến nay đã là một "cơ ngơi có vị thế" trong nền kinh tế thị trường nói chung và hệ thống tài chính nói riêng.
"Cơ ngơi này có khang trang, bề thế hay không còn tùy thuộc vào tầm nhìn, chiến lược, sách lược và hành động của các bên liên quan. Mặc dù vậy, chúng ta có quyền tin tưởng rằng TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa để 20 năm sau ta nhìn lại sẽ thấy một "cơ đồ khang trang và vững chắc hơn"..."- TS Lực kỳ vọng.
7 thành tựu nổi bật của TTCK trong 20 năm qua
Thứ nhất, tăng trưởng mạnh về quy mô, góp phần phát triển hệ thống tài chính quốc gia theo hướng cân bằng và bền vững hơn, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế ;
Thứ hai, cấu trúc và thể chế thị trường ngày càng hoàn thiện;
Thứ ba, đóng góp quan trọng vào tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nâng cao tính minh bạch và năng lực quản trị công ty;
Thứ tư, loại hình định chế, sản phẩm - dịch vụ ngày càng đa dạng, hướng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế;
Thứ năm, TTCK Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập quốc tế;
Thứ sáu, hình thành đội ngũ nhà đầu tư chuyên nghiệp;
Thứ bảy, hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu ngày càng được chú trọng đầu tư, góp phần phát triển TTCK một cách minh bạch và hiện đại.
Chờ đợi gì ở FIFA World Cup 2022? Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) vừa công bố lịch thi đấu vòng chung kết World Cup 2022 ở Qatar, với trận tranh ngôi vô địch diễn ra vào ngày 18/12, chỉ một tuần trước Lễ giáng sinh. Tuyển Pháp đang là nhà đương kim vô địch World Cup và sẽ bảo vệ danh hiệu của mình tại Qatar vào cuối năm...