Món mì ramen bò chuẩn vị Nhật Bản ngay tại nhà
Món mì ramen bò là món ăn truyền thống của Nhật Bản với vị thơm của xá xíu, vị ngọt thanh của nước dùng, vị béo bùi đặc trưng của trứng ngâm tương.
Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách làm mì ramen bò chuẩn vị Nhật Bản này ngay nhé!
Nguyên liệu làm mì ramen bò chuẩn vị Nhật Bản:
Nguyên liệu làm mì ramen bò chuẩn vị Nhật Bản:
5 hành boaro.
1 củ cà rốt.
1 củ khoai tây.
50g gừng.
50g tỏi.
1 ít ớt khô nguyên trái.
1kg xương ống heo.
1kg thịt ba rọi.
100g đường nâu.
200ml rượu sa kê.
300ml nước tương đậm.
50ml rượu mirin.
5 quả trứng gà đã luộc.
Video đang HOT
1 ít vừng.
5 lá rong biển.
250g mì sợi ramen tươi.
Cách làm món mì ramen bò chuẩn vị Nhật Bản:
Bước 1:
Bạn cắt lát 1 củ cà rốt, cắt khúc 3 hành boaro mỗi khúc 3cm.Cắt lát 1 củ khoai tây.Cắt lát 40g gừng.Đập dập 40g tỏi.
Bước 2 :
Bạn dùng 1kg xương ống heo chần qua nước sôi trong 5 phút rồi vớt ra bỏ vào thau nước đá.Điều này sẽ giúp cho thịt giữ được độ ngọt và vị giòn tươi ngon khi nấu.
Sơ chế xương ống để nấu nước dùng
Bước 3 :
Bạn tiến hành hầm hỗn hợp nước dùng gồm, hành boaro, cà rốt, gừng, một ít ớt khô nguyên trái, tỏi đập dập, khoai tây cùng 4 lít nước và xương ống heo đã chần qua, nấu nước dùng từ 5 đến 7 tiếng.
Bước 4 :
Bạn lóc da 1kg thịt ba rọi và cắt mỏng thịt, sau đó cuộn tròn thịt lại. Chú ý cuộn chặt để thịt không bị bung.Dùng chỉ quấn xung quanh cuộn thịt, Sau đó rải muối và tiêu đều các mặt của cuộn thịt.
Bước 5 :
Bạn áp chảo vàng đều các mặt của cuộn thịt vừa ướp với một ít dầu ăn để chống dính và tăng độ béo cho thịt.Cho cuộn thịt vừa áp chảo vào nước sôi nấu 10 phút. Sau đó vớt ra bỏ vào thau nước đá.
Áp chảo vàng đều các mặt của cuộn thịt
Bước 6 :
Bạn cho 200ml rượu sa kê, 50g rượu mirin, 100g đường nâu để tạo vị ngọt và màu vàng cánh gián cho nước dùng, cùng với 10g tỏi và 10g gừng đã sơ chế ở bước 1, cuộn thịt vừa áp chảo.Cuối cùng cho 1 lít nước vào hầm nước dùng trong 45 phút.
Bước 7 :
Đối với thịt xá xíu vớt ra bạn để nguội và cắt lát mỏng 0,5cm, còn nước dùng nấu với thịt thì để nguội.Nước dùng để nguội, sau đó cho 5 quả trứng gà đã luộc và bóc vỏ vào hỗn hợp. Ngâm trong 30 phút.
Bước 8 :
Pha nước cốt mì ramen pha theo tỉ lệ 3:1, 3 phần nước dùng và 1 phần nước thịt xá xíu.Phần trang trí: Hai khúc boaro còn lại đem cắt đôi, phần thân trắng của sợi boaro theo chiều dọc, phần thân xanh cắt mỏng thành các khoanh tròn rồi ngâm với nước, điều này giúp cho hành sau khi cắt được nở đều cong và đẹp mắt, ngoài ra còn giúp giảm vị hăng của hành.
Bước 9 :
Bạn cho 250g mì sợi ramen vào luộc sơ trong 5 phút với nước sôi và vớt ra để ráo.Cho mì đã ráo vào tô, trứng ngâm cắt đôi, hai loại sợi boaro được cắt ngang và cắt dọc, 5 lát rong biển, vài lát thịt xá xíu.Cuối cùng là rắc vừng lên trên hai nửa quả trứng ngâm và thưởng thức.
Trình bày và thưởng thức mì ramen bò
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Bánh tét nhân hoa mơ gói theo phong cách Nhật Bản
Chị Phương áp dụng cách sắp xếp, trang trí đồ ăn Nhật cho món Việt để làm nhân bánh tét hình bông hoa mơ xinh xắn.
Mâm bánh tét của chị Phương (tên tiếng Nhật là Yamamoto Chihiro), hiện sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, "gây bão" trên một hội dành cho người đam mê chuyện bếp núc nhờ kiểu biến tấu độc đáo, thu hút hơn 25.000 lượt thích. Chia sẻ với Ngoisao.net Phương cho biết, chị vốn yêu nấu ăn nhưng không chọn nấu ăn làm nghề chính, chỉ thích chăm chút từng bữa cơm cho gia đình và bạn bè. Hằng ngày, chị thường nấu món Việt cho mình và món Nhật cho chồng con. Chính vì hay chế biến món ăn của hai nước nên từ đó, thỉnh thoảng chị áp dụng cách sắp xếp, trang trí món Nhật cho món Việt, mang lại cảm giác mới lạ.
Lần này, chị Phương gói bánh vị cốt dừa theo kiểu miền Nam, nhân bánh màu hồng nhuộm bằng lá cẩm và màu xanh từ lá dứa, vào đúng ngày đặc biệt của hai vợ chồng. Những đòn bánh tét gói bởi lá chuối, buộc bằng dây thường dùng để cột thịt khi hầm, vì không có lạt. Loại dây này sẽ an toàn hơn dây nylon vì thời gian nấu bánh khá lâu.
Nguyên liệu chính vẫn là những thứ quen thuộc trong món bánh tét miền Tây như: nếp, dừa... mà không làm nhân đậu xanh, chuối hay nhân mặn. Bánh luộc xong, lá chuối chuyển màu thì vớt ra, rửa qua nước lạnh cho sạch. Chỗ nào bị xộc xệch thì chỉnh lại cho chỉn chu, thu được những đòn bánh tét đều, chuẩn như ngoài hàng.
Tuy bề ngoài không mấy khác biệt, nhưng điểm nhấn của bánh nằm trong phần nhân. Chị tiết lộ mình áp dụng kỹ thuật cuộn cơm Nhật Bản để tạo hình hoa trong nhân. Chị chia nếp nhuộm lá cẩm thành 5 phần bằng nhau, dùng lá chuối cuộn thành 5 cây dài để tạo hình cánh hoa màu hồng, thêm nhụy hoa màu cam ở giữa. Sau đó, chị dùng lá chuối bọc toàn bộ 6 thanh nếp lại thành bó, nhụy hoa ở giữa.
Lại dùng một phần lá chuối khác bọc lớp nếp mỏng để tạo hình cành hoa.
Phương bắt đầu cuộn bánh bằng cách dùng lá chuối tạo hình tam giác giống như hình (trong sách hướng dẫn làm cơm cuộn). Tiếp đến, chị đặt hoa vào phía bên phải, cành hoa vào phía bên trái rồi cuộn chặt lại là xong. Công đoạn này khá khó, đòi hỏi bạn phải chặt tay, kết hợp sự khéo léo để bánh không bị vỡ và cứ thế bông hoa dần hình thành.
Thành phẩm thu được sau khi luộc sẽ là những bông hoa mơ duyên dáng. Nhờ lá chuối mà màu của cánh hoa không bị loang lổ, rất gọn gàng. Đợi bánh nguội thì bạn thái thành lát, thưởng thức thành quả.
Ngoài ra, bạn có thể gói bánh từng đòn bánh bằng giấy tông màu xanh và đỏ, đặt vào hộp để đem đi biếu bạn bè hoặc người thân vào dịp lễ, Tết. Món quà vừa ý nghĩa, vừa thiết thực, và có thể khiến người nhận bất ngờ khi xẻ bánh, nhìn thấy bông hoa mai xinh xắn dần hiện lên.
2 cách làm mì Udon xào hải sản và thịt heo thơm ngon, đơn giản Mì Udon là món ăn Nhật Bản nhưng cũng khá quen thuộc với người Việt Nam với nhiều sự biến tấu, kết hợp mới lạ. Dưới đây, Điện máy XANH sẽ vào bếp mách bạn 2 cách chế biến món xào đơn giản nhưng lại vô cùng thơm ngon, hấp dẫn này nhé! 1. Mì udon xào hải sản Nguyên liệu làm Mì...