Món mì gà tần 20 năm tuổi ngon tuyệt của phố cổ Hà Nội
Món mì gà tần là sự kết hợp giữa hai món rất quen thuộc tưởng chừng không liên quan gì đến nhau lại được người bán hàng khéo léo kết hợp tạo nên một món ăn vừa quen vừa lạ.
Món mì gà tần 20 năm tuổi ngon tuyệt của phố cổ Hà Nội
Quán mì gà tần Phố Cổ:
Nằm lọt thỏm ở góc phố giao giữa Hàng Bồ và Lương Văn Can (Hà Nội), quán mì gà tần khá lạ có vị trí khiêm tốn.
Quán không có biển quảng cáo, chỉ có khoảng chục chiếc ghế nhựa được xếp trên vỉa hè.
Người lần đầu tới ăn phải tinh mắt một chút mới nhận ra được. Vậy mà quán lúc nào cũng đông khách vì “thương hiệu” này đã có mặt hơn 20 năm ở phố cổ.
Món mì gà tần 20 năm tuổi ngon tuyệt của phố cổ:
Bát mì gà tần bưng ra thơm phức mùi thuốc bắc lẫn trong mùi ngải cứu đặc trưng.
Món ăn được chế biến khá đơn giản. Ngoài gà tần thuốc bắc, người bán hàng trần thêm mì tôm, điểm vài cọng giá đỗ để ăn cho đỡ ngán.
Chỉ vậy thôi mà món ăn này rất được yêu thích, cũng không khó lý giải nếu bạn thử một lần nếm nó.
Video đang HOT
Cách chế biến món mì gà tần:
Gà được chọn để tần là loại gà được nuôi từ 7 – 8 tháng, được đặt riêng từ quê. Thịt gà non nên ăn rất mềm, ngọt và thơm.
Các vị thuốc bắc đi kèm bao gồm kỳ tử, đẳng qui, táo tầu, hạt sen… được đích thân chủ quán lựa chọn, sau đó tùy vào lượng gà mang đi tần mà gia giảm cho hợp lý. Vì vậy nước tần gà có vị thanh mát, dậy mùi thuốc bắc và ngải cứu mà không hề ngấy mỡ như một số quán khác. Tuy nhiên, nước tần hơi ngọt nên nếu không thích, bạn có thể bảo cô chủ quán cho loãng hơn.
Rau ngải cứu hơi già nhưng được xào trước với nước tần gà nên lá khá thấm gia vị mà không hề bị đắng.
Một điều bạn nên chú ý đó là nên ăn mì trước xong mới ăn đến gà vì mì để lâu sẽ bị nhũn. Một chút mì tôm, một miếng gà tần, một vài cọng giá đỗ giòn giòn là một sự kết hợp khá hay ho đấy.
Quán khá chật chội nên nếu định ăn ở đây bạn chỉ nên đi cùng từ 1- 5 người. Một mách nước nho nhỏ là bạn có thể mang theo những hộp nhựa để mua mang về nếu muốn có không gian thoải mái để thưởng thức món ăn.
Món bún cá Num-bo-chóc mê hoặc thực khách
Món bún cá Num-bo-chóc này xuất hiện ở Sài Gòn những năm 1970 và nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của Sài Gòn.
Món bún cá Num-bo-chóc mê hoặc thực khách
Nguồn gốc của món bún cá Num-bo-chóc:
Bún cá Num-bo-chóc có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước chùa tháp, theo chân người Campuchia gốc Việt về Sài Gòn và trở thành một món ăn lạ miệng nhưng lại nhanh chóng hấp dẫn thực khách, ngay cả những người sành ăn.
Quán bún cá Num-bo-chóc mê hoặc thực khách Sài Gòn:
Quán có tên bún cá Tư Xê nằm ở số 57/27 trong chợ Lê Hồng Phong, đường Hồ Thị Kỷ, quận 10, là một địa chỉ quen thuộc của hầu hết thực khách muốn thưởng thức món ăn của Campuchia.
Theo ông Ngô Văn Hoa (62 tuổi), chủ hiện tại của cửa hàng Tư Xê, quán này có thâm niên khoảng 50 năm, bắt đầu từ những năm 1970, gia đình ông từ Campuchia chuyển về Sài Gòn, làm ăn sinh sống ở khu chợ Lê Hồng Phong và từ đó cũng mở quán bán bún, cũng trải qua 3 đời.
Quán bún cá Num-bo-chóc ở Sài Gòn
Cách chế biến món bún cá Num-bo-chóc:
Nguyên liệu chuẩn bị:
Nguyên liệu để nấu bún cá Num-bo-chóc đều được lấy từ Campuchia. Trong đó, thành phần quan trọng nhất để tạo nên hương vị đặc trưng của món bún này là mắm Prohoc (mắm bò hóc), ngải bún và trái trúc.
Cách chế biến bún cá Num-bo-chóc:
Món mắm bò hóc có mùi nặng, không phải ai lúc đầu cũng thích nhưng sau khi ăn, nhiều thực khách đã bị mê mẩn.
Nước dùng là sự pha trộn của nhiều tầng hương vị, mang đến nét đặc biệt của ẩm thực xứ chùa tháp.
Trong sắc vàng ươm của nồi nước súp pha trộn nào là ngải bún, củ nghệ, sả,... tạo nên một gam màu bắt mắt và lôi cuốn vị giác.
Tuy nhiên, cần phải kể đến sự có mặt của những thành phần riêng biệt của người Campuchia như trái chúc thơm thơm và nước mắm bò hóc mới tạo nên hương vị độc đáo cho món.
Ngoài ra để món bún Num-bo-chóc ngon thì phải sử dụng bằng cá lóc đồng tươi.
Chủ quán không sử dụng cá nuôi vì cá sẽ rất tanh và bở. Sau khi làm sạch, cá sẽ được luộc chín, rồi ướp sơ qua gia vị để thấm đều và khử đi mùi tanh.
Mỗi tô bún sau khi chan hòa trong nước lèo thì sẽ được điểm tô thêm sắc vàng của các loại hương liệu đã giã nhuyễn.
Thưởng thức bún cá Num-bo-chóc:
Tô bún thơm ngon ngoài màu trắng của cá, màu vàng của nước dùng thì còn điểm xuyết thêm màu xanh của đậu đũa. Và không thể bỏ qua một đĩa rau sống tươi ngon ăn kèm.
Món ăn muốn đúng vị đầy đủ ngoài các loại rau quen thuộc như bắp chuối, rau muống, dưa leo thái mỏng, bông súng thì phải thêm vị the the rau thơm.
Theo chủ quán, chỉ cần nhìn cách ăn đậu đũa, là biết ngay người nào gốc Campuchia, người nào sành ăn. Nếu trụng chín đậu đũa thì chưa "đúng điệu".
Say lòng tô bún bò gia truyền ba đời tại "quận 1" của Bình Dương Nằm khép mình bên con đường Nguyễn Trãi, gần Đại lộ Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một, tiệm bún bò Vũ Khánh những giờ mở bán lúc nào cũng đông thực khách ghé thăm bởi họ lưu luyến cái hương vị đã truyền từ ba thế hệ đến nay vẫn "nhất vị đắm say". Bún bò Vũ Khánh, một trong những tiệm...