Món mắm cá rô không xương ở Sóc Trăng
Món mắm cá rô không xương là món đặc sản của Sóc Trăng. Mắm dỡ ra thịt mềm, dai, xương tan đi hết.
Cắn con mắm sống kèm với chuối chát, bần chua chua và mấy đọt rau rừng hái từ vườn tạp thì ăn hết nồi cơm cũng không hay.
Món mắm cá rô không xương ở Sóc Trăng
Cũng như nhiều nơi khác ở miền Tây Nam bộ, Sóc Trăng với điều kiện tự nhiên thích nghi đối với các loài thực vật, động vật hoang dã. Cá rô là một loài vật trong số muôn vàn cây, con đó.
Cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, mang cá có hình răng cưa, trên lưng có hàng gai nhọn, hai hàm răng bén. Cá sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ. Sông rạch, ao đìa, lung bàu là môi trường lí tưởng để cá rô sống và sinh con đẻ cháu.
Cá rô tát đìa, dở chà được nhiều ăn không hết, người dân ở Ngã Năm, Sóc Trăng có “độc chiêu” làm mắm cá rô không xương!
Video đang HOT
Món mắm cá rô không xương ở Sóc Trăng:
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Bắt cá rô sống làm sạch lấy toàn bộ ruột ra, có người bỏ đầu, nhưng người sành ăn thì đầu mắm cá rô mới béo, ngon hơn hết.
Cá làm sạch nhớt rồi thả vào ngâm trong nước muối loãng. Theo kinh nghiệm dân gian người ta cho muối vào nước lã, quậy đều, sau đó cho vài hột cơm nguội vào để “thử” nồng độ muối. Khi thấy hột cơm đã nổi trên mặt nước… là được! Ngâm khoảng chừng tiếng đồng hồ thì vớt ra để cá lên rổ rá cho ráo nước.
Cách thực hiện muối cá:
Tiếp theo là muối cá, cho cá vào khạp da bò, hay hủ sành, một lớp muối hột với những lát khóm xắt khoanh thì một lớp cá, cứ như vậy cho đến trên cùng là lớp muối sống (có người dùng muối rang cho nổ để nguội).
Phía trên cắt miếng mê rổ (hoặc chẻ tre đan miếng vỉ) cho vừa khít miệng lu, khạp, hủ… Dùng dọc dừa chẻ khúc cài cứng, cho cá bị nén chặt xuống đáy, rồi đập nắp kín lại, để trong mái lá, chái bếp.
Chừng hơn tháng sau khi muối cá, giở nắp khạp, hủ ra, phía trên nước muối sanh nhiều giòi trắng nổi phía trên là muối cá thành công (thực ra giòi không chui xuống những lớp cá muối phía dưới được! Nếu không có giòi mắm sẽ mốc, đắng tức là cá muối bị hư, nếu tiếp tục làm các công đoạn sau, mắm vẫn đắng, ăn sẽ dễ bị ngộ độc, hoặc không thể ăn được!
Thực hiện ướp cá với thính:
Lấy cá ra để vào rổ, nước muối sẽ rỏ hết, chờ cho cá ráo. Nước muối trong khạp, hủ đổ đi (có khi tận dụng để nấu nước mắm). Khạp, hủ rửa sạch phơi khô. Khi cá ráo, tẩm từng con cá vào thính (thính là gạo rang vàng xay thật nhuyễn) rồi sắp cho cá vào lại khạp, hủ, … Ước chừng cá muối ướp thính hơn nửa thể tích vật chứa một chút thì dùng mo nang dừa, cau và dọc dừa chẻ cài, chèn thật chật sao cho nước muối phía trên không chảy thấm được xuống phía dưới cá đã thính.
Khoảng một tháng sau khi thính, thì dùng khóm (thơm) để cả vỏ đập dập vắt lấy nước rồi lược sạch để chao mắm. Cá chao xong cho vào hủ, khạp khác đã được rửa sạch, phơi khô. Xong, cũng chèn, cài thật cứng như lúc thính. Phía trên tiếp tục đổ nước khóm lên cho không khí không lọt vào con mắm.
Khoảng trên một tháng (tùy theo thời tiết nắng, mưa) sau khi chao cá, mắm có mùi thơm. Người có kinh nghiệm chỉ cần ngửi hoặc nhìn nước muối phía trên là biết chính xác độ tới của mắm. Mắm dỡ ra thịt mềm, dai, xương tan đi hết.
Tò mò món bún nước biến tấu từ gỏi cuốn
Xuất phát điểm là món gỏi cuốn được người dân biến tấu lại, bún gỏi dà dần trở thành món ăn nổi tiếng mà mỗi khi ghé thăm Sóc Trăng ai nấy đều ghé tìm thưởng thức.
Bún gỏi dà là món ăn được người dân biến tấu từ món gỏi cuốn.
Nguồn gốc của món ăn là từ gỏi cuốn, do người dân không thích cách cuốn nữa mà cho bún vào tô, trộn thêm thịt, tôm, rau, tương xay và dùng như món ăn chính. Sau này, nhiều người biến tấu thêm phần nước dùng chan trực tiếp vào bún để tạo nên bún gỏi dà.
Tùy theo cách đọc trại của mỗi địa phương, vùng miền mà bún gỏi dà còn có tên gọi khác là bún gỏi và hay bún gỏi già. Dù là tên gọi gì thì tinh thần món ăn vẫn giữ nguyên vẹn, nhất là nguyên liệu tôm và nước dùng. Cụ thể, thịt tôm sau khi luộc xong sẽ lột vỏ, để nguyên con.
Về nước dùng, người nấu sẽ hầm một nồi to gồm xương heo, tép, đường, ớt, nước me chua. Ngoài ra, tương hạt xay trộn với đậu phộng rang đâm nhuyễn cùng tỏi phi cũng là gia vị không thể thiếu để tạo nên một bàn "hòa tấu" hoàn chỉnh cho món ăn.
Sau khi nhận được yêu cầu của thực khách, người nấu sẽ trụng giá và bún trong nước dùng, sau đó cho vào tô và bày lên trên mặt bún thịt ba chỉ heo thái sợi, tôm vừa luộc chín tới được lột vỏ. Tiếp đến, chan nước dùng ngập bún rồi cho thêm rau xà lách, hoa chuối, ít tương mặn và ớt bằm lên cùng. Vậy là một tô bún gỏi dà đã hoàn thành với những sắc màu trắng của thịt, hồng tươi của tôm, xanh lá của rau, màu nâu của tương và màu đỏ của ớt.
Nếu như bún mắm mang hương vị nồng nàn đặc trưng của mắm; bún riêu đậm đà hương vị của cua thì bún gỏi dà lại mang hương vị đặc trưng của tôm. Nếu có dịp ghé thăm Sóc Trăng, mọi người nên thưởng thức món ăn này, qua đó, sẽ cảm nhận được nét đẹp văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Bánh cóng Sóc Trăng: Món đặc sản ngon "nức nở" trong lòng du khách Sóc Trăng không chỉ nổi tiếng với đặc sản bánh pía lừng danh cả nước mà còn có rất nhiều món ăn ngon nổi tiếng khác khiến thực khách phải khen nức nở. Trong số những món ngon đó phải kể đến món "bánh cống" nổi tiếng của Sóc Trăng và đây cũng là món ăn truyền thống của người Khmer. Bánh cóng...