Món hủ tiếu mì hơn nửa thế kỷ mê hoặc người Sài Gòn
Điều khiến thực khách ấn tượng nhất đối với tô hủ tiếu mì ở đây chính là… miếng cật ‘khủng’, dai giòn, hương vị đậm đà, quyến rũ!
Hủ tíếu mì cật quyến rũ với những miếng cật to, dai giòn, đậm vị
Hơn 60 năm qua, quán hủ tiếu mì thập cẩm, hay còn có tên gọi khác là “hủ tiếu mì cật”, nằm ngay số nhà 64 Trương Định (phường Bến Thành, quận 1) vẫn luôn tấp nập khách ra vào mỗi ngày.
Quán nằm lọt thỏm ngay khu trung tâm quận 1, song vẫn nổi bật lên bởi cái nét mộc mạc tự nhiên mà chỉ những hàng quán lâu năm thực sự mới có được. Từ ngoài đi vào thực khách sẽ bắt gặp ngay khu vực bếp nấu nướng được kê phía bên phải.
Không gian bên trong tương đối thoải mái, bàn ghế ở đây là loại bàn ghế inox thấp, được xếp thành ba dãy thẳng hàng, mỗi dãy cách nhau tầm nửa mét để chừa lối đi.
Chọn vị trí ngồi phía trong cùng của quán để dễ quan sát, tôi gọi cho mình một hủ tiếu, mì cật và không quên dặn nhân viên “thêm một hủ tiếu, mì thập cẩm, nhưng đợi chị ăn xong tô này rồi mang ra nha”.
Video đang HOT
Khách quan mà nói, sợi hủ tiếu, mì trong một tô nhìn khá ít, suy nghĩ đầu tiên của thực khách sẽ là “ít vậy ăn sao no”. Nhưng bù lại, những miếng cật trong tô lại to và dài ấn tượng. Khi ăn, độ dai của sợi hủ tiếu và mì, cái vị ngọt béo của nước lèo và dai giòn của cật hòa quyện lại, chắc chắn tạo cho thực khách cảm giác “vừa đủ”.
Chén ớt sa tế là bí quyết làm cho món hủ tiếu mì ở đây thơm nồng, đậm đà hơn
Dĩ nhiên, khi thưởng thức món ăn thì tốt nhất là không ăn quá no, cũng không quá ít, ăn vừa đủ là thứ cảm giác tuyệt vời nhất của một “người sành ăn”.
“Hủ tiếu cật không phải chỉ duy nhất chỗ này mới có, cũng nhiều quán bán nhưng không đâu ngon bằng đây. Theo cảm nhận của riêng tôi thì cật là loại thực phẩm dễ chế biến, nhưng để chế biến thành món ngon thì rất khó. Bời vì mùi đặc trưng của cật khá là tanh, hôi, nhiều quán tôi ăn nghe mùi nồng khó chịu lắm. Nhưng đặc biệt là quán ở đây làm cật rất ngon, ăn không hề có mùi tanh gì, miếng nào ra miếng nấy, ăn đáng đồng tiền”, một thực khách tên Văn Hùng (40 tuổi) nhận xét.
Hủ tiếu, mì ở đây có giá dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/tô
Ngoài ra, sợi hủ tiếu và mì ở đây cũng khá đặc biệt. Chủ quán cho biết: “Mì là do nhà tôi tự làm theo công thức gia truyền, nên nếu khách để ý kỹ sẽ thấy sợi mì to và tròn hơn mì những chỗ khác. Hủ tiếu thì sẽ có hai loại là hủ tiếu dai và hủ tiếu mềm. Cọng hủ tiếu này tôi lấy từ các lò hủ tiếu bột lọc gia truyền tại Sa Đéc và được bảo quản kỹ nên cọng hủ tiếu lúc nào cũng còn tươi dai mà không bị khô hay gãy”.
Bên cạnh món hủ tiếu mì cật nổi tiếng thì quán còn có hủ tiếu xương. Cũng như hủ tiếu mì cật, mỗi tô hủ tiếu xương đều rất chất lượng với phần xương to và đầy thịt, được ninh mềm vừa ăn, hương vị nêm nếm đậm đà.
Chị Ngọc Anh (35 tuổi), khách quen của quán chia sẻ: “Tôi ăn ở đây thì thích nhất là nước chấm ớt sa tế của quán, cái này bà chủ tự làm luôn đó. Bữa tôi thấy ngon nên hỏi để mua về ăn thì được bà chỉ là nấu ớt với dấm, nước tương, nêm thêm chút đường nữa. Về nhà tôi cũng tập làm mà không có vị ngon như vậy, chắc cũng nhờ thứ ớt sa tế này mà hủ tiếu mì ở đây mới có vị đặc trưng, không nơi đâu có được”
Theo Thanhnien
Gỏi bún mì trộn ruốc khô
Vị mặn mà từ những con ruốc khô bé xíu quyện với gia vị và rau thơm thấm vào từng sợi bún mì tạo nên dư vị khó phai. Món gỏi dân dã, phảng phất hương đồng gió nội và biển cả bao la.
Đĩa gỏi bún mì trộn ruốc khô
Vợ xách giỏ đi chợ bước vào nhà với giọng hồ hởi: "Hôm nay em mua được mớ ruốc khô với bún mì khô để làm món gỏi cho cha con anh đây!". Dứt lời, nàng bắc nồi lên bếp lửa cháy bập bùng, cho ruốc khô vào rang vừa chín rồi đổ ra rổ nhựa.
Bún mì trắng phau cho vào ngâm sơ trong nước sôi rồi nhúng qua nước lạnh, vớt ra rổ cho ráo nước. Cho ít dầu phộng lên chảo đun sôi cùng hành tím xắt lát đến khi bốc mùi thơm thì nhấc xuống, người dân quê tôi gọi là khử dầu. Cầm dao dạo quanh vườn nhà cắt mớ hẹ cùng ít rau thơm và rửa sạch, rồi xắt nhỏ cho vào chén.
Bún mì cắt đoạn ngắn cỡ mươi phân cho vào thau nhựa cùng với dầu đã khử rồi dùng đũa đảo đều. Tiếp đến, cho ruốc và gia vị, hẹ và rau thơm xắt nhỏ cùng tỏi băm nhuyễn, thêm ít tiêu xay nhuyễn rồi trộn đều là đã có món gỏi đậm đà hương vị. Đĩa gỏi với màu trắng của mì, màu nâu đỏ của ruốc khô và màu xanh của rau thơm trông thật hấp dẫn.
Nguyên liệu chủ yếu chế biến món gỏi bún mì trộn ruốc khô
Thuở cơ cực, đĩa gỏi bún mì trộn ruốc khô thường hiện diện trên mâm cỗ vào dịp giỗ chạp thay cho tấm lòng thành của cháu con dâng lên tiên tổ. Giờ vẫn còn nhiều người chế biến món gỏi đơn sơ dâng cúng tổ tiên như muốn tưởng nhớ về những tháng ngày khốn khó. Những người con tha hương, mỗi khi nhẩn nha nhai gỏi bún mì trộn ruốc khô lòng chợt cồn cào, da diết nhớ về miền quê yêu dấu những ngày xa.
Theo Thanhnien
Người miền Trung có món bánh bèo chén ăn một lần là nhớ mãi, bạn đã thử chưa? Hương vị đặc biệt của món bánh bèo chén khiến cho bất kỳ người con miền Trung nào cũng không khỏi nhớ về quê hương khi đi xa! Bánh bèo ở miền nào cũng có nhưng riêng tại miền Trung, món bánh này là nổi tiếng nhất. Thay vì chỉ có nước mắm, người dân nơi đây đã làm thêm nước xốt tôm...