“Món hàng” khác thường ở Iran
Sự gia tăng người suy thận và số bệnh nhân tử vong trong lúc chờ ghép thận khiến Iran dường như không muốn siết chặt thị trường đen
Các bức tường của Bệnh viện Hasheminejad ở thủ đô Tehran – Iran phủ đầy quảng cáo mua bán liên quan đến một “ món hàng” khác thường: thận người. Cả người mua lẫn người bán đều cung cấp đầy đủ thông tin về mình như nhóm máu, độ tuổi và số điện thoại.
Chênh lệch cung cầu
Đây là minh chứng cho sự bùng nổ của hoạt động buôn bán thận ở đất nước đang có thị trường thận hợp pháp này. “Trong suốt 3 thập kỷ qua, các bệnh nhân đã mua thận của người nghèo. Đau đớn thay khi một số người phải bán thận để trang trải cuộc sống” – Bộ trưởng Y tế Iran Hassan Ghazizadeh Hashemi thừa nhận.
Một thanh niên Iran đang chờ được ghép thận Ảnh: THE GUARDIAN
Video đang HOT
Theo thống kê chính thức, Iran có khoảng 9 triệu bệnh nhân tiểu đường (gần 1/10 dân số nước này), trong đó 5 triệu người đang vật lộn với chứng bệnh suy thận. Theo ông Hashemi, khoảng 25.000 bệnh nhân đã chính thức đăng ký và chờ đến lượt được ghép thận. Tuy nhiên, chỉ 2.500 ca phẫu thuật ghép thận được thực hiện mỗi năm. Ngoài ra, 1.000 ca khác diễn ra mà không được báo cáo cho Tổ chức Thận Iran – cơ quan phụ trách việc đăng ký của người mua và bán thận.
Giá chính thức của 1 quả thận đã tăng từ 2.650 USD trong năm 2013 lên đến 4.400 USD vào 2 năm nay. Trong một lần trả lời hãng tin Fars, ông Darioush Arman, Tổng Thư ký Tổ chức Thận Iran, khuyên bệnh nhân không tìm đến thị trường “đen” vì giá ở đó cao hơn.
Thế nhưng, những người đang ở lằn ranh sống chết không thể chờ đợi lâu. Tại Bệnh viện Hasheminejad, ông Mohammad Reza, 45 tuổi, cho biết vợ ông chờ ghép thận 1 năm nay và ông đã tự tìm được một phụ nữ trẻ đồng ý bán thận với giá 13.000 USD, cao hơn giá của thị trường chính thức.
Vận động hiến tặng
Sự gia tăng số người suy thận hằng năm ở Iran càng làm tình hình xấu đi. Ngoài ra, nhà chức trách y tế nước này tiết lộ mỗi ngày có 10 bệnh nhân chờ ghép thận tử vong.
Trong bối cảnh đó, dường như Bộ Y tế Iran không thể và không muốn kiểm soát quá chặt chẽ hoạt động mua bán thận. Bộ trưởng Hashemi đặt vấn đề: “Chúng ta có cấm được người dân tự nguyện trả tiền mua thận không? Dường như chúng ta vẫn phải lờ đi bởi một số bệnh nhân có thể chết nếu không được ghép thận kịp thời”.
Về lâu dài, một trong những cách thức ngăn chặn việc mua bán thận là cải thiện thái độ của người dân đối với chuyện hiến tặng thận. Hiện nay, tỉ lệ ghép nội tạng ở Iran là 25/1 triệu người, thấp hơn mức trung bình của thế giới.
“Nhà chức trách nên vận động người nhà bệnh nhân hiến thận. Mọi người cần biết rằng con người có thể sống chỉ với 1 quả thận. Ngoài việc phổ biến cho người dân thông qua các tổ chức phi chính phủ và độc lập, chúng ta cần dành ngân sách đáng kể để ngăn ngừa bệnh tiểu đường và suy thận” – một chuyên gia về thận ở Bệnh viện Hasheminejad gợi ý.
LỤC SAN
Theo_Người lao động
Nga: Tổng thống Mỹ Obama không chia buồn vụ rơi máy bay ở Ai Cập
Điện Kremlin nói rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không gửi lời chhia buồn đối với vụ rơi máy bay Nga ở Ai Cập khiến 224 người thiệt mạng.
Hãng tin TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin, Dimitry Peskov cho biết, Nga nhận rất nhiều lời chia buồn từ những người đứng chính phủ của các nước trên thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đáp lại bằng những lời cám ơn sau đó.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Obama đã không gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân trong thảm kịch này. Khi nói chuyện với Ngoại trưởng Nga Lavrov, ông Kerry đã gửi lời chia buồn từ người dân Mỹ, ông Peskov cho biết. Có lẽ Điện Kremlin không thể giải thích được vì sao ông OBama không đưa ra lời phát biểu nào, ông Peskov nói thêm
Ông Peskov cho biết đối với người Nga, điều quan trọng bây giờ là giúp đỡ gia đình của các nạn nhân và xoa dịu nỗi đau cho họ, hơn là nghĩ đến phản ứng của giới chức Nga sau khi ông Obama không gửi lời chia buồn với tư cách cá nhân.
Người phát ngôn Điện Kremlin cũng không bình luận về thông tin, vệ tinh Mỹ chụp được hình ảnh chớp sáng ở thời điểm máy bay Nga gặp nạn tại Ai Cập. "Chúng tôi vẫn đang tiến hành nhiều cuộc điều tra riêng rẽ. Nhà chức trách Ai Cập cũng mở cuộc điều tra".
Máy bay Airbus A321-200 mang số hiệu KGL9268 của hãng hàng không Kogalymavia (Nga đã gặp nạn trong hành trình từ lịch Sharm el-Sheikh đến St. Petersburg ngày 31/10. Toàn bộ 224 người trên máy bay đều đã thiệt mạng.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Hệ lụy tệ hại từ thảm kịch máy bay Nga Nguyên nhân khiến chiếc máy bay Nga chở 224 người vỡ tung trên bầu trời Ai Cập ngày 31/10 vẫn chưa rõ. Nhưng thảm kịch này đã khiến nhiều hãng hàng không dừng hoạt động trong khu vực - chẳng khác nào một cú đòn giáng vào ngành du lịch vốn đang lao đao của Ai Cập. Và nếu đúng máy bay bị...