Món gỏi “cầu kỳ” nhất Việt Nam: Từ tên gọi, nguyên liệu đến cách thưởng thức đều phức tạp, có tiền chưa chắc ăn được
Đã bao giờ bạn nghe qua hay có cơ hội thưởng thức món “ gỏi nhệch” chưa?
Việt Nam ta còn đó biết bao món ngon mà chắc chắn bạn chưa từng biết đến. Bản đồ ẩm thực trải rộng khắp 3 miền, mỗi tỉnh thành lại có những cách chế biến và thưởng thức khác nhau. Hỏi sao mà mỗi lần có người đăng bài giới thiệu một món mới lên các group review ăn uống trên Facebook là kiểu gì cũng khiến cả cộng đồng mạng tò mò.
Như mới đây, một bài đăng trong group kín giới thiệu về một món ngon có tên gỏi nhệch, ngay lập tức khiến ai cũng “mắt tròn mắt dẹt” ngạc nhiên. Trên bài viết, anh tài khoản Facebook có tên Ngô Gia Hùng Sơn giới thiệu: “Đây là món gỏi nhệch của vùng đất Hải Hậu, Nam Định. Thật lòng là rất tốn công nhưng ăn ngon lắm luôn. Món này sướng nhất là cách cuốn gỏi. Mình thấy ngon miệng và sướng vô cùng, ăn bao nhiêu cũng không thấy chán!”
Món ăn có tên là “gỏi nhệch” được đang khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Được biết, sở dĩ có tên như vậy là vì món gỏi này được chế biến từ thịt cá nhệch, là một loài cá có thân khá dài màu nâu, trông chẳng khác nào con lươn. Chúng có thể sống trong các môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt với nền khí hậu nhiệt đới, đạt chiều dài trung bình từ 70 cm – 100 cm.
Món gỏi đặc sản này được làm từ thịt loài cá nhệch, thoạt nhìn khá giống con lươn.
Mình cá nhệch trơn nhẫy nên chỉ bắt được bằng cách ra cửa biển đóng đáy hoặc dùng những chiếc xiên răng to và chắc khỏe để đâm. Chúng thường rất khỏe và hung dữ, thế nên việc đánh bắt không phải dễ dàng. Chính vì vậy, mức giá cũng không hề rẻ tí nào. Thông thường, giá niêm yết tại các nhà hàng là từ 500k – 600k/kg, có khi tới mùa hiếm thì bị đội lên tới hơn 1 triệu đồng/kg.
Loại cá này có mức giá không hề rẻ tí nào vì quá trình đánh bắt khó khăn.
Cách chế biến loài cá này cũng rất kỳ công. Cá nhệch được xát muối, có thể dùng tro, lá tre, lá lúa hay lá nhái rửa sạch cho hết chất nhờn, sau đó cắt tiết rồi mổ. Thịt nhệch được cắt thành từng miếng nhỏ, lau khô bằng giấy bản rồi bóp thính gạo cùng một số loại gia vị khác nhau.
Video đang HOT
Ảnh: Trinh Thang Canh, Trinh Đức Thành
Không những vậy, các loại nguyên liệu ăn kèm trong món gỏi này cũng hết sức cầu kỳ. Trong khi ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, gỏi nhệch được gói trong bánh đa nem và sử dụng nước chấm dạng lỏng thì tại Ninh Bình và Thanh Hóa, gỏi nhệch được đặt trực tiếp trên lá sung gói thành hình phễu, chấm với nước chẻo được làm từ xương nhệch xay hoặc giã nhỏ, sau đó bóp với mẻ rồi nấu lên với vị béo thơm đặc trưng.
Các loại nguyên liệu ăn kèm món gỏi này cũng rất cầu kỳ, bao gồm đa dạng các loại rau xanh, gia vị khác nhau.
Ảnh: Khang Nhat Long
Ngoài ra, một số loại rau ăn kèm thêm bao gồm: lá ổi, lá lộc vừng, lá mơ, húng quế, mùi tàu, đinh lăng, rau má, bạc hà, chuối xanh, cúc tần,… Việc chọn lá tùy theo sở thích riêng của mỗi người. Bên cạnh đó, một số vùng còn cho thêm hành khô, gừng, ớt lát mỏng vào cuốn gỏi nhệch ăn cho đậm đà hơn.
@ccn11o493
@huelam
Bỏ cả miếng gỏi to vào miệng nhai, cảm nhận đầu tiên là vị giòn giòn, hơi chát của các loại rau. Tiếp đến là vị béo ngậy của chẻo, vị ngọt bùi, dai giòn của gỏi cá, vị cay nồng, thơm lừng của gừng, sả, ớt,… Tất cả tổng hoà lại với nhau mang cảm giác rất lạ khi lần đầu thưởng thức.
Cách ăn thông thường của món gỏi này là cuốn phần cá nhệch đã được chế biến trong các loại lá và rau xanh, sau đó chấm hoặc cho trực tiếp nước chẻo lên trên. – (Ảnh: @cuchoang31, @thuythuy167, @map.thi)
Hiện nay, gỏi nhệch được xem là đặc sản tại các vùng ven vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Một số món gỏi nhệch nức tiếng ở từng địa phương có thể kể đến như: Gỏi nhệch Tràng Cát (Hải Phòng), gỏi nhệch Thái Thuỵ (Thái Bình), gỏi nhệch Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng (Nam Định), gỏi nhệch Kim Sơn (Ninh Bình), gỏi nhệch Nga Sơn (Thanh Hoá),… Trong đó, gỏi cá nhệch Tràng Cát cùng với gỏi cá mè (Bắc Giang) và gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang) là ba món gỏi cá đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công bố trong danh sách Top 5 đặc sản gỏi nổi tiếng nhất Việt Nam.
@vohuonglan
@kinglynnie
Bình luận bên dưới bài đăng, nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự trầm trồ trước món gỏi đặc sản kỳ lạ này:
- My My: “Ngon lắm nhé, gỏi này mình ăn chỉ cần một ít chuối xanh, lá húng quế, khế, dứa rồi cuốn thêm miếng bánh đa nem ngoài cùng và chấm mắm nêm. Chu choa nghĩ mà thèm!”
- Thịnh Tân: “Chỗ em muốn ăn lại mệt đó bác, không phải lúc nào cũng có. Thi thoảng vào nhà hàng là cứ 1 triệu/kg lận đấy!”
- Toby Trang: “Quê mình cũng ở Hải Hậu, Nam Định mà lần đầu nghe món này luôn. Mang tiếng sống hơn 2 chục năm ở quê hương làm gì không biết!”
- Hoàng Lan: “Ngày mới lấy chồng thấy bên nhà chồng ăn mà mình khiếp. Chồng cứ ca tụng mãi mình mới chịu thử 1 miếng xem thế nào. Ai ngờ đớp một phát chục miếng liên tục, đến giờ nghiện luôn!”
@ooo0mrk0ooo
@jolie_le
Nếu có cơ hội đặt chân đến những địa phương kể trên, hãy thử tìm kiếm và thưởng thức món đặc sản nức tiếng này bạn nhé!
Thông xe, đưa vào khai thác cầu Thịnh Long - Nam Định trị giá 1.158 tỷ đồng
Cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển Nam Định được đưa vào khai thác sẽ kết nối QL21 với TL 490C, rút ngắn thời gian, chi phí đi lại; kết nối các KCN trong vùng.
Cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ, kết nối hai huyện ven biển Nghĩa Hưng và Hải Hậu của tỉnh Nam Định được xây dựng trong vòng 24 tháng.
Cách đây ít phút, tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Nam Định và Liên danh nhà thầu thi công Hanshin Engineering & Construction Co.,Ltd - Công ty Cổ phần cầu đường Long Biên đã tổ chức Lễ thông xe công trình cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định.
Cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ, kết nối hai huyện ven biển Nghĩa Hưng và Hải Hậu của tỉnh Nam Định do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư công trình là 1.158,102 tỷ đồng (54,902 triệu USD), trong đó 970,176 tỷ đồng là vốn vay từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc, 187, 926 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Riêng chi phí giải phóng mặt bằng (50 tỷ) từ nguồn ngân sách tỉnh Nam Định.
Cầu Thịnh Long được thiết kế có tổng chiều dài là 2.359.58 m, trong đó phần cầu dài 988.47m (19 nhịp), còn lại là đường dẫn hai bên, được thiết kế vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép dự ứng lực. Mặt cầu rộng 12m, gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ...Trước khi cầu Thịnh Long được xây dựng, trong nhiều năm qua, việc qua lại giữa hai huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu (Nam Định) phụ thuộc vào phà Thịnh Long.
Dự án sau khi hoàn thành ngoài việc xóa cảnh đò phà còn tăng hiệu quả kết nối Quốc lộ 21 với Dự án xây dựng tuyến đường trục phát triển nối khu kinh tế Ninh Cơ với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn từ cầu Thịnh Long đến khu công nghiệp Rạng Đông do UBND tỉnh Nam Định làm chủ đầu tư. Dự án cũng góp phần giảm tải lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 21, nâng cao hiệu quả khai thác cho các phương tiện, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch, tăng sức hút đầu tư đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Việc hoàn thành và đưa vào khai thác cầu Thịnh Long còn mang ý nghĩa to lớn để chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cũng như minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả, toàn diện trong lĩnh vực GTVT và hình hữu nghị sâu sắc giữa Chính phủ và Nhân dân hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Cách làm làm gỏi bạch tuộc thơm ngon, bổ dưỡng đãi cả nhà Món gỏi bạch tuộc chắn sẽ chinh phục những thành viên khó tính nhất trong gia đình bạn! Nguyên liệu: - 10 con bạch tuộc - 1 bó miến - 1 trái xoài xanh - 2 trái dưa leo - 5 quả cà chua bi ( bạn có thể thay 1 quả cà chua to) - 1 củ cà rốt - 3 nhánh...