Món chuột đồng nướng sa tế đậm chất miền Tây
Người dân Tây Nam Bộ không lạ gì với con chuột đồng. Loài vật háu ăn lúa này ẩn náu ở những hang đất trên các con đê, hay chui rúc trên đồng ruộng. Nhưng chuột đồng nướng sa tế lại là món ăn ngon, “khoái khẩu” của đấng mày râu.
Vào mùa gặt, đồng lúa nhộn nhịp không chỉ với người nhà nông mà còn có cả lũ trẻ con và thanh niên trong xóm. Cánh phụ nữ thì gặt lúa, trong khi trẻ con và đám thanh niên thì đi đào hang bắt chuột đồng. Cách bắt này có phần vất vả. Phải đốt rơm cho hơi khói phả vào vào hang. Chuột ngộp, không thở được liền bò ra ngoài. Bên ngoài, chú chó đang chực sẵn sẽ đớp lấy chuột. Cũng có thể dùng rọ để chuột tự chui vào.
Cách bắt thứ hai thì đơn giản. Trên cánh đồng, khi đã gặt gần xong, người nhà nông chừa một khoảng lúa rồi đắp mô (bằng cách chồng vài bó lúa đã gặt lên cao như đắp hào) vòng quanh, còn gọi là xoay cù. Đâu vào đấy, người ta quay lại tiếp tục gặt. Khi đã gặt lúa xong, mọi người vạch các mô lúa đã đắp lên. Với kiểu bắt này, có thể thu hoạch được cả rắn, cúm núm, cò,… và trên hết vẫn là chuột.
Do các món ăn chế biến từ thịt chuột ngon, nên giá chuột đồng ở các chợ mùa này không rẻ tí nào. Một ký khoảng 60 – 80 ngàn đồng. Có nơi tính con, một con chừng 8 – 10 ngàn đồng. Đây cũng là cách diệt các loài động vật phá hoại mùa màng, vừa kiếm thêm thu nhập.
Chuột đồng có thể làm được nhiều món như nướng, kho, chiên, xào, sốt… Đặc biệt, món chuột nướng sa tế có thể lạ với nhiều người, nhưng với người dân miền sông nước, quanh năm sống với nghề trồng lúa thì quá quen thuộc.
Cách làm cũng khá đơn giản, như tôm nướng sa tế vậy. Chuột sau khi làm sạch, đem ướp với sa tế và gia vị chừng 15 – 20 phút cho thấm đều rồi chỉ việc đặt lên vỉ nướng.
Thịt chuột cũng có thể nướng bằng bếp nướng điện, nhưng không thể thơm ngon bằng nướng trên than củi. Đặt những chú chuột đã thấm gia vị lên vỉ, nướng khi nào chín đều, dậy mùi thì gắp lên đĩa và dùng.
Món này dùng với rau răm và muối tiêu chanh, muối ớt chanh ngon không kém thịt gà.
Cách làm dưa bồn bồn chua chua giòn giòn ngon tuyệt
Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách làm món dưa bồn bồn chua chua cũng ngon không kém đâu nhé!
Video đang HOT
Dưa bồn bồn muối chua là một món ăn đặc trưng của người dân vùng Tây Nam Bộ, món ăn được làm từ cây bồn bồn (hay còn gọi là cỏ nến) là một loài cây mọc rải rác ở tỉnh miền Tây như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Bởi hương vị thơm ngon đặc trưng mà bồn bồn muối chua đã trở thành món ăn nổi tiếng và được người dân miền Tây sử dụng để đãi khách phương xa ghé thăm.
Cách làm món dưa bồn bồn muối chua vô cùng đơn giản, hãy cùng vào bếp thực hiện món ngon này ngay tại nhà mình nhé.
Thời gian chế biến : 30 phút
Dành cho : 4 người
1 Nguyên liệu chế biến món dưa bồn bồn muối chua
1kg bồn bồn tươi
2 lít nước vo gạo
1 hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa sạch
3 muỗng canh muối
1,5 muỗng canh đường
1 muỗng canh giấm
2 Cách chế biến món dưa bồn bồn muối chua
Bước 1: Nấu nước vo gạo ủ chua
Đầu tiên bạn đổ 2 lít nước vo gạo vào nồi, sau đó cho vào 2 muỗng canh muối và 1,5 muỗng canh đường rồi khuấy đều và đun sôi. Khi hỗn hợp sôi lên bạn sẽ thấy lớp bọt nổi trên bề mặt, lúc này bạn nên hớt hết lớp bọt đó để nước muối chua được trong hơn.
Sau đó bạn để nguội nước và đổ vào tô đậy nắp ủ trong vòng 2 ngày để phần nước gạo được ủ chua lên men và lắng phần cặn xuống.
Bước 2: Sơ chế bồn bồn
Bồn bồn bạn nên lựa chọn những cây có lõi non và tươi. Sau khi mua về bạn sẽ tách phần lõi già xung quanh ra rửa sạch sau đó dùng dao cẩn thận tách đôi bồn bồn ra (lưu ý bây giờ bồn bồn đang còn tươi nên rất giòn dễ gãy nát, bạn nên nhẹ tay khi sơ chế).
Tiếp theo chuẩn bị 1 chậu nước với 1 muỗng muối và 1 muỗng giấm khuấy đều để tiến hành rửa sạch và loại bỏ mủ trên bồn bồn ( bạn có thể sử dụng phèn chua nếu muốn bồn bồn được trắng hơn). Lúc này bạn cho bồn bồn đã được chẻ đôi vào ngâm trong nước khoảng 10 - 15 phút. Sau 15 phút bạn vớt bồn bồn ra và rửa sạch với nước lạnh rồi để ráo nước.
Bước 3: Tiến hành muối chua bồn bồn
Đầu tiên bạn vệ sinh sạch sẽ hũ và để ráo, sau đó bạn cho lần lượt bồn bồn vào hũ. Vì bồn bồn dài nên bạn phải uốn cong bồn bồn rồi bỏ vào, bạn nên uốn nhẹ tay để tránh làm nát bồn bồn sẽ không đẹp và không ngon. Tiếp theo bạn đổ phần nước vo gạo đã ủ chua vào ngập bồn bồn và dùng túi ni lông nước đè bên trên để bồn bồn luôn được ngập trong nước. Và cuối cùng là ủ chua bồn bồn 2 ngày là có thể thưởng thức rồi đấy.
3 Thành phẩm
Món dưa bồn bồn muối chua khi ăn sẽ có kết cấu giòn giòn chua chua dễ ăn. Người dân miền Tây thường thích ăn món này theo nhiều cách như: Trộn gỏi tôm thịt, ăn kèm với cá kho tộ, chấm dưa bồn bồn với mắm tép thì vô cùng ngon miệng và đưa cơm đấy.
Hy vọng qua bài viết bạn sẽ tự tin vào bếp thực hiện món dưa bồn bồn muối chua lạ miệng cho gia đình mình nhé!
Chuột đồng thơm lá mãng cầu xiêm Nói đến thịt chuột mà nhà văn Vũ Bằng từng cho là món ăn chơi "lẫm liệt", dân thích "lai rai" miền Tây hầu như người nào cũng thích. Thậm chí có người còn cho rằng giá trị dinh dưỡng của nó còn cao hơn cả thịt gia súc, gia cầm. Chuột đồng xào lá mãng cầu xiêm Trong cuốn Món lạ miền...