Món chè khoai môn nếp cẩm cốt dừa ngon tuyệt
Món chè khoai môn nếp cẩm cốt dừa là sự kết hợp giữa khoai môn và nếp cẩm dẻo thơm cùng với nước cốt dừa nên có vị dẻo quánh, thơm bùi và ngậy béo.
Món chè khoai môn nếp cẩm cốt dừa ngon tuyệt
Nguyên liệu nấu món chè khoai môn nếp cẩm cốt dừa:
300 gr dừa nạo.
50 gr đường trắng.
10 lá dứa
.1 muỗng canh bột năng.
1/4 muỗng cà phê muối.
1/2 chén nước.
100 gr gạo nếp cẩm.
200 gr khoai môn.
Cách nấu món chè khoai môn nếp cẩm cốt dừa:
Video đang HOT
Bước 1:
Hoà bột năng với nước dão dừa, bắc lên bếp nấu sôi, vừa nấu vừa khuấy đều tay, thêm đường và muối vào đợi tan thì cho nước cốt dừa vào khuấy đều.Thả lá dứa vào để lấy mùi thơm, tắt bếp.
Bước 2:
Khoai môn hấp chín kỹ.Cho đường vào chung với nước dảo dừa, khuấy tan, thêm ít muối cho đậm đà.
Bước 3:
Cho nếp cẩm vào nấu, khi gần chín thì cho khoai đã hấp vào trộn đều, nấu tiếp cho nhừ.Khoai và nếp chín hẳn mới cho nước dão dừa vào trộn đều, chế từ từ và khuấy đều khi thấy chè hơi nhão là được.Lúc nguội, chè sẽ đặc lại vừa ăn.Múc chè ra chén, chế nước cốt dừa lên mặt, dùng nóng.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Cách làm cơm rượu nếp cẩm thơm ngon đúng chuẩn
Học cách làm cơm rượu nếp cẩm giúp chị em nội trợ thực hiện được một món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Nếp cẩm là loại gạo chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Do đó, cơm rượu nếp cẩm cũng được xem là món ăn vô cùng bổ dưỡng, gia đình có thể dùng thường xuyên, chứ không chỉ là món ăn có thể sử dụng trong dịp tết Đoan Ngọ. Mời bạn cùng Yeutre vào bếp chế biến món này theo công thức đúng chuẩn, đảm bảo chất lượng nhé.
Cơm rượu nếp cẩm không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe - Ảnh Internet
1. Nguyên liệu chế biến món cơm rượu nếp cẩm
Chị em không cần quá lo lắng vì nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cơm rượu nếp cẩm khá đơn giản.
Nguyên liệu chỉ bao gồm:
500gr gạo nếp cẩm
20gr hoặc 1,5 men ngọt (thường ở dạng viên)
Lá sen, lá chuối hoặc giấy bạc
Gạo nếp cẩm là nguyên liệu chính của món cơm rượu nếp cẩm - Ảnh Internet
2. Cách làm cơm rượu nếp cẩm
Bước 1: Gạo nếp cẩm mua về đem ngâm với nước trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tiếng. Để không mất công chờ đợi, chị em có thể thực hiện vào buổi tối. Việc làm này giúp thành phẩm sau khi hoàn thành mềm và thơm hơn. Bên cạnh đó, thời gian nấu cơm rượu sẽ được rút gọn lại.
Ngâm gạo nếp cẩm với nước từ 8 - 10 tiếng - Ảnh Internet
Bước 2: Gạo nếp cẩm được đem đi vo sạch, nhặt bỏ những hạt bị hỏng hoặc thóc còn sót lại. Sau đó, chị em nấu gạo trong nồi cơm điện, thêm một lượng nước khoảng xâm xấp, đậy nắp nồi và nấu như cơm.
Trong quá trình nấu, chị em có thể mở nắp nồi ra để kiểm tra xem cơm đã chín mềm chưa. Nếu nước cạn mà gạo chưa chín thì có thể đổ thêm một ít nước sôi rồi nhấn nút cook thêm lần nữa.
Vo sạch gạo nếp cẩm rồi cho vào nồi cơm điện nấu chín - Ảnh Internet
Bước 3: Khi cơm nếp cẩm đã chín mềm, chị em xới ra mâm hoặc đĩa to, dàn mỏng cho nhanh nguội. Trong thời gian này, công đoạn làm men được tiến hành. Theo đó, các viên men ngọt được cạo sạch vỏ trấu bám bên ngoài, tán nhuyễn thành bột mịn, để sẵn trong chén (bát), chờ khi dùng đến.
Dùng dao cạo lớp vỏ ngoài của men và giã thành bột mịn - Ảnh Internet
Bước 4: Khi cơm nếp cẩm đã nguội, cho men vào rây, rắc đều lên bao phủ bề mặt cơm. Tiếp theo, dùng đũa hoặc đeo bao tay trộn đều men với cơm, bọc kín bằng lá sen hoặc lá chuối để ủ cơm rượu nếp cẩm.
Thông thường, mọi người dùng lá sen/ lá chuối ủ cơm để tạo ra mùi thơm ngon đặc trưng. Tuy nhiên, nếu không tìm được các loại lá trên thì có thể thay thế bằng miếng giấy bạc to. Trước khi sử dụng, hãy đục một vài lỗ giữa miếng giấy.
Cho men vào rây và rắc đều lên bao phủ bề mặt cơm - Ảnh Internet
Bước 5: Cuối cùng, đặt một bát nhỏ hoặc một chiếc đĩa sâu vào nồi cơm điện rồi cho gói cơm nếp đã bọc kín lên trên, đậy kín nắp nồi, đem ủ trong thời gian 2 ngày. Đây là khoảng thời gian cơm nếp tiết ra nhiều nước và có mùi thơm đặc trưng của men rượu.
Bạn lấy gói cơm ra và để vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Nếu ủ trong thời gian dài, món ăn có thể gây ra tình trạng say.
Dùng giấy bạc bọc cơm nếp cẩm lại và cho vào nồi cơm điện ủ trong 2 ngày - Ảnh Internet
Bước 6: Sau thời gian 2 ngày, chị em có thể lấy cơm rượu nếp cẩm ra thưởng thức ngay hoặc có thể sử dụng cùng với sữa chua và thạch.
Cơm rượu nếp cẩm chứa nhiều calo nên cung cấp năng lượng lớn cho các hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, chị em cũng không nên ăn quá nhiều vì gây ra cảm giác say. Vậy nên, sử dụng đều đặn mỗi ngày với khối lượng vừa phải khoảng từ 2 - 3 thìa cơm rượu nếp cẩm và ăn kèm với sữa chua sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cơm rượu nếp cẩm ăn kèm với sữa chua và thạch sẽ càng ngon hơn - Ảnh Internet
3. Công dụng của cơm rượu nếp cẩm
Cơm rượu nếp cẩm làm từ gạo nếp cẩm chỉ bỏ vỏ trấu, giữ lại vỏ lụa, cám bên ngoài. Do đó, món ăn này khá giàu dinh dưỡng, bao gồm các chất protit, glucid, lipid, muối khoáng, chất xơ và vitamin nhóm B. Vì vậy, ăn cơm rượu nếp cẩm có tác dụng bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật.
Cơm rượu nếp cẩm giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa nhiều bệnh tật - Ảnh Internet
Cơm rượu nếp cẩm có chứa một lượng sắt cao. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc người bình thường có thể sử dụng 2 lần/tuần để tránh tình trạng thiếu sắt. Bên cạnh đó, cơm rượu nếp cẩm còn giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng và hạn chế tình trạng tai biến mạch máu não.
Thông qua bài viết trên đây, hy vọng chị em đã biết cách làm cơm rượu nếp cẩm thơm ngon đúng chuẩn mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Hoặc chị em có thể thường xuyên làm để gia đình thưởng thức, vì khi dùng điều độ sẽ tốt cho sức khỏe. Chúc bạn thực hiện thành công!
Món chè khoai môn nước cốt dừa ngọt bùi Món chè khoai môn nước cốt dừa với hương vị bùi bùi, ngọt ngọt của khoai môn kết hợp cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa tạo nên một hương vị mà bất kỳ ai cũng ưa thích. Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa...