Món chay: Ngon miệng cùng mì xào nước tương Quảng Đông
Món mì xào chay với nước tương chế biến rất nhanh, không quá phức tạp. Tiết trời mát mẻ mà có đĩa mì xào nóng hổi thì ngon không gì bằng.
Món này rất thích hợp để bạn dùng ăn chay vào ngày mồng một và 15 hàng tháng. Món chay nhưng rất hấp dẫn, sợi mì giòn dai, thơm mùi tương dịu nhẹ và có màu vàng ruộm rất đẹp mắt.
Nguyên liệu làm mì xào:
- 200g giá đỗ
- 2 cây hành lá
- 2 muỗng cà phê nước tương
- 1 muỗng cà phê nước tương đen
- muỗng cà phê dầu mè
- muỗng cà phê muối
- muỗng cà phê đường
- muỗng canh rượu Thiệu Hưng
- muỗng cà phê hạt tiêu trắng xay (không có dùng tiêu đen cũng được)
- 8 cuộn mì trứng (loại sợi dẹt mỏng để chiên, không phải loại làm mì vằn thắn – mua ở các siêu thị. Nếu mua được mì tươi thì càng tốt)
- 3 muỗng canh dầu
Hướng dẫn xào mì nước tương Quảng Đông
Rửa sạch giá đỗ và hành lá. Hành lá thái dọc rồi cùng với giá đỗ trộn sốt đậu nành, dầu mè, muối, đường, rượu và hạt tiêu. Sóc cho đều rồi để qua một bên.
Video đang HOT
Cho mì vào nước sôi đun khoảng 1 phút đối với mì tươi và 2-3 phút đối với mì khô. Vớt ra, trụng vào nước lạnh rồi để ráo nước.
Đun nóng chảo với 1 thìa dầu ăn, nghiêng chảo cho dầu láng đều khắp đáy rồi cho mì vào xào. Trải mì dàn mỏng đều khắp đáy chảo, đảo tròn tay cho nhiệt tỏa đều, khoảng 3-5 phút thấy mì se lại thì lật mặt.
Khi lật mì thì nhớ thêm 1 muỗng dầu xung quanh thành chảo. Mì hơi se lại thì bỏ ra đĩa.
Đặt lại chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu nữa rồi cho hành lá vào đảo qua rồi cho mì vào xào cùng. Lúc xào nhớ hất nhah tay, tách mì ra cho đều. Thêm hỗn hợp nước tương và xào tiếp cho đến khi mì có màu vàng sậm thì thêm giá đỗ.
Đảo vài cái cho giá đỗ tái đi là được. Tắt bếp và trút mì vào đĩa, dọn ăn nóng.
Yêu cầu: Mì giòn mềm, hơi dai và không có nước, vị vừa ăn.
Chú ý: Giống như hầu hết các món xào của Trung Quốc, mì xào yêu cầu lửa thật lớn để đảm bảo sợi mì bên ngoài hơi giòn nhưng bên trong vẫn mềm. Dùng chảo sâu lòng đặc trưng để xào món này sẽ dễ dàng thao tác hơn.
Cách làm ruốc nấm hương thanh đạm cho cả nhà
Cách làm ruốc nấm hương tại nhà không chỉ dễ thực hiện mà còn vô cùng tiết kiệm. Đặc biệt, món chay này còn rất thích hợp cho những ai ăn kiêng, thừa cân, người bị bệnh liên quan tới tim mạch, tiểu đường...
Để làm được ruốc nấm hương chay, bạn chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành theo các bước của kênh cẩm nang Ameovat.com như sau.
Chuẩn bị nguyên liệu cho cách làm ruốc nấm hương
Chân nấm hương: 300 gram
Muối ăn: 1 thìa cafe
Hạt nêm từ rong biển: 1 thìa cafe
Dầu thực vật: 3 thìa cafe
Dụng cụ: nồi, chảo, lọ thuỷ tinh...
Chân nấm hương làm ruốc - cách làm ruốc nấm hương
Cách làm ruốc nấm hương
Bước 1: Làm sạch chân nấm
Châm nấm hương khô sau khi mua về bạn dùng dao làm sạch phần mấu, mắt hay các vết sâu bám. Tiếp theo, đem rửa sạch chân nấm dưới vòi nước sạch.
Chuẩn bị một tô nước ấm nóng (khoảng 70 độ C). Cho nấm đã rửa sạch vào ngâm trong nước ấm nóng với thời gian 15 phút. Ngâm xong, đem xả sạch nấm một lần nữa cho nấm được mềm hơn nhưng vẫn giữ được độ cứng, không bị nát.
Làm sạch chân nấm - cách làm ruốc nấm chay
Bước 2: Xé ruốc nấm
Dùng tay hoặc đầu mũi dao xé sợi nấm. Lúc này, bạn nên xé càng nhỏ thì nấm càng bông ngon. Lưu ý là trong quá trình xé, bạn vẫn phải đảm bảo giữ nguyên được sợi nấm chứ không được xé nát vụn.
Xé nấm xong, vẩy nấm cho thật ráo nước rồi để hong chừng 30 phút ở nơi khô thoáng cho nấm được se lại. Sau 30 phút, cho nấm vào cối và giã cho bông tơi lên.
Ở công đoạn này, bạn có thể dùng đến máy xay để làm tơi nấm. Tuy nhiên vì nấm mềm hơn thịt rất nhiều nên khi dùng máy để đánh, bạn cần hết sức khéo léo để tránh nấm bị vụn nát.
Xé ruốc nấm - ruốc nấm hương
Bước 3: Làm ruốc nấm
Chuẩn bị một chiếc chảo sâu lòng sau đó đặt lên bếp và đun nóng chảo. Khi chảo đã nóng, cho hết nấm hương đã giã nước nóng ngâm chân nấm vào chung. Đun sôi chảo nấm với mức lửa to để nấm được mềm đều.
Khi nước nấu nấm bắt đầu cạn, bạn hạ nhỏ lửa và nêm gia vị theo tỉ lệ: 1 thìa cafe muỗi 1 thìa cafe hạt nêm 1,5 thìa cafe dầu ăn. Vừa đun, bạn vừa đảo đều tay để nấm được ngấm gia vị. Bạn có thể điều chỉnh lại gia vị theo khẩu vị riêng của cá nhân.
Xao nấm đều tay, liên tục cho đến khi sợi nấm bốc hơi nhiều, nấm bắt đầu khô lại là được. Tắt bếp và xao trên chảo nóng chừng 5 phút nữa thì nhấc chảo ra khỏi bếp rồi để ruốc nấm được nguội tự nhiên.
Ruốc nấm nguội, bạn cho ruốc vào lọ thuỷ tinh khô, sạch sau đó đậy kín nắp lại. Bảo quản ruốc nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát và sử dụng trong thời gian từ 5 - 7 ngày. Trường hợp bạn bảo quản ruốc nấm ở ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản sẽ rơi vào từ 10 15 ngày.
Xao ruốc nấm - ruốc nấm chay
Một số mẹo nhỏ chọn chân nấm hương làm ruốc
Chân nấm hương là phần chứa nhiều dinh dưỡng, giá trị chữa bệnh nhất của cây nấm. Do vậy khi chọn chân nấm hương để làm ruốc, bạn cần lưu ý một số điểm như sau.
Nên chọn những chân nấm có độ dài và to vừa phải. Không nên chọn phần chân nấm quá ngắn hay quá mập vì khi làm ruốc sẽ bị vụn.
Bạn có thể tìm mua chân nấm hương tại các cửa hàng thực phẩm khô hoặc đặt mua trên mạng. Tuy nhiên cần chọn những địa chỉ bán hàng uy tín để tránh mua phải loại chân nấm khác, chân nấm để lâu...
Ruốc nấm - cách làm ruốc nấm
Ruốc nấm là món chay khá dễ ăn mà hàm lượng dinh dưỡng có lợi lại không thua gì các loại thịt lợn, thịt gà. Vì vậy, bạn có thể áp dụng cách làm ruốc nấm này để phục vụ cho các bữa ăn thường nhật, các dịp rằm hoặc cho những ai đang muốn giảm cân, ăn kiêng...
Chuyên mục nội trợ nấu ăn trên kênh cẩm nang đời sống gia đình Ameovat.com chúc các bạn thực hiện thành công món ruốc nấm này nhé.
Lấp đầy chiếc bụng đói với top 5 quán ăn tối quận 6 Quận 6, TP.HCM nổi tiếng về văn hoá ẩm thực đa dạng. Tổng hợp các quán ăn tối ngon, bổ, rẻ cực chất lượng tại quận 6 nên thử khi tới. Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm quận 6 và chưa có ý tưởng gì hay ho cho bữa tối của mình, hãy tham khảo những quán ngon dưới đây...