Món cháo “xua” giá rét
Khi tiết trời giá lạnh, việc lựa chọn và chế biến các món ăn bài thuốc (dược thiện) có công dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chủ động phòng chống các bệnh lý do hàn tà gây nên là hết sức cần thiết.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, khi tiết trời giá lạnh, việc lựa chọn và chế biến các món ăn – bài thuốc (dược thiện) có công dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chủ động phòng chống các bệnh lý do hàn tà gây nên là hết sức cần thiết. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Cháo thịt dê:
Thịt dê 250g rửa sạch, thái miếng nhỏ đem luộc với một củ cải cho hết vị gây, sau đó bỏ hết củ cải ra rồi cho 150g gạo vào hầm nhừ thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, đặc biệt phù hợp với người già trong những ngày đông giá.
Tôm nõn 50g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, cho thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: bổ thận tráng dương, làm ấm cơ thể, đặc biệt thích hợp nhất đối với người có thể chất dương hư biểu hiện bằng các chứng trạng như sợ lạnh, đầu choáng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, suy giảm khả năng giường chiếu.
Cháo cá mè:
Video đang HOT
Thịt cá mè 150g đã lọc hết xương, thái miếng, trộn với muối và một chút gừng thái chỉ, cho vào nồi cháo gạo đã ninh nhừ, đun thêm vài phút, múc ra ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ ích vị, thông kinh hoạt lạc lạc, chống lạnh, thích hợp nhất đối với những người tỳ vị dương hư biểu hiện bằng các chứng trạng mệt mỏi, sợ lạnh, đầy bụng chậm tiêu, đi lỏng.
Hải sâm 2 con đã ngâm nước cắt thành lát, cho thêm 10 quả táo hầm cùng với 150g gạo thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng vị, bổ thận ích khí, ấm lưng trừ lạnh.
Cháo hẹ:
Gạo tẻ 150g đem nấu thành cháo rồi cho 100g rau hẹ đã thái nhỏ đun sôi vài phút là được, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ tỳ và thận dương, đặc biệt thích hợp với những người dương khí hư suy, lưng gối lạnh và đau.
Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ đã bóc vỏ 100g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem hầm nhừ thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức sức chống lạnh cho cơ thể.
Theo Sức khỏe đời sống
Chăm sóc người bệnh ung thư trong mùa đông
Thời tiết giá lạnh khiến nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư bị tác động xấu tới sức khỏe, đôi khi biểu hiện khá "kín đáo".
Giữ ấm trong mùa đông giúp bệnh nhân có thể trạng tốt hơn - ẢNH: PHƯƠNG LINH
Th.S-BS Võ Quốc Hoàn, công tác tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện (BV) Ung bướu Hà Nội, cho biết thời tiết giá rét ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân ung thư, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị.
"Không chỉ được điều trị phù hợp với từng cá nhân, người bệnh ung thư cần được chăm sóc y tế, nâng đỡ tinh thần và sẻ chia những khó khăn gặp phải. Những ngày đông giá rét, trong phòng, bên cạnh việc tăng cường các thiết bị làm ấm như: điều hòa, máy sưởi, chăn ấm, duy trì hệ thống nước nóng sinh hoạt... cho người bệnh, chúng tôi cùng các nhà tài trợ tặng khăn ấm, trao quà cho người bệnh khó khăn. Sự quan tâm đó cũng là mong muốn gia đình và bệnh nhân chủ động hơn trong bảo vệ sức khỏe của mình", TS-BS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết.
Cũng như các bệnh mạn tính khác, bệnh nhân ung thư có thể gặp khó khăn để thích nghi với thay đổi thời tiết đột ngột và dễ mắc các bệnh như: dị ứng thời tiết, viêm đường hô hấp (cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phổi), đau nhức xương khớp, tai biến mạch máu não...
Ngoài ra, một số tác dụng phụ của các phác đồ điều trị ung thư có thể trầm trọng hơn khi thời tiết giá lạnh.
Bác sĩ lưu ý, các biện pháp điều trị ung thư có thể gây các tác dụng phụ như mất nước, giảm cân, mệt mỏi, thiếu máu... làm bệnh nhân dễ bị chứng hạ thân nhiệt (hypothernima) khi gặp lạnh. Hóa chất trong điều trị ung thư như Oxaliplatin làm cơ thể tăng mức nhạy cảm hơn với nhiệt độ (nóng hoặc lạnh), khiến bệnh nhân khó thở khi tiếp xúc với không khí lạnh.
Trái lại, một số hóa chất khác lại gây giảm cảm giác thần kinh ngoại vi, khiến bệnh nhân có thể không cảm nhận được đầy đủ mức độ rét lạnh của thời tiết, do đó dễ làm cơ thể nhiễm lạnh, bỏng lạnh.
Vì vậy, bệnh nhân cần chú trọng giữ ấm, đặc biệt là vùng mặt cổ, nhằm giúp cơ thể chống đỡ với những bất lợi do thời tiết tác động.
Bên cạnh đó, truyền hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến tủy xương gây hạ bạch cầu, giảm sức đề kháng của cơ thể, khi đó bệnh nhân ung thư dễ bị nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là dễ nhiễm cúm khi thời tiết thay đổi. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và các vitamin để tăng cường sức đề kháng.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên được tiêm vắc xin phòng cúm nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch chống đỡ với bệnh tật. Lưu ý, các loại vắc xin cúm dạng xịt mũi có chứa dạng suy yếu của vi rút cúm, tức dạng vi rút "còn sống" không nên dùng cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, trời lạnh cũng làm cơn đau nặng hơn ở các bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để được chỉnh liều thuốc giảm đau hợp lý.
Th.S-BS Hoàn chia sẻ, bệnh nhân ung thư bên cạnh phải chống chọi với bệnh tật còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó, thời tiết là một yếu tố hay gặp, đặc biệt là thời tiết mưa rét ở miền Bắc. Thực tế trên đòi hỏi các bác sĩ, điều dưỡng cần tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu rõ để biết cách bảo vệ sức khỏe.
Người bệnh và người nhà cũng cần chủ động bảo vệ bản thân và nên trao đổi sớm các bất thường với thầy thuốc để được hướng dẫn, chăm sóc y tế kịp thời.
Theo thanhnien
Thanh niên Trung Quốc sống khỏe bằng ăn cháo, ngâm chân Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc tìm đến các phương thức chăm sóc sức khỏe cổ truyền như ngâm chân nước nóng hoặc ăn canh. Cách đây ba năm, Tian Rui (Trung Quốc) phải nằm viện hai tuần sau khi ngất xỉu trên cầu thang. Cô được chẩn đoán thiếu máu và viêm amiđan. Coi sự cố như lời cảnh tỉnh, Tian...