Món cá suối – kiến vàng bọc lá chuối nướng
Kiến vàng được người Ê đê xem là nguyên liệu, gia vị đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của mình. Chính vì vậy, nhiều món ăn chế biến cùng kiến vàng đã trở thành đặc sản nổi tiếng như muối kiến vàng, canh chua kiến vàng, gỏi kiến vàng, cá suối – kiến vàng xiên que nướng…
Người Ê đê còn có món cá suối – kiến vàng bọc lá chuối nướng vô cùng thơm ngon, lạ miệng. Tuy nguyên liệu đơn giản nhưng cách chế biến đặc biệt của người Ê đê khiến món ăn trở thành đặc sản không lẫn vào đâu được.
Cá suối – kiến vàng được bọc lá chuối rồi nướng trên than hồng
Khi cần nguyên liệu cá nước ngọt để chế biến món ăn, người Ê đê thường tự mình đi đánh bắt các loại cá sông, cá suối. Chính vì vậy, nguyên liệu bảo đảm tươi ngon. Thịt cá tự nhiên săn chắc, béo ngọt. Các loại cá bắt được như cá lóc, cá trê, cá trắng, cá lăng, cá bống… đều có thể dùng chế biến món ăn này. Cá được sơ chế, bỏ ruột và vảy rồi để ráo nước trước khi ướp gia vị.
Các loại gia vị tẩm ướp khá đơn giản và quen thuộc như muối, bột ngọt, ớt, nén, ngò gai. Gia vị không cho riêng từng thứ vào cá mà được giã chung với nhau thành hỗn hợp. Ớt xanh hay ớt chín đều được, ngắt cuống bỏ vào cối, thêm chút muối, bột ngọt, nén bóc vỏ, chút ngò gai. Tất cả gia vị giã đều nhưng không quá nhuyễn. Hỗn hợp muối này dùng ướp vào cá đã chuẩn bị sẵn trong vòng 30 phút cho thấm đều.
Video đang HOT
Món cá suối – kiến vàng có hương vị đặc biệt, lạ miệng, giúp kích thích nhiều giác quan
Nguyên liệu quan trọng thứ hai là kiến vàng. Người Ê đê thường tìm kiếm những tổ kiến có nhiều trứng để lấy. Kiến và trứng kiến không những tạo vị chua, béo mà còn tăng thêm dinh dưỡng của món ăn. Tổ kiến sau khi lấy cho vào ngâm trong nước hòa chút muối trong vòng khoảng 5-10 phút.
Cá được trộn đều kiến vàng được bọc trong lá chuối trước khi nướng. Người Ê đê hơ lá chuối cho mềm và dai để khi bọc cá nướng trên than không bị rách; đồng thời phải xếp từ 4 – 6 lớp lá chuối chồng lên nhau vì khi nướng lớp lá ngoài cùng thường bị cháy.
Cuối cùng là công đoạn nướng cá, lửa được nhóm lên cháy rực để lấy than, bọc lá chuối đựng cá đặt trên than hồng. Nhờ bọc lá chuối, cá nướng không bị cháy sém bên ngoài mà thịt bên trong vẫn chín đều. Hơn nữa, lá chuối còn tiết ra tinh dầu thấm ngược vào cá tăng thêm mùi hương độc đáo. Có thể thưởng thức món ăn sau khi nướng trực tiếp trên than trong khoảng 15 – 20 phút.
Hương vị đặc biệt, lạ miệng của món ăn còn giúp kích thích nhiều giác quan. Vị ngọt ngon của cá hòa quyện với vị chua chua từ kiến vàng cùng sự đậm đà của các gia vị đã tẩm ướp tạo nên tổng thể hài hòa, hấp dẫn cho món ăn. Cá suối chế biến theo cách này ăn cùng với cơm hay làm đồ nhậu đều thích hợp…
Bò một nắng hai sương chấm muối nguyên con kiến vàng, lạ mà ngon
Bò một nắng 2 sương chấm muối nguyên con kiến vàng của người Ê-đê là đặc sản độc đáo ở Phú Yên. Những miếng thịt bò chín trên than hoa tỏa mùi thơm phức, xé sợi rồi chấm với muối kiến vàng có hương vị thơm ngon, béo ngậy.
Bò một nắng 2 sương mềm và ngọt nhờ chế biến từ thịt bò cỏ. Ảnh: Bizmedia
Nếu Tây Bắc có thịt trâu gác bếp nức lòng khách phương xa, thì cao nguyên Sơn Hòa (Phú Yên) có món bò một nắng 2 sương độc đáo.
Cao nguyên Sơn Hòa là có khí hậu thuận lợi để giống bò vàng bản địa (bò cỏ) sinh trường, làm nguyên liệu cho món thịt một nắng 2 sương. Ở đây, bò được chăn thả tự nhiên trên các đồng cỏ rộng lớn, vùng ven sông bãi. Nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào giúp đàn bò phát triển mạnh, cho thịt chắc, chất lượng thơm ngon.
Khi bò được 5-7 tuổi (bò tơ) thì thịt mới đủ tiêu chuẩn làm món một nắng hai sương. Để có sản phẩm ngon và không dai, người ta chỉ dùng lõi thịt của 2 đùi sau và thăn, loại bỏ gân. Sau đó, thái miếng vừa rồi ướp hỗn hợp gia vị gồm tỏi, hành khô, ớt... trong một giờ đồng hồ.
Kiến vàng cùng với trứng kiến sẽ được đem rang cho khô làm muối. Ảnh: Bizmedia
Tại Công ty TNHH Sản xuất chế biến và Thương mại Hà Trung (Trần Phú nối dài, huyện Sơn Hòa), sau khi thịt thấm gia vị, người ta sấy thịt bằng hơi nóng than hoa trong 2 giờ đồng hồ. Miếng thịt không chín khô như gác bếp, mà chỉ chín 60%, đảm bảo lớp thịt ngoài se lại, trong khi lớp thịt trong vẫn mềm ngọt. Khi ăn, mang thịt áp chảo rồi xé nhỏ dọc theo thớ thịt, dùng ngay. Kỳ công hơn, có thể nướng lại 20-25 phút trên than hoa.
Bò một nắng 2 sương có thể chấm với tương ớt, muối tiêu chanh, nhưng ngon nhất là dùng chung với muối kiến vàng. Thứ gia vị độc nhất vô nhị này là đặc sản của người Ê-đê, Ba-na ở địa phương. Kiến vàng cùng với trứng kiến sẽ được đem rang cho khô, cho vào cối giã chung với ớt, muối, rau ngổ, rau răm và lá then len cho nhuyễn, tạo ra hỗn hợp thơm béo tự nhiên.
Thịt bò một nắng hai sương chín trên than hoa dậy mùi thơm phức, chấm kèm với muối kiến vàng cho vị ngon hấp dẫn. Do là đồ khô, nên đặc sản này có thể vận chuyển xa, thích hợp làm quà biếu tặng. Trung bình, khoảng 1,5kg thịt bò tươi sản xuất được một kg bò thành phẩm. Mỗi năm, vùng Sơn Hòa cung ứng cho thị trường khoảng 15 tấn bò một nắng 2 sương, tiêu thụ nhiều nhất tại Đà Nẵng, Cà Mau và TP HCM.
Rau dớn Món quà dân giã của núi rừng Xuân Sơn Ai đã từng đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn, ngoài thưởng thức những món đặc sản như gà cựa, vịt lam, cá suối...sẽ không thể nào quên được hương vị của một loài rau rừng có cái tên độc đáo: rau dớn. Món nộm rau dớn (Ảnh: Sưu tầm) Rau dớn là một món quà của núi rừng, thuộc họ quyết, có hình...