Món cá “nhà nghèo” ăn “mềm như cháo” thành đặc sản giá vài trăm nghìn/kg
Với hương vị lạ miệng, thịt mềm tan như cháo, cá khoai trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên cá khoai là loài thân mềm, dễ ươn nên sau khi đánh bắt thường được tiêu thụ ngay.
Ở Việt Nam, cá khoai xuất hiện nhiều ở vùng biển các tỉnh từ miền Bắc đến hết miền Trung nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là cá khoai Thái Bình và Quảng Bình.
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì cá khoai có thân thon dài, thịt trắng hồng, không vảy trông giống như những củ khoai. Cách gọi này cũng nhằm mục đích giúp người dân phân biệt cá khoai với các loài cá khác.
Trước đây, cá khoai chưa được nhiều người biết đến nên thường chỉ chế biến đơn giản thành món ăn dân dã của bà con vùng biển, thậm chí dùng làm nguồn thức ăn cho vật nuôi. Nhưng ngày nay, cá khoai đã trở thành đặc sản khoái khẩu được thực khách thập phương ưa chuộng, góp mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn hay quán ăn.
Cá khoai là đặc sản nổi tiếng, có nhiều ở vùng biển các tỉnh từ Bắc vào Nam (Ảnh: Gió Đông).
Ở một số địa phương,… cá khoai còn được gọi là cá cháo vì thịt cá có kết cấu khá đặc biệt, khi nấu chín sẽ mềm tan như cháo, rất dễ ăn (Ảnh: Hoàng Thùy).
Video đang HOT
Từ tháng 9 đến hết tháng 12 âm lịch hàng năm là thời điểm cá khoai vào mùa thu hoạch. Tùy từng nơi mà mùa cá khoai có thể kéo dài tới tháng 2 âm lịch của năm sau. Thời gian này, ngư dân ở các tỉnh như Thái Bình, Nam Định hay Thanh Hóa, Quảng Bình, Vũng Tàu… lại tất bật ra khơi để đánh bắt cá khoai.
Tuy nhiên, cá khoai là loài thân mềm, rất dễ ươn nên sau khi đánh bắt lên, người ta phải mang cá đi tiêu thụ ngay hoặc vận chuyển đến các tỉnh thành lân cận để đảm bảo cá vẫn tươi, giữ được độ thơm ngon, ngọt thịt.
Cá khoai có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như nấu canh tần ô (cải cúc), nấu canh rau cần, nấu canh chua hay đem nấu cháo, nấu lẩu, kho tiêu đều ngon (Ảnh: Huyen Nguyen).
Cá khoai có vị ngọt, tính mát, thịt mềm như cháo nên rất dễ ăn (Ảnh: Cẩm Nhung).
Cá khoai có thể chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng như cháo cá khoai, lẩu cá khoai… nhưng đơn giản và giữ được trọn vẹn hương vị nhất vẫn là món canh cá khoai. Để món ăn đạt chất lượng, người ta phải chọn mua cá tươi rói có mang đỏ, thịt trong suốt, vây ánh hồng tự nhiên và mắt trong suốt, thân còn nhớt, ánh nhũ. Còn cá ươn hoặc ướp đá lâu ngày thường bị vây đen, thịt đục.
Sau khi mua về, người ta đem sơ chế bằng cách cắt đầu, bỏ ruột rồi rửa sạch cá bằng nước muối pha loãng. Dạ dày cá khoai cũng thường được giữ lại vì có độ giòn, vị béo ngậy lạ miệng. Vì thân cá khoai dài nên thường được cắt thành nhiều khúc dài chừng 3-4cm rồi tẩm ướp với các gia vị như mắm, hạt tiêu, gừng, sả, hành tỏi ớt băm nhỏ để tăng độ thơm ngon cho món ăn.
Tùy khẩu vị và sở thích của từng người mà cá khoai được chế biến, nêm nếm gia vị, nguyên liệu khác nhau (Ảnh: Song Anh DC).
Để nấu canh cá khoai, bạn chỉ cần phi thơm hành tỏi với cà chua, cho nước vào nồi đun lên. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, thả cá vào thật nhẹ tay. Vì thịt cá khoai rất mềm nên khi nấu không được khuấy hay đảo nhiều, tránh làm nát cá. Loại cá này cũng chảy nhiều nước nên khi nấu chỉ cần cho lượng nước vừa đủ. Cá chín thì cho thêm hành lá, rau răm hoặc thì là thái nhỏ. Canh cá khoai nấu chua là món ăn dễ chế biến, hương vị ngọt thanh.
Tùy từng địa phương và khẩu vị mỗi người mà cá khoai có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Ở Quảng Bình, lẩu cá khoai là món nổi tiếng nhất. Cá cũng được làm sạch, cắt khúc rồi đem nhúng lẩu, ăn kèm rau và các nguyên liệu như những món lẩu thông thường khác.
Năm 2017, lẩu cá khoai Quảng Bình được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong 100 món ăn – đặc sản đặc sắc của Việt Nam (Ảnh: Hoàng Thùy).
Còn ở thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) có đặc sản khô cá khoai nổi tiếng. Người dân địa phương chế biến cá khoai theo phương pháp truyền thống để bảo quản cá được lâu hơn và tạo thành món ăn có hương vị khác biệt. Để làm khô cá khoai, người ta sơ chế cá thật sạch rồi bắt chéo hàm, vắt ngang những cây sào và phơi nắng rồi sử dụng dần.
Khô cá khoai có thể chế biến thành các món nướng, chiên hay rim đều hấp dẫn (Ảnh: DucHoang Nature).
Từ món ăn dân dã của bà con miền biển, cá khoai nay trở thành đặc sản được thực khách ở khắp các tỉnh thành, nhất là Hà Nội yêu thích và tìm mua. Cá khoai thu mua tại biển khá rẻ nhưng khi được vận chuyển vào trong đất liền được bán với giá dao động từ 170.000-320.000 đồng/kg. Riêng những ngày cuối năm hoặc cận Tết, số lượng cá khoai khan hiếm hơn nên giá có thể cao tới 400.000-500.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, cá khoai dễ ươn sau khi đánh bắt nên thường được mang tiêu thụ ngay hoặc chỉ vận chuyển tới các tỉnh gần biển. Bởi vậy, thực khách ở Thủ đô muốn thưởng thức cá khoai không hề đơn giản, nhà giàu có tiền cũng khó mua.
Bánh dày làng Gàu: Nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Hưng Yên
Làng Gàu thuộc xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, Hưng Yên vốn nổi tiếng với thứ bánh dày dẻo, dai, trắng nõn. Bánh dày làng Gàu cùng với tương Bần và rượu Trương Xá đã làm nên nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Hưng Yên.
Không biết nghề truyền thống làm bánh dày của bà con làng Gàu có từ khi nào, chỉ biết rằng đã từ rất lâu cứ đến dịp giỗ Tổ người làng lại tưng bừng, rộn rã trong việc giã xôi, nặn bánh dày.
Những chiếc bánh dày truyền thống làng Gàu được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp cái hoa vàng. Gạo được ngâm với nước sạch sau đó giã đều tay rồi nặn thành những chiếc bánh giầy trắng tinh, tròn trịa. Công đoạn làm nhân bánh khá cầu kỳ, cần sự khéo léo của người làm, nhân bánh làm từ đỗ xanh, đỗ được ngâm và đãi sạch vỏ, tiếp đến đồ chín rồi giã nhuyễn và cuối cùng là nắm thành những nắm nhỏ xinh.
Đặc sản bánh dày làng Gàu, Hưng Yên. Ảnh: Thegioidisan
Khi bột và nhân đã làm xong người làm sẽ tra nhân vào giữa rồi nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon. Nếu muốn có bánh nhân mặn thì người làm cho thêm thịt nạc băm hoặc xay nhỏ rồi xào với đỗ xanh để làm nhân. Nếu người dùng thích bánh ngọt thì thêm đường vào nhân đỗ xanh là được. Sau khi đồ xong, bánh sẽ có màu trắng tinh, tròn trịa, dẻo dai và mùi thơm ngon đến khó cưỡng.
Người làng Gàu kĩ lưỡng tỉ mẩn trong việc chọn gạo làm bánh. Sau khi thóc được xay xát, người già và trẻ nhỏ được phân cho công việc "chọn gạo". Gạo hạt phải mẩy, chắc. Những hạt sâu lép được bỏ loại ra ngoài. Phải như vậy, khi thành phẩm cả miếng bánh mới đạt độ trắng trong như gái son trẻ.
Bánh dày làng Gàu trắng dẻo, thơm ngon có hương vị đặc trưng đã trở thành một đặc sản của quê hương. Trong dịp lễ, tết mâm cỗ của người dân nơi đây không thể thiếu đặc sản bánh giầy. Người dân điạ phương cho rằng bánh dày có ý nghĩa hòa hợp và hạnh phúc bởi vậy mà có câu:
Bánh tét lá mật cật Phú Quốc Bánh tét lá mật cật sẽ là khám phá thú vị về đặc sản ẩm thực độc đáo của Đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang). Bánh tét lá mật cật Phú Quốc với hai đầu có hình tam giác. Ảnh: TM Cùng với tiêu, nước mắm Phú Quốc, bánh tét lá mật cật đã góp phần làm đa dạng đặc sản ẩm thực...