Món bún ‘lạ mắt, lạ miệng’ đi ngàn km ra Hà Nội, khách Thủ đô nườm nượp đến ăn
Món bún ‘màu lạ’ – sợi bún đỏ cam tại một quán ăn trên đường Chùa Láng đang thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của nhiều thực khách Hà Nội.
Được biết, đây vốn là món bún đỏ nổi tiếng tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Món bún với màu đỏ cam lạ mắt đang “gây sốt” trên mạng xã hội và thu hút nhiều thực khách Thủ đô. Theo tìm hiểu, hàng bún đỏ này nằm trên con phố Chùa Láng, Hà Nội
Ông Phạm Khắc Tuyền – chủ quán cho biết: “Đây là món bún đỏ nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Ba năm trước, tôi được người bạn giới thiệu và mời ăn thử. Vốn có 20 năm làm bún riêu, bún ốc, tôi quyết định thử đưa hương vị Tây Nguyên ra Hà Nội. Thời gian gần đây, sau khi có một số bạn khen ngợi món ăn trên mạng xã hội, khách tìm tới thử rất đông”
Bán bún hơn 20 năm nhưng chỉ đến khi chuyển sang món bún đỏ Tây Nguyên, quán ông Tuyền mới đạt lượng khách “khủng”. “Tôi phải mời đầu bếp trong Buôn Ma Thuột ra dạy công thức trong vài tháng, sau đó thay đổi phù hợp theo khẩu vị thực khách Hà Nội. Qúa trình đó cũng khá kì công”, ông cho biết
Video đang HOT
Tại Buôn Ma Thuột, bún đỏ là đặc sản dân dã xuất hiện ở nhiều nơi. Trên nhiều tuyến đường như: Lê Hồng Phong, Phan Đình Giót, Lê Duẩn… có hàng chục quán bún đỏ liền kề nhau, thực khách tùy ý lựa chọn. Tuy nhiên, ở Hà Nội, thực khách không dễ tìm được một quán bún đỏ. Sợi bún có hình thức giống với sợi bánh canh miền Nam, miền Trung, mang màu đỏ cam tạo nên từ dầu điều
Sợi bún đỏ được chủ quán đặt làm riêng. “Dầu điều được tôi đặt từ Buôn Ma Thuột và mang tới cho cơ sở làm bún tạo màu. Đây là loại “phẩm nhuộm” vô cùng tự nhiên và an toàn cho sức khỏe”, ông Tuyền cho biết
Mỗi bát bún đỏ có nhiều loại nhân khác nhau như riêu tôm, thịt luộc, chả giò, giò tai, trứng cút ăn kèm với các loại rau như rau cần, rau cải, rau muống (tùy theo mùa)
Riêu tôm là món ăn kèm chế biến kì công nhất. Nó được làm từ tôm, thịt xay, trứng, các loại gia vị đặc trưng của Tây Nguyên như mắm, tiêu… Miếng riêu tôm mềm, xốp, thơm thơm ăn khá lạ miệng
Nước dùng được ninh từ xương lợn. Điểm nhấn của nước dùng là loại nước mắm tạo vị đặc trưng được nhập từ Buôn Ma Thuột
Mỗi bát bún tại đây có phần nhân khá đầy đặn so với giá tiền 35.000-50.000 đồng/bát. Theo chủ quán, hương vị món ăn đã được thay đổi để phù hợp với khẩu vị người miền Bắc. Tuy nhiên, ngày cuối tuần, ông Tuyền thường nấu chuẩn vị Buôn Ma Thuột hơn vì đây là thời điểm nhiều người dân quê Đắk Lắk tìm tới thưởng thức
“Món bún đỏ ở quán khá giống hương vị bún đỏ Đắk Lắk quê mình nhưng nước dùng thanh hơn, ít dầu mỡ, nhiều đồ ăn kèm hơn. Được thưởng thức món ăn quê hương ở Hà Nội khiến mình rất thích thú”, Phùng Diệu Hương, sinh viên Học viện Ngoại Giao chia sẻ
Quán mở từ 10h đến 21h, thường rất đông vào thời điểm 11h30 đến 13h. Quán có không gian thoáng, sạch sẽ, chủ quán và nhân viên nhiệt tình, thân thiện. Tuy nhiên, theo một số đánh giá, nước dùng tại quán không quá đặc sắc. Sợi bún đỏ có màu sắc lạ mắt nhưng hương vị thì không khác các loại bún thường gặp.
Lạc rang thơm lừng con phố
Hà Nội có nhiều món ăn truyền thống được chế biến cầu kỳ. Có một thức ăn chỉ góp phần làm đậm đà thêm những bữa ăn chính của người dân, đó là lạc rang húng lìu.
Để món lạc thơm ngon, phải chọn nhân to, mẩy - ẢNH NGUYỄN VĂN HỌC
Phố Bà Triệu, thuộc Q.Hai Ba Trưng hàng chục năm qua được mệnh là "phố lạc", "phố mùi", bởi hương vị thơm ngon, quyến luyến của hàng chục cửa hàng bán lạc rang trên một con phố khá sầm uất.
Nhiều biển biểu được đính rất giản dị: "Lạc rang bà Vân", hiệu "Bà Kim Quy" rồi "Hiệu cụ Vân", "Lạc rang chính hiệu"... Lạc rang húng lìu vô cùng cầu kỳ trong cách chế biên để tạo nên hương vị độc đáo. Cửa hàng ở 176 Bà Triệu là của cụ Vân, người mang nghề về khu phố này từ hơn 60 năm qua. Ngày nào đi làm về tôi cũng đi qua phố bán lạc bởi nghiện mùi lạc rang, nghiện món lạc nên thường mua về dùng, tặng, giới thiệu tới gia đình, người thân.
Cụ Vân "nhẵn mặt" tôi bởi chẳng những là khách hàng quen lâu năm, mà còn lan tỏa cho nhiều người biết thương hiệu nơi này. Cụ cũng chia sẻ về cách thức sao cho lạc rang ngon.
Bà Kim Quy, một trong những người gìn giữ thương hiệu - ẢNH NGUYỄN VĂN HỌC
Khâu chọn lạc là quan trọng nhất, hạt lạc phải chắc, mẩy, đều, không còn lẫn hạt mốc, lép. Thứ để rang cùng cho lạc bóng, giòn là cát vàng. Cát phải được rửa 10 lần nước cho thật sạch, trong. Khi rang phải đảo đều tay, nhìn hạt lạc vẫn hồng, đỏ nhưng bên trong chín đều. Khâu tẩm húng lìu, mặn, ngọt cũng rất quan trọng. Húng lìu là sự hòa quyện đủ vị thuốc bắc, quế, hồi.
Cụ Vân kể: "Tôi có rất nhiều khách, mối quen. Họ đến cửa hàng tôi, nếu không gặp tôi thì cũng không mua của cửa hàng khác. Dù nhiều người cũng học được cách chế biến lạc khá ngon".
Cụ Vân cũng bộc bạch rằng, mình đã truyền nghề cho 3 người con, đến nay cả 3 người đã tiếp nhận được khoảng 80% kỹ năng của cụ. Mỗi người đều rất khéo tay, chọn lạc tốt, đảo lạc đều, tẩm ướp tốt. Hơn thế, theo cụ Vân, để gìn giữ nghề gia truyền bền vững, con cháu cụ phải luôn giữ chữ tín, bởi đó là điều để khách hàng luôn tìm đến.
Lạc rang húng lìu được đóng vào gói, thường có trọng lượng 5 lạng và 2 lạng, được hút chân không, có dán nhãn hiệu từng cửa hàng. Lạc rang uống bia thật hợp, nhưng "nhâm nhi" vào những ngày mát trời cũng thật tuyệt. Cũng bởi, lạc rang được ướp nhiều hương vị khác nhau nên hợp với khí hậu cả bốn mùa của Hà Nội.
Vào ngày Tết, nhiều gia đình Hà Nội không dùng bánh mứt, mà dùng lạc rang để đãi khách. Có một cửa hàng mà mỗi người ở đó đều giỏi nghề, đó là hàng bà Kim Quy. Bà tự hào bởi gia đình có đóng góp cho thương hiệu "phố lạc" lúc nào cũng thơm lừng, với những vị khách lâu năm vài chục năm.
Hà thành có nhiều con phố đặc trưng và có thương hiệu. Món lạc thân thương cùng những người dân bám nghề cần mẫn, đã góp phần làm đậm giá trị ẩm thực truyền thống của Thủ đô.
Ngan cháy tỏi: Món ăn gây 'thương nhớ' Xuất hiện chưa đến chục năm trở lại đây, nhưng ngan cháy tỏi đã có vị trí trong "bản đồ ẩm thực" Hà Nội. Đơn giản vì một lẽ, ngan cháy tỏi "ngon hết sẩy". Món ngan cháy tỏi - ẢNH N.N.T.A Một năm trước, lần đầu ra Hà Nội. Hai vợ chồng chẳng biết ăn gì nên "ghé đại" một quán ăn...