Món bánh phồng làng Vẽ Hà Nội
Món bánh phồng thì nhiều nhưng dễ mấy ai được thưởng thức món bánh quý tiến vua, đó là bánh phồng làng Vẽ (nay thuộc Đông Ngạc) ngoại thành Hà Nội.
Món bánh phồng làng Vẽ Hà Nội
Món bánh phồng làng Vẽ Hà Nội:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Bánh phồng làng Vẽ được làm từ gạo nếp quê chính cống, chọn trăm hạt như một, loại bỏ kỹ thóc và sạn rồi đem vo sạch để ráo nước, chờ chế nước “bấc”.
Bí quyết làm nước bấc:
Bí quyết chế nước “bấc” quyết định sự thành công của bánh, đó là phải có đủ 5 vị: lá trầu không, quả bồ kết, củ ráy, vỏ cây vông vang và đăng tâm (cây bấc đèn).
Tất cả 5 vị này (được chọn theo tỷ lệ thích hợp, là bí quyết tay nghề) bỏ vào nồi nước đun kỹ, chắt lấy nước “bấc” để nguội bớt, khi nước còn âm ấm thì cho gạo nếp vào ngâm độ nửa giờ rồi vớt ra đem đồ chín thành xôi.
Video đang HOT
Cách làm món bánh phồng:
Muốn làm món bánh phồng, nếu chỉ có một vài người thì không được. Một hội làm bánh ít nhất cũng phải mười người, trong đó có vài ba trai tráng để dận chày giã xôi cho nhuyễn khác nào giã bánh dày.
Còn đàn bà con trẻ thì nặn bánh, nặn vuông vức quân cờ rồi đem phơi nắng dăm bảy lần cho tới khi bánh khô kiệt mới bỏ vào chum vại sành đậy kín cất giữ đến ngày cần làm bánh, ăn bánh mới đem bánh ra rán.
Cách rán bánh:
Rán bánh cũng là một nghệ thuật, phải chọn lựa loại mỡ lợn mới, trắng ngần. Đầu tiên bắc chảo trũng lòng lên bếp.
Bỏ mỡ vào chảo cho nóng già, thả bánh khô, bánh chìm nghỉm, mỡ nóng sôi dần, bánh bắt đầu nổi lơ lửng và bất ngờ nổ tung thành hàng chục cái bánh tròn như quả trứng vịt, trắng xóa mặt chảo, người ta dùng vợt tre chao đi, chao lại cho bánh thật nở rồi vớt bánh ra cái rổ to.
Lúc này mùi bánh đã thơm nhưng chưa ngọt, phải đợi chảo đường bên cạnh sôi nhè nhẹ, bánh được thả vào để khi vớt ra có một lớp áo đường màu trắng bám đều mặt bánh, đến lúc này mới chọn công đoạn của “bánh phồng làng Vẽ”. Cầm một chiếc bánh lên ăn, bánh tan rồi mà cái ngọt, thơm còn đượm mãi trên môi.
Hà Nội: Quán bún ốc nguội gia truyền 3 đời, bà chủ U70 gẩy ốc điệu nghệ như múa
Bún ốc nguội từ lâu đã gắn bó với cuộc sống của người dân Hà Thành, thay vì những bát bún đầy ụ, nóng hổi, bún ốc nguội là món ăn được ưa chuộng hơn hẳn mỗi khi mùa hè đến.
Nhắc đến bún ốc, thường người ta hay nghĩ đến món bún nóng với những con ốc béo giòn và thứ nước dùng chua dịu thơm mùi dấm bỗng. Nhưng bún ốc Hà Nội đâu chỉ có bún ốc nóng, nhiều người dân Hà Thành khẳng định bún ốc nguội mới thực là mỹ vị.
Thức quà có phần cổ xưa ấy giản dị trong hình thức nhưng lại ẩn chứa kỹ nghệ nấu nướng tinh tế.
Đến nay chỉ còn lác đác vài hàng trên phố Nhà Chung, Lương Ngọc Quyến, Bùi Thị Xuân, Phù Đổng Thiên Vương... còn bán. Trong đó, đặc biệt hơn cả có lẽ là quán bún ốc nguội gia truyền 3 đời trên phố Phù Đổng Thiên Vương.
Bà Trần Thị Hòa (67 tuổi) tiếp nối nghề truyền thống của mẹ đến nay đã được 40 năm: "Mẹ tôi người làng Pháp Vân, cả làng tôi ngày xưa đi bán bún ốc nguội. Mẹ tôi đi bán bún ốc từ năm 14 tuổi, còn tôi cũng đi phụ mẹ khi lên 17 tuổi. Khi mẹ già yếu, tôi tiếp quản nghề đến nay đã được hơn 40 năm".
Ẩm thực Hà Nội vốn tinh tế, độc đáo. Vũ Bằng trong "Món ngon Hà Nội" đã viết về bún ốc như thế này: "Đó là một thứ quà, có thể bảo là đã đạt được tới cái đích nghệ thuật ăn ngon của người Hà Nội".
Không phải phở, cũng chẳng phải cốm, món ăn ông nhắc đến ở đây là... bún ốc. Mà lại là bún ốc nguội mới đúng phong vị Hà Thành.
Bà Hòa cho biết: "Muốn có món bún ốc nguội ngon thì con ốc phải thơm, béo và giòn. Người Hà Nội xưa không chỉ ngâm ốc bằng nước vo gạo để ốc nhả hết chất tanh, mà còn ngâm bằng bỗng rượu.
Tiếp theo là cách luộc. Chỉ đổ nước xâm xấp mặt ốc, rắc thêm chút muối, đun to lửa, sôi bồng lên thì mở vung, hạ ngay lửa rồi tăng lửa cho bồng lên. Cứ như vậy đến lần thứ ba thì đổ ốc ra luôn là ốc đã đủ chín, con ốc sẽ giòn".
Bún ốc nguội ăn theo kiểu bún chấm, có một đĩa bún và bát nước có ốc riêng.
Bà Hòa cho biết thêm, đặc biệt vào những ngày đầu năm mới, người Hà Thành thường rủ nhau đi ăn bún ốc nguội, một phần vì Tết đã ăn nhiều bánh chưng giò thịt nên đầu năm đi ăn bún ốc cho thanh mát, giải ngấy. Nhưng quan trọng hơn là người dân tâm niệm, ăn bún ốc đầu năm mới sẽ may mắn.
Mỗi ngày bà Hòa bán được khoảng 40 - 50kg ốc, khi dịch Covid-19 bùng phát số lượng người mua về đông, chỉ lác đác khách ngồi ăn tại quán. Một suất bún ở đây có giá từ 40k - 50k với thịt ốc to, giòn sần sật.
"Tôi rất biết ơn mẹ mình đã để lại cho mình nghề này và tự hào khi mình là một trong số ít người còn lưu giữ nét ẩm thực xưa cũ của người Hà Thành. Hiện tôi truyền lại nghề cho con gái", Bà Hòa nói.
Bún ốc nguội xuất hiện ở Hà Nội từ rất lâu. Đến nay, tuy không thịnh hành như trước và có phần "lép vế" hơn so với bún riêu, bún chả nhưng món ăn vẫn có chỗ đứng trong lòng những người sành ăn.
Hè đến rồi, hãy khám phá ngay những quán nộm ngon nổi tiếng Hà Nội Nộm bò khô luôn là món ăn được mọi người yêu thích khi hè đến. Chỉ đơn giản là đu đủ xanh, thịt bào khô hoặc hoa chuối thái lát mỏng, trộn cùng thứ nước trộn chua ngọt và thêm lạc rang đập dập nhưng mỗi quán lại có một công thức và tạo ra các vị khác nhau Dưới đây là danh...