Món bánh nức tiếng Cà Mau khiến thực khách toát mồ hôi vẫn không thể ngừng ăn
Món ăn khiến thực khách dùng đến đâu xuýt xoa đến đó, một phần vì cay, một phần vì hương vị bùng nổ tuyệt vời trong khoang miệng.
Bánh tằm ăn cùng bì hòa với nước cốt dừa béo ngậy được bày bán ở nhiều hàng quán, khu chợ là món ăn không quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nếu có dịp về Cà Mau, du khách sẽ được thưởng thức một món bánh tằm độc đáo mà chỉ có thể tìm thấy ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
Bánh tằm cay nức tiếng ở Cà Mau. (Ảnh: phan.giang.pisces)
Chẳng cần xuất hiện trong nhà hàng hay các quán ăn cao cấp, bánh tằm cay ngon nhất khi thưởng thức ở các gánh hàng vỉa hè, quán ăn đường phố. Là một món ăn mộc mạc, bình dị nhưng bánh tằm cay vẫn có chỗ đứng nhất định giữa muôn vàn đặc sản kỳ công và đắt đỏ khác. Dù ở độ tuổi nào, là học sinh hay dân văn phòng đều có thể dễ dàng tự thưởng cho mình một dĩa bánh tằm cay thơm ngon.
Có lẽ cũng chính vì vậy, từ lúc nào, món ăn này đã trở thành một phần của ẩm thực đường phố ở Cà Mau. (Ảnh: nguyenfoodalic)
Tuy nói là món ăn dân dã nhưng không vì vậy mà việc làm ra bánh tằm cay được thực hiện qua loa mà trái lại, nó đòi hỏi không ít công đoạn để cho ra được thành phẩm ngon đúng chuẩn.
Gạo dùng để làm sợi tằm phải là loại ngon, được ngâm trong nước lạnh để qua đêm. Sau khi đủ mềm, gạo được đem đi xay thành bột rồi hòa với nước theo tỷ lệ chuẩn, nấu trên lửa nhỏ đến khi bột đạt. Hỗn hợp thành phẩm sẽ được se thành từng sợi bánh trắng tinh tròn tròn nhìn như những con tằm. Đó cũng là lý do món ăn có tên gọi là bánh tằm.
Sợi bánh tằm được làm thủ công là ngon nhất. (Ảnh: foodiebylybeos)
Và cũng như tên gọi của mình, hương vị chủ đạo của món bánh tằm cay nhất định phải thật cay, cay bùng nổ cả khoang miệng nhưng vẫn dành chỗ cho vị beo béo và chua ngọt của các thành phần khác.
Video đang HOT
Dĩa bánh tằm cay hấp dẫn với sắc vàng của cà ri hòa cùng sợi bánh trắng phau và chút xanh của rau. (Ảnh: thanhdifood)
Để tạo ra được chính xác cái vị nồng cay đặc trưng ấy, nước sốt chính là bí quyết tạo nên sự thành công của món ăn. Đối với các quán ăn ở Cà Mau, loại nước sốt chính được sử dụng ở đây là nhân cà ri gà và cà ri xíu mại.
Thực khách có thể lựa chọn vị cà ri gà hoặc cà ri xíu mại, hoặc dùng cả hai. (Ảnh: ngua_tynn)
Thịt gà mềm dai, miếng xíu mại mịn mượt trôi tuột trong cuống họng mang theo những sợi tằm thanh ngọt, hòa cùng nước sốt cay khiến tuyến nước bọt hoạt động không ngừng. Tất nhiên, để thêm phần hài hòa, một dĩa bánh tằm cay không thể thiếu chút giá đỗ, rau quế, xà lách để cân bằng từng lớp hương vị mạnh mẽ bên trên.
Rau quế cùng giá đỗ giúp cân bằng lại hương vị cay nồng của cà ri. (Ảnh: thanhdifood)
Bánh tằm bì không chỉ dân dã, giá cả phải chăng mà có thể ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, từ sáng, trưa, xế, hay tối. Dĩa bánh tằm bì không quá nhiều nhưng đủ để người dùng ăn no bụng mà không cảm thấy ngấy, thậm chí còn để lại chút cảm giác thèm thuồng vấn vương sau khi thưởng thức xong.
Đến Cà Mau mà chưa thử bánh tằm cay thì coi như lỡ mất một trải nghiệm thú vị. (Ảnh: foodiebylybeos)
Nếu muốn biết ẩm thực vùng cực Nam Tổ quốc độc đáo ra sao, nhất định phải thử một dĩa bánh tằm cay chính gốc Cà Mau, bạn sẽ ngạc nhiên với trải nghiệm vị giác mà mình được thưởng thức đấy!
Thèm thuồng món cá "kỳ lạ nhất hành tinh"
Là cá nhưng có hai chân, ngoài việc bơi lội tung tăng dưới nước, nó còn có thể chạy nhảy trên cạn, và khi cần thì leo lên cây chơi! Và điều quan trọng là thịt cá rất thơm ngon, đến mức trở thành đặc sản của vùng rừng ngập mặn Cà Mau.
Là cá nhưng có hai chân, ngoài việc bơi lội tung tăng dưới nước, nó còn có thể chạy nhảy trên cạn, và khi cần thì leo lên cây chơi! Và điều quan trọng là thịt cá rất thơm ngon, đến mức trở thành đặc sản của vùng rừng ngập mặn Cà Mau.
Tổ chức Sinh vật Thế giới từng đề cập đến nhiều con vật kỳ lạ, mà hiểu biết của con người về chúng còn khá sơ sài. Đáng lưu ý trong 6 con vật "kỳ lạ nhất hành tinh" được nêu danh, có cá thòi lòi, một loại cá khá quan thuộc ở Việt Nam.
Cá nướng lá sen - Món ăn tuyệt phẩm của người Cà Mau
Theo các tư liệu, cá thòi lòi sinh sống chủ yếu dưới tán rừng ngập mặn và vùng bãi bồi mũi Cà Mau. Sở dĩ, cá thòi lòi được lọt vào danh sách các loài động vật "kỳ lạ nhất hành tinh" là nhờ có các đặc điểm có một không hai của mình. Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi nhìn "khá xấu" so với các loài cá thông thường khác, bởi đôi mắt lồi ra như ai gắn 2 hòn bi trên đỉnh đầu. Cái tên gọi "thòi lòi" có lẽ cũng bắt nguồn từ chính đôi mắt lồi ra quá cỡ của nó.
Đặc điểm kỳ lạ nhất khiến cá thòi lòi không giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ nó sinh sống được ở vùng nước mặn, nước lợ (nhưng môi trường sống phù hợp nhất của chúng là môi trường nước mặn). Cá thòi lòi trú ẩn dưới hang sâu ngập nước, bơi lội dưới sông, di chuyển trên bùn, chạy nhảy và kiếm mồi trên cạn. Cá thòi lòi thở bằng phổi và mang. Cơ thể của chúng có thể trữ nước trong mang để hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch. Nó có 2 vây trước làm nhiệm vụ của một "đôi tay".
Chính những cấu tạo đặc biệt của cơ thể mà cá thòi lòi còn có một khả năng leo trèo trên cây và từ cành này có thể nhảy sang cành khác một cách rất điêu luyện. Do đó, cá thòi lòi còn có một tên dân gian khác là "cá leo cây".
Thông thường cá thường nằm vất vưỡng để "dạo chơi" trên những rễ cây, nhưng khi có tiếng động là nó tỏm xuống sông bơi, lặn hoặc nhảy lăng tăng trên mặt nước.
Cá sau khi bắt về được rửa sạch
Nếu các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu loài cá này như một hình mẫu đặc biệt về tiến hóa, thì nhiều người lại mê nó vì thịt cá rất đặc biệt, làm được nhiều món ngon.
Tại TP.HCM, cá này có khá nhiều ở Cần Giờ, du khách có thể dùng cần câu để câu cá, rồi đưa cho các đầu bếp chế biến thành món ăn. Cá ở đây khá lớn, thịt ngon.
Các món được làm từ cá thòi lòi rất phong phóng như cá thòi lòi lột da kho tiêu, hấp cách thuỷ, cuốn bánh tráng rau sống, canh chua cá thòi lòi... nhưng ngon và được ưa thích nhất thì không món nào có thể vượt mặt được cá thòi lòi nướng muối ớt.
Ở Cà Mau, để bắt cá thòi lòi, người dân thường thụt hang (đào hang) hay cắm câu vào ban ngày, soi đèn vào ban đêm. Cá thòi lòi khi bị soi đèn vào mắt sẽ bất động nên rất dễ bắt. Nhưng phổ biến nhất và hiệu quả nhất là dùng sà vi (được làm bằng lá dừa nước, hình dáng như một chiếc lọp) đặc vào miệng hang. Sau một thời gian lẩn trốn, cá thòi lòi bò ra ngoài và sẽ vào ngay chiếc sà vi ấy. Cứ thế, người ta mở sà vi ra rồi bắt cá đem về. Cá thòi lòi thông thường cá có trọng lượng 100 gam đến 200 gam/con.
Cá thòi lòi được người dân chia ra làm nhiều loại, con nhỏ thì gọi là cá bống sao, loại cá lớn hơn, như ở Bạc Liêu gọi là cá bống thùng, còn ở Lý Nhơn, Cần Giờ gọi là cá bống nhảy. Thường chỉ có người địa phương mới dễ dàng phân biệt được các loại cá, nhờ vào vây, màu, da... của cá.
Thịt cá mang hàm lượng dinh dưỡng rất cao, vì thực phẩm của nó cũng chính là tôm, cua, còng...
Cá được đánh vẩy sạch sẽ, chà chanh cho bớt mùi tanh, ướp gia vị và để lên nướng trên lửa than hồng.
Du khách đi du lịch Cần Giờ thường ăn món cá nướng
Ở Cà Mau, người dân còn chế biến nhiều món hấp dẫn từ khô cá thòi lòi - Một đặc sản khoái khẩu hiện nay.
Món cá nướng lá sen thơm ngon đến khó tả
Bánh tằm Cà Mau Món bánh ngon dễ ghiền Bánh tằm Cà Mau bình dị như tình người vùng miền sông nước, chẳng cần quán lớn, biển hiệu phô trương mà cứ níu bước chân người. Cà Mau không chỉ nức tiếng với nghề dệt chiếu đã đi vào câu vọng cổ, mà còn thu hút bởi món bánh tằm xíu mại hay cà ri, vừa lạ vừa ngon. Bánh tằm Cà...