Món bánh này làm không cần lò nướng, vừa mềm thơm vừa bổ sung vitamin hiệu quả!
Pudding cam trân châu có vị chua ngọt thơm ngậy pha chút dẻo ngon của trân châu tạo cảm giác ngon miệng.
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Cam 4 quả
2. Trứng 4 quả
3. Đường bột 20g
4. Trân châu gạo nếp 20 viên (có thể làm trân châu gạo nếp vị mè đen, trà xanh, cà phê…)
Cách làm pudding cam trân châu
1
Sơ chế cam và ép lấy nước cốt
Cam cắt bỏ phần đầu, dùng thì múc phần ruột cam ra bát. Ép lấy nước cốt cam. Phần vỏ cam để sang một bên.
2
Trộn cam trứng
Đập trứng vào bát nước cốt cam, thêm đường vào đánh tan.
Rây nước cam trứng qua một rây lọc để được hỗn hợp mịn nhất.
3
Hấp pudding cam trứng chân trâu
Đổ phần nước cam trứng vào 4 quả cam. Sau đó cho vào nồi hấp sôi khoảng 8 phút.
Tiếp đó thêm trân châu gạo nếp vào quả cam. Hấp sôi thêm khoảng 8 phút nữa là được.
Thành phẩm:
Pudding cam trân châu có vị chua ngọt dễ ăn, lại thoảng mùi cam thơm cực kì hấp dẫn. Sau Tết nhà nào cũng nhiều trái cây xin lộc từ ban thờ xuống, ăn không kịp thì bạn hãy làm ngay pudding cam này nhé. Nếu không có viên trân châu lớn này thì bạn dùng trân châu nhỏ hoặc thậm chí không dùng trân châu vẫn được nha!
2 Cách làm bánh đa vừng đen (mè đen) giòn ngon đơn giản ngay tại nhà
Bánh đa mè đen là món nướng gắn liền với tuổi thơ, ngoài ra đây còn là món ăn kèm không thể thiếu cho các món cuốn, món gỏi,...
Video đang HOT
với độ giòn tan cùng với hương thơm của mè, vị béo của nước dừa. Mời bạn vào bếp cùng tìm hiểu 2 cách làm bánh đa mè đen đơn giản ngay tại nhà nhé!
1. Bánh đa mè đen (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Nguyên liệu làm Bánh đa mè đen (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Bột mì 100 gr
Mè đen 50 gr
Nước cốt dừa 60 ml ( lon nhỏ)
Dầu ăn 1 muỗng cà phê
Muối 1 ít
Hình nguyên liệu
Lò nướng, chảo chống dính, tô, muỗng, cây cán bột,...
Cách chế biến Bánh đa mè đen (công thức được chia sẻ từ người dùng)
1
Nhồi bột
Đầu tiên, bạn cho vào tô: 100gr bột mì, 50gr mè đen, 60ml nước cốt dừa , 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1/4 muỗng cà phê muối.
Sau đó, dùng tay trộn đều cho các nguyên liệu kết dính với nhau, tạo thành khối đồng nhất. Sau khi nhào bột xong thì đậy kín bột và để nghỉ khoảng 20 phút.
Kế đến, chia bột thành các phần bằng nhau theo kích thước mong muốn.
2
Cán bột
Áo đều một lớp bột mì khô lên mặt thớt hoặc mặt bàn để chống dính. Tiếp đến, cho từng viên bột lên trên rồi dùng cây cán thật mỏng.
3
Nướng bánh đa
Bắc chảo chống dính lên bếp, sau đó xếp bánh vào chảo và nướng trên lửa nhỏ đến khi bánh khô và hơi cứng lại.
Kế tiếp, bạn cho bánh vào lò và nướng ở 100 - 120 độ C từ 5 - 10 phút đến khi mặt bánh chín vàng, dậy mùi thơm là được.
4
Thành phẩm
Bánh đa mè đen sau khi để nguội sẽ rất giòn, thơm nhẹ mùi hương của nước cốt dừa và mè rang, vừa bùi vừa béo béo, đảm bảo ngon hết chỗ chê!
Những ngày se lạnh mà có món bánh đa mè đen này nhâm nhi là hết sẩy, kết hợp với những món cuốn trộn cũng rất ngon đấy!
2. Bánh đa mè đen
Nguyên liệu làm Bánh đa mè đen
Bột gạo 200 gr
Bột năng 100 gr
Vừng đen 50 gr
Nước cốt dừa 400 ml
Nước 150 ml
Đường 1 muỗng cà phê Muối 1 muỗng cà phê
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Chảo chống dính, lò nướng, tô, vá, cây đánh trứng,...
Cách chế biến Bánh đa mè đen
1
Pha bột
Bạn cho 200gr bột gạo, 100gr bột năng, 150ml nước, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối và 400ml nước cốt dừa vào tô lớn.
Tiếp đến bạn dùng cây đánh trứng khuấy đều hỗn hợp cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn, lưu ý đánh đều tay để tránh bột bị vón lại với nhau. Sau đó đậy nắp lại và cho bột nghỉ 2 tiếng.
2
Trộn vừng với bột
Sau khi để bột nghỉ 2 tiếng, bạn tiếp tục khuấy bột đều tay và cho 50gr vừng đen vào hỗn hợp bột. Tiếp tục khuấy để vừng đen hòa đều với bột.
3
Tráng bánh
Cho chảo lên bếp, điều chỉnh nhiệt độ ở mức nhỏ nhất để tránh việc làm cháy bánh. Khi chảo nóng bạn cho vào chảo một lượng bột vừa đủ tùy theo kích thước bánh mong muốn.
Khi cho bột vào chú ý dùng tay nghiêng chảo để giúp cho bột được tráng đều trên bề mặt. Tiếp theo đó bạn đợi từ 1 - 2 phút cho bánh chín, khi bánh chín thì bột sẽ chuyển từ màu trắng đục qua thành trong suốt là được.
Khi tráng bánh các bạn có thể lật mặt hay không đều được.
4
Làm khô bánh
Sau khi tráng bánh xong bạn đem bánh đi phơi nắng từ 1 - 2 ngày là có thể dùng được, thỉnh thoảng lật bánh trong lúc phơi nhé!
5
Thành phẩm
Bánh sau khi phơi khô, bạn có thể nướng lại với lò nướng trong 7 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Bạn cũng có thể nướng bánh bằng nồi chiên không dầu với nhiệt độ và thời gian tương tự nhé!
Bánh sau khi nướng xong sẽ có màu vàng nhẹ đẹp mắt, mùi thơm bùi của vừng và vị béo của nước cốt dừa hòa quyện trong từng miếng bánh, khi ăn cảm nhận được độ giòn tan hấp dẫn.
Làm thịt tai mũi heo ngâm mắm giòn tan, thơm ngon, chỉ cần nhớ bước này Thịt tai mũi heo ngâm mắm giòn giòn mang vị chua ngọt đậm đà không ngán khi thưởng thức trở thành món ăn chống ngán hiệu quả vào những ngày Tết. Thành phẩm món thịt tai mũi heo ngâm nước mắm không chỉ giòn mà còn đượm vị mặn, cay, chua, ngọt rất hài hòa và đậm đà. Nếu được thưởng thức món...