Món bánh ít trần của má
Thỉnh thoảng ra phố gặp những hàng xôi, bánh bao, khoai… với cái xửng hấp bằng nhôm bốc khói nghi ngút khiến tôi nhớ cái xửng hấp của má ngày xưa cũng y hệt vậy và những món bánh má hay làm.
Thời ấy đa phần nhà con đông, hiếm có chuyện cả nhà kéo nhau đi ăn quà vặt mà thường làm ở nhà với những món như: bánh bèo, bánh căn, bánh xèo, bánh ướt… Hầu như nhà nào cũng có một cái xửng hấp, khuôn bánh căn, bánh xèo, cái thùng bằng thiếc có nắp đậy, khi cần làm món bánh ướt thì bọc màng vải lên trên để tráng. Cái xửng hấp của má tôi ngoài món bánh bèo còn để hấp bánh ít trần – là món ba tôi rất thích. Món ăn thường chạm vào nỗi nhớ, kỷ niệm, tình yêu thương nên ai cũng có hồi ức về món ăn của mẹ ngon nhất trên đời.
Những gia đình đông con hồi ấy còn có cái cối đá xay bột. Những nhà không có cối hay mang đến xay nhờ. Hồi ấy, má tôi xay bột ké nhà bác Tư bên cạnh. Cái bánh ít trần của má được làm khá công phu. Nếp ngâm qua đêm mới xay. Bột mang về đổ vào trong một cái túi vải trắng dày cột lại để trong một cái thau, đặt cái thớt lên trên ép nước ra hết gọi là đăng bột. Trong lúc chờ đăng bột, má tôi ngâm đậu xanh, đãi vỏ, luộc, đánh nhuyễn rồi xào với tôm, thịt, gia vị… Quan trọng nhất, quyết định bánh ngon hay không ở công đoạn làm nhân. Nhân đậu xanh có chút vị béo của dầu mỡ, đậu xanh; miếng thịt nhỏ mềm vừa phải và tôm tươi nõn, dai nhẹ. Mùi hành, tiêu thơm dậy, vị cay thoáng qua đầu lưỡi khiến nhân càng ngon. Nhân để nguội rồi vo viên tròn.
Bột đăng xong nhồi cho mịn, không nhão, không khô, vò viên tròn rồi ép nhẹ thành miếng. Lấy nhân đặt vào miếng bột, má vo thành cái bánh, bỏ trên từng miếng lá chuối cắt tròn nhỏ, rất đều tay. Đó là cái khéo tay của người làm bánh. Cuối cùng là hấp bánh trong xửng. Còn thêm một công đoạn nữa là làm muối mè. Mè rang thơm mà không cháy, cho vào cối giã nhẹ, trộn với đường, xíu muối.
Hồi đó ba tôi thích ăn bánh tráng nướng kẹp với bánh ít trần. Bánh tráng nướng ở Thành (Diên Khánh) luôn có vị ngọt, mặn nhẹ vừa phải ăn rất ngon, rất khác với bánh tráng nướng các nơi khác. Thật khó quên hình ảnh ba tôi cầm cái bánh tráng bẻ ra hai miếng nhỏ, xong ông bỏ cái bánh ít trần và rưới thêm chút muối mè, kẹp lại. Nhìn vẻ mặt tận hưởng của ba, mới hiểu được niềm hạnh phúc làm ra món ăn ngon cho chồng, con của má.
Video đang HOT
Có gia đình riêng, vài lần tôi làm món bánh ít trần từ bột nếp và đậu xanh đãi vỏ sẵn mua ở siêu thị. Tôi cũng xào nhân đậu xanh như má nhưng cái bánh không bằng và ít được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các thành viên trong gia đình nên tôi không làm nữa. Thèm thì mua vài cái về ăn nhưng tôi không thấy ngon như cái bánh của má ngày xưa, vừa lấy ra khỏi xửng hấp, còn nóng, ăn với bánh tráng nướng, giòn rụm. Ngon làm sao!
4 địa chỉ ăn hải sản ngon, giá bình dân ở Nha Trang
Miền biển Nha Trang (Khánh Hòa) hút thực khách bởi nhiều món ăn hấp dẫn, được chế biến từ tôm, cua, ốc, mực... Dưới đây là 5 quán giúp bạn thưởng thức hải sản ngon, bổ, rẻ.
Tuy không phải quán ăn chuyên về hải sản, bánh căn đường Tô Hiến Thành vẫn gây ấn tượng nhờ phần nhân tươi ngọt, hấp dẫn như tôm, mực, hến... Đây là hàng ăn vỉa hè, có khoảng 5-6 bàn, hút du khách ở Nha Trang, đặc biệt sau 17h. Bánh căn tôm có giá 150.000 đồng, là phần ăn đầy đặn, nổi bật của quán. Ảnh: Lea.02.09.85.
Ngoài ra, nếu muốn thử nhiều hương vị hơn, bạn có thể gọi bánh căn thập cẩm, gồm nhiều loại nhân như trứng gà, bò, ba rọi, có giá 70.000 đồng/đĩa. Món ăn ngon nhưng dễ ngán là đánh giá của nhiều thực khách. Nước mắm ăn kèm được nhận xét là không quá đặc sắc. Thang điểm dành cho chất lượng, phục vụ và không gian quán lần lượt là 7,2/10, 6.4/10, 5.8/10. Quán mở cửa từ 16h-21h mỗi ngày. Ảnh: Sk17rina, nadeesha.p.
Với nguyên liệu hải sản tươi sống và cách chế biến công phu, Bình Dân Nhà Tôi - Ngô Quyền được nhiều thực khách yêu thích. Món ăn lạ vị của quán là tôm sú sấy, tiết canh hàu và lẩu cá, với nước dùng chua cay, đậm đà. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử ốc bàn tay, ốc mặt trăng, bào ngư... với mức giá từ 100.000 đồng. Nhược điểm của quán là thời gian ra món khá lâu. Quán gần khu trung tâm thành phố Nha Trang, hoạt động từ 8h-22h30h. Điểm đánh giá chung: 6.7/10. Ảnh: Sherwin.yeo, amandaishungry.
Hải sản Thanh Sương - Trần Phú: Quán có sức chưa đến 400 khách, menu đa dạng, hấp dẫn, là điểm hẹn giúp bạn thư giãn ở phố biển Nha Trang. Tại đây, bạn có thể thử nhiều món ngon như gỏi ốc, sứa, bạch tuột nướng, cơm chiên hải sản... với giá trung bình 70.000 đồng. Ảnh: Biubiu.94.
Nước chấm ngon, đồ ăn tươi, phục vụ nhanh là điểm mạnh của quán. Tuy nhiên, nhiều thực khách cho rằng phần ăn khá ít và đôi khi không được nóng sốt, một số món không có rau, đồ chua ăn kèm nên dễ ngán. Quán nằm ngay ven biển thành phố Nha Trang, mở từ 15h-23h mỗi ngày. Điểm đánh giá chung: 7.1/10. Ảnh: Mayu_carrie, imcunn.
Xuân Anh - Tháp Bà là địa chỉ được nhiều tín đồ món ốc tìm đến ở Nha Trang. Sức chứa của quán khoảng 100 người. Ốc len, bàn tay được chế biến với nhiều phương pháp đa dạng như hấp gừng, xào dừa, sả ớt, luộc, là những món ăn phổ biến tại quán, có giá từ 50.000 đồng. Ngoài ra, quán còn có nhiều món gỏi, lẩu, cháo, nướng hải sản hấp dẫn khác. Ảnh: Angelinadoan97.
Tại đây, bạn có thể lựa hải sản tươi sống trực tiếp tại quầy và nhờ quán chế biến món theo ý thích. Không gian rộng, thời gian lên món nhanh là những ưu điểm của quán. Tuy nhiên, quán ở vị trí xa trung tâm và cách phục vụ không được đánh giá cao, có thang điểm 6.5/10. Giờ hoạt động: 16h-23h30h. Ảnh: Nttthao_2408.
Thưởng thức cháo lòng Di Linh giữa xứ ngàn hoa Những đầu bếp khi đến Đà Lạt du lịch thường cho rằng, nơi đây không chỉ quảng bá thương hiệu ẩm thực địa phương mà còn ngẫu nhiên giới thiệu đặc sản của những vùng miền nơi khác khiến món ăn từ dân dã trở nên nổi tiếng. Cháo lòng Di Linh Bà Mèn (đường Yersin, Đà Lạt) Chẳng hạn như bánh căn...