Món ăn trị bệnh từ thịt gà
Đông y cho rằng, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, lành mạnh phổi, tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy
Ảnh minh họa: Internet
Đông y cho rằng, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, lành mạnh phổi, tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy; có tác dụng bồi bổ cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn.
Thịt gà còn chữa được băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, trừ phong. Do đó thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường. Dưới đây xin giới thiệu một số cách sử dụng món ăn thuốc trị bệnh mà thịt gà là chủ vị.
Dùng cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược, gầy còm, da khô nhẽo: thịt gà trống 150g, bột mì 210g, hành củ 15g, bột tiêu, gừng, các gia vị khác với liều lượng thích hợp. Thịt gà cùng với hành, tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân. Bột mì thêm nước nhào trộn, cán thành bánh. Làm bánh có nhân là thịt gà cùng gia vị, luộc hay hấp chín, làm bữa ăn chính, cho ăn khi đói, ngày 1 lần trong 1 đợt 5 – 10 ngày.
Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai, chóng mặt: gà 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Ăn trong ngày.
Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ: gà mái 1 con, gạo trắng và bách hợp với một lượng thích hợp. Gà làm sạch, mổ moi, bỏ ruột, cho gạo và bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm nước, gia vị, nấu chín ăn.
Dùng cho người mắc chứng viêm gan, phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ bị nôn ói ra thức ăn, ăn vào nôn ra: gà giò 1 con; nhân sâm, đương quy, muối ăn mỗi thứ đều 15g. Gà làm sạch, luộc chín, róc bỏ xương, cho nhân sâm, đương quy và muối ăn vào hầm chín nhừ. Chia ra ăn hết trong một vài lần.
Trị sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung: gồm gà mái giò 1 con, hoàng kỳ 60g. Làm sạch gà, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ mang ra ăn.
Trị đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi: gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Làm sạch gà mổ moi, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói.
Trị suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu: gà trống 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g (hoặc nghệ tươi), hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói.
Video đang HOT
Trị các trường hợp suy nhược, ăn kém, chậm tiêu, đau bụng: gà trống 1 con, riềng, thảo quả mỗi thứ 6g, trần bì, hồ tiêu mỗi thứ 3g. Gà làm sạch chặt khúc, các dược liệu cho vào túi vải xô, thêm nước, hành, dấm, gia vị, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần.
Trị các trường hợp thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay: gà mái ri lông vàng 1 con, xích tiểu đậu 30g, thảo quả 3g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi, thêm nước, muối, mắm, gừng tươi, hành sống; đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ra ăn làm nhiều lần trong ngày.
Hạ huyết áp: gà giò (trống) một con, quyết minh tử 12g, ngũ vị tử 10g, gừng 5g, hành 10g, muối vừa đủ. Gà trống làm sạch, bỏ lòng. Hai vị kia rửa sạch, gừng đập dập, hành cắt nhuyễn, ướp muối lên thịt gà, bỏ gừng, hành, quyết minh tử, ngũ vị tử cho vào bụng gà. Nấu với một lít nước, đun to lửa sau vặn nhỏ. Hầm 60 phút. Mỗi ngày ăn một lần.
Tăng huyết áp, đái tháo đường kèm béo phì: thịt gà 100g, bí đao 200g, đảng sâm 3g, muối một ít. Thịt gà cắt miếng nhỏ cho vào nồi với đảng sâm, nước nửa lít, đun nhỏ lửa, hầm chín. Cho bí đao cắt miếng vào với gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống canh, dùng cùng trong bữa ăn.
Người ốm thiếu máu: gà giò một con, mổ bỏ ruột, nhét một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, khâu lại, nấu kỹ, mỗi ngày ăn một con. Ăn một tuần liền.
Ho lâu ngày, khó ngủ: cũng làm như bài thuốc trên nhưng thay lá ngải cứu bằng lá dâu tằm non và nửa chén gạo nếp (nấu ăn).
Tinh thần mệt mỏi, xương khớp tê nhức: gà ác một con, táo tàu đen 10 quả, hoài sơn (củ mài) 15g, kỷ tử 10g, ý dĩ 30g, vài củ hành tím, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, để nguyên con. Hành tím bóc vỏ, nướng chín; ý dĩ ngâm nước cho nở; ngâm táo tàu 10 phút, vớt ra để ráo. Đặt gà vào thố sứ, cho táo và ba vị kia vào, đổ nước vừa bằng, đậy nắp thố, chưng cách thủy chừng một tiếng rưỡi. Nêm ít đường, muối, rồi thả hành tím nướng vào. 30 phút sau ăn được, rắc ít tiêu bột cho thơm. Ăn nóng, mỗi ngày một lần, từ 7 – 10 ngày.
Suy nhược cơ thể, ho lao, sau khi đẻ gầy yếu: gà mái một con, gạo lứt 100g. Mổ gà, bỏ ruột, nấu lấy nước đặc. Cho gạo lứt đãi sạch vào nồi, đun lửa to, sau nhỏ dần. Nấu cháo loãng, nêm gia vị vừa ăn. Ăn nóng hai bữa sáng, tối.
Chữa đầy bụng: màng mề gà 10g, lá lốt 30g, mộc hương 20g. Các vị thuốc này sao vàng, tán bột, cho bệnh nhân uống ngày 3 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội.
Chữa sỏi mật: màng mề gà 15g, kim tiền thảo 30g, nghệ 15g, hoàng liên 6g, đại hoàng 6g, trần bì 15g, cam thảo 10g. Những vị này sắc lấy 200ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày và uống kiên trì nhiều ngày.
Chữa bệnh trĩ, lòi dom: gà mái già hầm với 15g hà thủ ô, cho một chút nước vừa đủ hầm cách thủy 2 giờ trở lên, ăn cả nước và cái. 2, 3 ngày ăn 1 lần. Tác dụng hòa khí hoạt huyết giữ cho tử cung khỏi sa, khỏi trĩ.
Chữa thiếu máu do thiếu sắt (phụ nữ mang thai, sinh đẻ): màng mề gà 10g, thổ đại hoàng 30g, đan sâm 15g sắc lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 2 lần uống trong ngày, uống khoảng 15 ngày.
Chữa chứng mất ngủ: gan gà 1 bộ, bạch thược 60g tán bột rắc đều vào gan gà đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày 1 lần.
Chữa ho gà: gà 1 con nhỏ 400g, bối mẫu 3g, củ cải trắng 100g. Gà làm sạch mổ moi bỏ nội tạng, bối mẫu tán bột mịn, củ cải trắng rửa sạch cắt nhỏ, cho tất cả vào bụng gà khâu kín đem hấp cách thủy, khi chín chia 2 lần cho bệnh nhân ăn trong ngày, ăn 3 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp dễ có phản ứng mẩn ngứa, nổi ban, khó thở khi ăn da gà, gan gà; khi làm các món gà kho, gà hầm, thêm gừng tươi đập dập hoặc thái mỏng làm gia vị và giải mẫn cảm theo kinh nghiệm dân gian.
BS Hoàng Tuấn Linh
Sức khỏe & Đời sống
Quả chanh leo và những lợi ích siêu bất ngờ
Chanh leo là món bổ sung lý tưởng cho chế độ ăn uống, có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Chanh leo (dây) (thuộc họ lạc tiên - Passifloraceae), tên tiếng Anh là "passion fruit" (có nghĩa: quả nồng nàn), gọi là chanh nhưng không bà con với các cây thuộc họ cam quýt (Rutaceae). Quả chanh dây mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới, được ưa thích không chỉ vì hương thơm nồng nàn quyến rũ mà còn vì lợi ích cho sức khoẻ của nó.
Quả chanh leo và những lợi ích siêu bất ngờ.
Người ta đã chứng minh trong chanh leo có đầy đủ nguồn vitamin A và C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng khác cũng như các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khoẻ. Hạt chanh leo là một nguồn chất xơ tuyệt vời, chính chất cơm nhầy bao quanh hạt làm cho chanh dây có mùi thơm đặc biệt.
Chanh leo là loại trái cây được sử dụng toànthế giớitừ hàng trăm năm nay. Có hơn 500 loại chanh leo khác nhau, với vẻ ngoài đa dạng. Xét về màu sắc, chúng thường có màu vàng hoặc tím đậm, bên trong chứa đầy những hạt mọng nước ngon lành.
Đây là món ăn phổ biến cho bữa sáng, nước ép, đồ ăn nhẹ, và hương vị bổ sung cho các món tráng miệng, salsa, salad.
Có cả một danh sách dài những lợi ích phổ biến được mang lại từ chanh leo nhờ vào chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin có trong loại trái cây này. Tỷ lệ của nhiều khoáng chất và vitamin cao đến bất ngờ. Nhờ vậy, chanh leo là món bổ sung lý tưởng cho chế độ ăn uống, có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Phòng chống ung thư
Chanh leo cũng là một nguồn chống ung thư hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể. Chất chống oxy hóa có trong chanh leo chủ yếu loại trừ các gốc tự do, được biết đến với việc gây biến đổi các ADN của các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư.
Cải thiện sức khỏe mắt
Bên cạnh khả năng phòng chống ung thư, vitamin A còn có thể cải thiện sức khỏe mắt, bao gồm ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và quáng gà. Hơn thế nữa, nó còn đặc biệt hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giúp cho làn da đủ nước và sáng hơn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Chanh leo giàu chất xơ, và một khẩu phần chanh leo có thể cung cấp cho cơ thể con người gần 98% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Chất xơ hòa tan có cả trong phần màng và vỏ, có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Nó có thể giảm các triệu chứng táo bón và thậm chí là ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa như ung thư đại trực tràng.
Điều hòa huyết áp
Nếu bạn ăn một lượng đủ chanh leo mỗi ngày, bạn có thể có được lượng kali cơ thể cần. Điều này giúp thư giãn các mạch máu và thúc đẩy máu lưu thông, giảm căng thẳng cho tim và tăng sức khỏe tim mạch. Hãy đảm bảo là bạn đã có chanh leo cho bữa trưa của mình để giữ cho trái tim khỏe mạnh và các tế bào hoạt động tốt.
Cải thiện tuần hoàn
Khi kết hợp với chức năng giãn mạch của kali, lượng sắt và đồng cao có trong chanh leo có thể thực sự có ảnh hưởng, giúp kích thích hoạt động trao đổi chất trong tất cả các cơ quan hệ thống, tăng năng suất và hiệu quả.
Hỗ trợ bệnh hô hấp, hen suyễn
Các nghiên cứu hiện nay đã chứng minh rằng, sự kết hợp của các chiết xuất khác nhau từ vỏ chanh leo tím tạo ra một hỗn hợp bioflavanoid mới, giúp long đờm, an thần, làm dịu hệ thống hô hấp. Điều này có thể giúp giảm các cơn hen suyễn, thở khò khè, ho gà.
Theo Khỏe & Đẹp
Bào ngư tăng sinh lực quý ông Bào ngư có tính bổ âm, tăng khí, bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới, chống suy nhược cơ thể... Ảnh mih họa: Internet Sau đây là một vài món ăn tham khảo từ hải sản này: Cơm bào ngư: gạo tẻ ngon 100g, thịt bào ngư 100g, mỡ nước hoặc dầu ăn, nước dùng gà, gia vị đủ dùng. Gạo...