Món ăn thuốc từ hải sâm
Hải sâm tên khác là dưa biển, sâm biển, đỉa biển, hải thử được dùng trong Đông y để điều trị một số bệnh như suy nhược thần kinh, các chứng chảy máu, ho, di tinh,…
Hải sâm không chỉ là thức ăn ngon mà còn là dược liệu quý
Theo Đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm; vào tâm thận. Tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các chứng chảy máu, ho, di tinh, liệt dương, tiểu dắt, tiểu buốt, táo bón…
Kiêng kỵ: người bị tiêu chảy, đàm thấp không được dùng.
Xin giới thiệu các thực đơn có hải sâm để chữa bệnh:
Cháo hải sâm: hải sâm 20g, gạo 100g nấu cháo, ăn bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, xơ mạch, suy nhược sút cân, thân nhiệt thấp, da khô nhẽo.
Video đang HOT
Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ: hải sâm, thịt heo, mộc nhĩ, liều lượng tùy ý, thêm gia vị, nấu dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp kích ứng trầm cảm thất thường, táo bón.
Hải sâm nước gừng tiểu hồi: hải sâm 15g, ngâm nước cho mềm rồi đảo qua nước sôi, thêm nước hàng và tiểu hồi nấu nhừ, khi ăn thêm mấy lát gừng giã nát. Dùng cho các trường hợp suy nhược, lão hóa sớm,di hoạt tinh liệt dương.
Hải sâm hầm thịt dê: hải sâm 30g, thịt dê 120g. Hải sâm ngâm nước cho mềm. Cả hai thứ đều thái lát, thêm gia vị nấu canh súp. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu dắt, người cao tuổi suy nhược, lạnh tay chân.
Hải sâm hầm lòng lợn: hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng lợn làm sạch thái đoạn, thêm gia vị và nước với liều lượng thích hợp, nấu súp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng) hoặc có khối u.
Hải sâm chữa lao phổi: hải sâm 500g, bạch cập 250g, mai rùa 1 cái. Sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 25g với nước ấm.
Bổ khí huyết, hạ huyết áp: hải sâm 50g, tỏi 30g, gạo 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng trong ngày.
Thuốc bổ gan hạ huyết áp: hải sâm 50g, đỗ trọng 5g. Cho vào nồi, thêm nước luộc gà (200ml). Nấu nhừ, ăn 1 lần trong ngày.
Theo VNE
Bài thuốc hay chữa tinh dịch dị thường
Mắc chứng tinh dịch dị thường, nam giới thường muộn hoặc không có con. Xin giới thiệu với bạn đọc những món ăn - bài thuốc chữa bệnh này.
Nam giới mắc chứng tinh dịch dị thường có số lượng tinh trùng suy giảm, chất lượng tinh trùng không bảo đảm như tỉ lệ hoạt động thấp, sức vận động suy giảm, số dị dạng vượt quá mức cho phép, thời gian tinh dịch hóa lỏng không bình thường, thậm chí không có hoặc hầu hết tinh trùng bị chết yểu.
Cây cầu kỷ tử và hải sâm đều có tác dụng ích tinh. Ảnh: TƯ LIỆU
Trong y học cổ truyền, căn bệnh này được gọi là chứng nam tử tinh thiểu, nam tử tinh hàn hoặc tinh thanh bất dục. Nguyên nhân của chứng bệnh này rất phức tạp nhưng phần nhiều là do tạng thận hư tổn. Y thư cổ Nội kinh cho rằng thận tinh, thận khí và tinh dịch có mối quan hệ hết sức mật thiết. Bởi vậy, các chứng tinh hàn, tinh thiểu, tinh loãng (tinh thanh) đa phần là do thận tinh và thận khí suy giảm gây nên.
Khi mắc chứng này, ngoài việc dùng thuốc, tập luyện, châm cứu xoa bóp..., các thầy thuốc còn khuyên người bệnh nên sử dụng những đồ ăn, thức uống mang tính ôn ấm, có tác dụng bổ thận sinh tinh.
- Nước cơm: Còn gọi là mễ du, mễ thang... Đây là thứ nước sánh đặc nổi lên trên mặt nồi cơm hoặc nồi cháo, có tác dụng tư âm, trường lực, bổ ngũ tạng, sinh tinh. Nam giới mắc chứng tinh loãng nên uống nước cơm thường xuyên, cho thêm một chút muối.
- Trứng chim sẻ hoặc chim cút: Đông y cho rằng ăn 2 loại trứng này có tác dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, điều hòa 2 mạch xung và nhâm, là thức ăn rất tốt cho vợ chồng bị muộn con. Sách Bản thảo kinh sơ cho rằng trứng chim sẻ tính ấm, có công năng ôn, bổ dương khí ở mệnh môn làm thận âm theo đó mạnh lên, tinh đầy nên dễ có con.
- Thịt chim sẻ: Còn gọi là ma tước nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng tráng dương khí, ích tinh huyết, làm ấm tạng thận. Y thư cổ cho rằng thịt chim sẻ có tác dụng bồi bổ khí của ngũ tạng, làm ấm âm đạo và bổ ích tinh tủy.
- Thận dê: Còn gọi là dương thận, vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy, rất có lợi cho nam giới bị tinh dịch lạnh và loãng. Sách Thực y tâm kính khuyên để chữa chứng thận hư tinh kiệt, dùng thận dê một đôi, lọc bỏ màng mỡ, thái nhỏ, nấu với nước đậu xị làm canh ăn hoặc nấu cháo ăn.
- Thịt chó: Tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ trung ích khí, ôn thận trợ dương, bổ phế khí, cố thận khí, thực hạ tiêu, làm tăng tinh tủy, ấm tì vị, ích khí lực, mạnh lưng gối. Sách Bản kinh phùng nguyên cho rằng những người phần dưới hư suy ăn thịt chó cực tốt.
- Bào thai hươu: Tính ấm, vị ngọt mặn, có công dụng ích thận tráng dương, bổ hư sinh tinh. Theo sách Bản thảo tân biên, bào thai hươu có tác dụng kiện tì, sinh tinh, hưng dương bổ hỏa.
- Hải sâm: Tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, nam giới mắc chứng tinh thiểu, tinh lãnh, tinh loãng ăn đều tốt. Sách Bản thảo tùng tân cho biết hải sâm có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh dương khí, trị được chứng liệt dương. Sách Thực vật nghi kỵ cũng cho rằng hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy.
- Mỡ chim bìm bịp: Có công dụng bổ thận ích tinh, nhuận phế dưỡng âm, được dân gian coi là loại thực phẩm cường tráng tư bổ. Y thư cổ cho rằng mỡ chim bìm bịp có tác dụng làm vững thận âm, sinh tinh tăng tủy, nhuận phế tạng, là thuốc quý cho những người tì thận hư nhược, khí không hóa thành tinh dịch được.
- Nhau thai: Đông y gọi là tử hà xa, thai bàn..., có công dụng bổ khí dưỡng huyết, bổ thận ích tinh. Sách Hội chước y kính viết: Với những chứng lưng đau gối mỏi, thân thể hao gầy, tinh dịch khô kiệt, tử hà xa đều có tác dụng bổ ích.
- Kỷ tử: Tính bình, vị ngọt, có công dụng tăng tinh ích tủy, bổ tinh tráng dương, ích thận minh mục. Đào Hoằng Cảnh, y gia trứ danh, đã viết: "Câu kỷ tử bổ ích tinh khí". Sách Bản thảo kinh sơ cho rằng kỷ tử có khả năng sinh tinh ích khí, phần âm đã đủ thì tinh huyết cũng dồi dào.
- Củ mài: Còn gọi là hoài sơn hay sơn dược, vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tì bổ phế, cố thận ích tinh. Sách Bản thảo chính cho rằng hoài sơn có khả năng kiện tì bổ hư, ích tinh, làm vững thận, trị được các chứng hư tổn. Các thầy thuốc khuyên nên ăn hoài sơn càng nhiều, càng lâu thì càng tốt.
Các thực phẩm khác giúp bổ thận sinh tinh gồm: hạt dẻ, ngân nhĩ, tổ yến, sữa ong chúa, cao da lừa, tinh hoàn - dương vật chó, đông trùng hạ thảo, tắc kè, nhung hươu...
Theo BS HOÀNG KHÁNH TOÀN (Người lao động)
Những "thần dược phòng the" kỳ lạ nhất Tạp chí Cosmopolitan đã liệt kê 8 loại thần dược phòng the được lưu truyền trong dân gian ở nhiều nước trên thế giới. 1. "Của quý" của hổ Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, "cậu nhỏ" của chúa sơn lâm có thể giúp phái mạnh sung mãn hơn. Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, "cậu nhỏ" của chúa...