Món ăn Phố Hội nhất định bạn phải thử
Món ăn Phố Hội nhất định bạn phải thử như: Cơm gà bà Buội, cao lầu, hoành thánh, thịt xiên nướng… là những món ăn lâu nay đã làm mưa làm gió ở phố Hội (Quảng Nam).
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món ăn Phố Hội này qua bài viết sau nhé!
Món ăn Phố Hội nhất định bạn phải thử
Cơm gà Bà Buội:
Cơm gà Bà Buội là cái tên có mặt ở Hội An từ những năm 50 của thế kỷ 20.
Trước đây, món cơm này được bà Buội, chủ quán bán rong trong chợ. Để thuận tiện hơn, cả gia đình đã chuyển tới số 22, Phan Chu Trinh.
Hiện nay, tiệm cơm do hai người con quản lý. Nhờ bí quyết gia truyền mà quán vẫn đông khách tìm đến mỗi ngày.
Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai.
Thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm, bày cơm ra đĩa, ăn với hành tây, rau thơm Trà Quế và nước tương.
Bánh đập hến xào là sự kết hợp lạ miệng của bánh ướt mềm mịn, độ giòn tan của bánh tráng nướng quyện trong mùi thơm hấp dẫn của hến xào đậm đà, thêm chút cay cay của ớt, ăn rất thú vị, đốn tim nhiều thực khách khi đến Hội An.
Video đang HOT
Đây không phải là món ăn sơn hào hải vị nhưng bánh đập hến xào vẫn đủ sức quyến rũ bất cứ ai khi du lịch đến Huế, Đà Nẵng, Hội An.
Du khách đến đây có thể dễ dàng tìm cho mình quán ăn ngay ở lề đường, trong gánh hàng rong và thưởng thức món ăn như một thức quà lạ miệng.
Miếng bánh đập ròn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn mà bạn nên thử.
Món bánh đập hến xào quen mà lạ ở Hội An
Bánh bao, bánh vạc Hoa Hồng Trắng:
Bánh bao, bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa.
Đến Hội An, muốn dùng thử món đặc sản này, bạn đừng quên ghé vào nhà hàng Hoa Hồng Trắng trên đường Hai Bà Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao, bánh vạc ngon mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ.
Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch.
Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền.
Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó.
Bánh mì Madame Khánh:
Bánh mì Hội An cũng là một thứ đặc sản mà ai từng đặt chân đến vùng đất này đều đem lòng thương nhớ.
Quán nằm trên đường Trần Cao Vân ở đô thị cổ Hội An, tiệm quán bánh mì Madam Khanh của cụ Nguyễn Thị Lộc khá nhỏ và cổ kính trên con đường rợp bóng cây.
Không phải ngẫu nhiên mà tiệm bánh mì của cụ Lộc được trang website du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor gọi với cái tên “The Banh my Queen” (Nữ hoàng bánh mì) và được khách Tây hết lời ca ngợi trên các website du lịch nổi tiếng thế giới.
Các loại nhân của bánh mì đều do chủ quán tự sáng chế, mang mùi vị đặc trưng riêng của mình.
Bên cạnh đó, chủ quán cũng rất nhiệt tình, vui vẻ, “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” nên nhiều du khách trước khi rời Hội An vẫn thường ghé đến đây vài lần để lưu giữ mãi hương vị của đất và người phố Hội.
Cao lầu:
Một món ăn không thể không nhắc tới khi đến phố Hội đó là cao lầu. Món ăn này có ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa.
Cao lầu ở đây không có gì khác nhiều so với những nơi khác, nhưng hương vị lại đặc biệt hơn hẳn. Bát cao lầu đầy đặn, sợi cao lầu vàng nhạt, to bản, ăn vào thấy dai dai, mềm mềm, những miếng thịt lại được thái bản to, dày mình, được làm cẩn thận, đậm đà, ăn rất đã miệng. Và cả lớp rau tươi thơm ngào ngạt nữa.
Chúng quyện vào nhau và tạo nên một tổng thể hương vị giản dị nhưng hoà hợp, khiến bạn cứ thòm thèm mãi ngay cả khi vừa ăn xong một tô.
Bánh mì Phượng (đường Phan Châu Trinh) cũng không còn xa lạ với bất kỳ một tín đồ ẩm thực nào, kể cả những người chưa bao giờ thưởng thức bởi độ nổi tiếng của nó đã lan rộng cả trong và ngoài nước.
Đầu bếp người Canada Cameron Stauch – người từng có thời gian nấu ăn cho tổng thống Canada cũng đã phải dành cho bánh mì Phượng lời khen tặng. Như vậy cũng đủ lý giải vì sao bánh mì Phượng, một tiệm bánh mì nhỏ ở Hội An lại thường diễn ra cảnh khách đứng đợi xếp hàng dài.
Thực đơn của tiệm bánh mì ngon nổi tiếng này rất phong phú với hàng chục loại nhân từ chả, lạp xưởng cho đến pate, xúc xích, phô mai, thịt xông khói… và đặc trưng là nước sốt của quán. Có lẽ, chính sự tổng hòa và đa dạng các loại nhân ở đây đã tạo nên cái hương vị nổi tiếng, đậm đà khó quên của bánh mì Phượng.
Bản đồ ẩm thực: Bánh đập nét mộc mạc giữa lòng xứ Quảng
Trong văn hóa ẩm thực xứ Quảng, bên cạnh các món ăn cầu kỳ, tinh tế như mì quảng, cao lầu, cơm gà... thì bánh đập lại là món ăn đại diện cho nét dân dã, bình dị.
Dù rằng bánh đập là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Trung, thế nhưng, khi nhắc đến món bánh này thì nhiều người liền nghĩ đến Quảng Ngãi. Điều này cũng tương tự như khi ghé thăm miền Tây, du khách sẽ thấy nhiều nơi bán bún nước lèo, nhưng tròn vị nhất thì có lẽ là bún nước lèo Trà Vinh.
Qua tìm hiểu, người viết mới tường tận về cái tên ngộ nghĩnh của món ăn. Đó là trong công đoạn chế biến, khi người thợ trải bánh ướt lên bánh tráng nướng thì phải đập đập vài cái để chúng kết dính nhau bởi bề mặt bánh tráng nướng thường không bằng phẳng.
Ngoài phần bánh tráng được nướng sẵn, bánh ướt luôn được làm tại hàng ăn vì chỉ khi thưởng thức nóng thực khách mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon. Còn bột để làm bánh ướt là bột gạo (pha với nước theo tỷ lệ nhất định), đem ngâm rồi xay nhuyễn sao cho bột không quá loãng hay quá đặc. Có thể nói bột gạo là linh hồn của bánh đập, thế nên, quán nào đông khách thì nghiễm nhiên rằng họ chọn được loại gạo ngon, tỷ lệ pha chế chuẩn vị.
Khi có thực khách gọi món, người bán mới chế biến bánh ướt, sau đó, trải bánh ướt lên bánh tráng. Tiếp tục áo thêm một lớp mỏng mỡ hành, hành phi, lá hẹ để tạo độ kết dính, dậy mùi hơn cho món ăn. Về phần nước chấm, nhất định phải là mắm nêm được làm từ cá cơm nguyên chất, trộn cùng ít gia vị riêng biệt để tạo nên độ đậm đà cho món ăn.
Nếu so sánh với bánh ướt lòng gà nổi tiếng của phố núi Đà Lạt (đã thưởng thức cả hai) thì có vẻ hơi khiên cưỡng bởi nguyên liệu khác nhau nhưng về độ ngon thì bên tám lạng, người nửa cân chứ không vừa dù rằng nguyên liệu của bánh đập đơn giản hơn.
Ngày nay, theo dòng chảy giao thoa ẩm thực vùng miền, một số nơi bán bánh đập còn cho thêm một số nguyên liệu ăn kèm như thịt heo luộc, nướng hay lòng heo. Thế nên bạn yêu thích vị truyền thống hay thích sự phá cách thì cũng tùy vào "gu" ẩm thực của mình mà chọn để thưởng thức.
Nhờ chiêu ướp gia vị này, món thịt xiên nướng trở nên thơm nức Thịt nướng kiểu này vừa mềm ngon, không khô dai, vị vừa phải, lại thơm nức, màu đẹp, chỉ nhìn thôi đã thèm chảy nước miếng. Là một bà mẹ đảm đang, yêu bếp núc nên dù bận công việc nhưng chị Phương Liên (Krakow - Ba Lan) vẫn rất chăm chỉ vào bếp nấu ăn cho gia đình. Dù sinh sống ở...