Món ăn ngày Tết cổ truyền 3 miền Bắc Trung Nam và ý nghĩa ít ai biết
Tết cổ truyền Việt Nam là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên thông qua mâm cỗ đầy. Những món ăn ngày tết luôn đa dạng, phong phú, đầy đủ tượng trưng cho những mong muốn năm mới sum vầy, no đủ.
1. Tết cổ truyền miền Bắc
Thịt đông: T rong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp
Thịt đông ăn riêng biệt chỉ có vùng Bắc bộ mới có. Trong cái lành lạnh, miếng thịt đông nhừ tươm cùng miếng dưa hành là không thể thiếu trong các bữa cỗ. Món thịt đông thường bao gồm thịt lợn, bì, chân giò hoặc có thể là thịt gà. Sau khi nấu xong, muốn nồi thịt đông ngon đúng kiểu phải đậy kín vung, đem phơi sương, cho nồi thịt hấp thụ tinh hoa đất trời, như thế mới làm nên hương vị đặc biệt của nồi thịt đông.
Bánh chưng: Biết ơn cha ông và đất trời xứ sở
Bánh chưng là món ăn ngày tết không thể thiếu trong dịp xuân về ở Bắc Bộ. Bánh chưng thể hiện tinh hoa của trời đất, lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Vị dẻo của gạo nếp, vị thơm lừng của đậu cùng vị béo của thị lơn điểm xuyết vị cay của tiêu hạt làm nên miếng bánh chưng ngon độc đáo.
Giò chả: Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà
Là món ăn dịp tết không thể thiếu trong mâm cỗ. Miếng giò tượng trưng cho sự phú quý, sang trong. Thông thường những món giò như giò lụa, giò xào, giò bò được sử dụng trong dịp tết. Mỗi loại đều có 1 hương vị đặc trưng riêng. Một miếng giò hòa quyện cùng nước mắm nhĩ điểm thêm miếng dưa hành thì sẽ là một thưởng thức tuyệt vời trong dịp tết.
Thịt gà luộc: Cầu gì được nấy, phúc đức đủ đầy
Thịt gà luộc là món ăn ngày tết không thể thiếu của người miền Bắc. Người bắc có tục lệ gà luộc nguyên con, để cúng tổ tiên, đoán vận mệnh qua chân gà luộc. Miếng thịt gà sau khi cúng xong ăn cùng lá chanh, muối tiêu là một món đặc sản mùi vị riêng biệt không lẫn vào đâu được.
2. Tết cổ truyền miền Trung
Video đang HOT
Măng khô kho: Vạn sự tốt lành, No đủ cả năm
Măng khô ngâm nước cho mềm, xé nhỏ, thịt heo phải lựa thịt mông loại ngon, hoặc chân giò, xào săn lại xong cho vào xong, đun nhỏ lửa. Miếng măng khô kho thịt là món ăn đặc trưng ngày tết của người miền Trung, vị măng quyện cùng vị béo của thịt tạo nên món ăn đặc sắc của vùng đất khô cằn này. Ngoài ra món măng kho thịt còn được ăn với bánh tráng. Loại bánh trang phơi sương mềm, dẻo, cuộn cùng măng, rau sống chấm với nước măng kho. Đây là món ăn cổ truyền ngày tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Trung.
Tré: Tình cảm khăng khí, gia đình hòa thuận
Tré là món ăn xuất phát từ cung đình, là món ăn dành cho bậc vua chúa vương giả. Thịt đầu heo luộc xong để ráo nước, thịt ba chỉ được ram vàng, cuộn với lá xong để lên men. Vị ngậy của ba chỉ cùng sụn sần sật của thịt đầu heo tạo nên cảm giác thích thú.
3.Tết cổ truyền miền Nam
Thịt kho trứng: Vạn sự vuông tròn, hạnh phúc ngọt ngào
Nhắc đến món ăn ngày tết cổ truyền miền Nam không thể thiếu món thịt kho trứng hay thịt kho nước dừa. Thịt ba chỉ thái vuông, đem tẩm ướp rồi dúng nước dừa kho dừ với trứng. Miếng thịt thái vuông tượng trưng cho đất, trứng tròn tượng trưng cho trời. Món thịt kho trứng tượng trưng cho vạn sự vuông tròn hài hòa.
Khổ qua nhồi thịt: Muộn phiền tiêu tan, mọi sự như ý
Ngoài món thịt kho trứng thì canh khổ qua cũng là một món ăn dịp tết cổ truyền đặc trưng của người miền Nam. Vị ngọt đậm đà của thịt hầm cùng nước súp điểm xuyết qua vị đắng đặc trưng của khổ qua. Ăn khổ qua mọi điều gian khổ sẽ tiêu tan, đón chào năm mới hạnh phúc ngọt ngào.
Củ kiệu ngâm: Tiền bạc đầy nhà, thăng quan tiến chức
Kiệu phải được ngâm nước tro khoảng 1 đêm, sau đó làm sạch, phơi khô khoảng 4 giờ rồi ướp đường, cho vào lọ thủy tinh. Sau đó để giúp lên men, cho nước giấm nấu đường để nguội vào. Củ kiệu ngâm là món ăn tết cổ truyền miền Nam đặc trưng riêng, không đâu có. Củ kiệu ngâm tượng trưng cho tiền bạc, sự vinh hoa phú quý trong năm mới.
Ý nghĩa mâm cỗ Tết truyền thống của người Việt Nam
Tết là phải có mâm cỗ, trước cung gia tiên, sau thiết đãi gia đình, bạn bè. Mâm cỗ ngày tết tượng trưng cho thành quả làm ăn cả năm và là mong ước trong năm mới. Ngoài ra ý nghĩa tâm linh còn là lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Mâm cỗ thường gồm những món ăn ngày tết đặc trưng được sắp xếp, bày biện công phu.
Tất cả những món ăn này được thiết kế hài hòa, trình bày đẹp mắt tựa tấm lòng thành kính của con cháu mong ông bà phù hộ sang năm hạnh phúc, no đủ.
Ngày nay do cuộc sống bận rộn, không khí tết gần như không còn như xưa, đi kèm theo đó nhiều gia đình cũng giản dị trong mâm cúng. Tuy nhiên những món ăn đặc trưng như bánh chưng, giò, gà luộc của người Bắc hay thịt kho trứng, canh khổ qua ở Miền Nam vẫn là không thể thiếu. Mỗi món ăn đều có một ý nghĩa riêng, một hương vị đặc trưng. Nhưng tất cả đều là mong ước sang năm vui vẻ hạnh phúc, cuộc sống ấm no, đầy đủ.
Những món ăn mang lại may mắn trong ngày Tết của người Việt
Các món ăn ngày Tết không chỉ để cúng tổ tiên, ông bà, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu có 1 năm mới an lành, hạnh phúc và ấm no, bên cạnh đó còn để cả gia đình vui vẻ, sum họp bên bữa cơm đoàn tụ.
Mỗi món ăn ngày Tết dù là miền Bắc hay miền Nam có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
1. Bánh chưng
Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng xuất hiện từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Theo sự tích truyền lại, nhân dịp đầu xuân năm mới, vua Hùng muốn truyền lại ngôi vị, nhưng chưa biết phải chọn ai trong các vị hoàng tử tài hoa. Chính vì thế, vua Hùng truyền chỉ, nếu ai dâng lên món quà vừa ý thì sẽ truyền lại ngôi vua.
Đến ngày dâng lễ, các hoàng tử đều dâng đủ các thứ sơn hào hải vị quý hiếm trên đời, duy chỉ có vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu dâng lên vua cha bánh chưng - bánh dầy tượng trưng cho đất trời và công ơn sinh thành của cha mẹ.
Kể từ ý nghĩa này, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết của người Việt.
Bánh chưng vuông tượng trưng cho trời đất, và công ơn sinh thành của cha mẹ
3. Xôi gấc
Xôi gấc vừa là món ăn để thờ cúng gia tiên, vừa là món ăn của ngày đầu năm trong nhiều gia đình Việt. Theo quan niệm nhân gian: màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Hơn nữa, màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Một số người quan niệm rằng rằng, màu đỏ của xôi gấc đó như biểu thị tình cảm gia đình.
Màu đỏ của xôi gấc là biểu tượng của sự may mắn, tốt lành
Không chỉ là một biểu tượng cho sự may mắn, gấc còn được coi là một bài thuốc quý, có công dụng rất tốt cho sức khoẻ giúp phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể, khô mắt, quáng gà,... Ngoài ra, gấc còn có khả năng hỗ trợ cho da của bạn trở nên mịn màng, tươi tắn hơn.
3. Gà luộc
Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Không những vậy, theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới thuộc về một con giống. Gà thuộc ngày mồng 1 Tết, vậy nên cỗ cúng không thể thiếu món gà luộc được. Người ta coi đêm giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm nhất vì Mặt trời ẩn mình rất sâu. Bởi vậy, nhà nhà bảo nhau cúng một con gà trống với hi vọng gà sẽ đánh thức Mặt trời cho đủ đầy ánh nắng cả năm.
Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ
Đó chính là cách thể hiện ước mong "mưa thuận gió hoà" của cư dân nông nghiệp. Cứ như vậy, gà trở thành một nét văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng Mặt trời của nghề trồng lúa nước. Bên cạnh đó, người ta tin rằng món gà luộc vàng mềm óng ả sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy.
5. Khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua là món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam, mang ý nghĩa lạc quan "cái khổ sẽ qua" để đón chào một năm mới với những niềm vui và may mắn. Đây là món ăn thanh mát và bổ dưỡng, giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày Tết.
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Nam
5. Thịt kho trứng
Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho trứng . Đó là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy - dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công. Trứng vịt trong món ăn này không xắt ra mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến ngất ngây ngày Tết.
Nồi thịt kho hột vịt của người miền Nam với màu nước kho vàng sóng sánh thể hiện sự đoàn viên, sung túc và "màu mỡ" trong năm mới
6. Dưa hấu
Trong phong tục và quan niệm của người Việt Nam , ngày tết thường chưng dưa hấu trên bàn thờ không chỉ là trang trí tết cho đẹp mà còn có ý nghĩa về cầu tài lộc và sự may mắn thịnh vượng cho gia đình. Màu đỏ của ruột dưa hấu tượng trưng cho tài lộc, may mắn, còn vỏ màu xanh là sự hi vọng ẩn chứa niềm vui từ bên trong.
Tất tần tật các mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết Ngày Tết gia đình nào cũng trữ nhiều thức ăn trong nhà, để tránh không bị hỏng hãy tham khảo các mẹo bảo quản thực phẩm dưới đây nhé. Bánh chưng, bánh tét Bánh chưng sau khi nấu chín, đem rửa bằng nước sạch rồi để ráo, xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để bánh ra hết nước, chắc...